Xác ướp người phụ nữ 2.000 năm tóc vẫn xanh, máu vẫn chảy và bí ẩn không lời giải đáp
Không ai có thể tin rằng thi thể một người phụ nữ 2.000 năm tuổi nhưng vẫn vẹn nguyên như vừa mới qua đời được vài ngày.
Giờ đây đã hơn 2.000 năm tuổi, xác ướp của bà Xin Zhui, hay còn gọi là Phu nhân Đại, là một phụ nữ được ướp xác của triều Hán, Trung Quốc (206 trước CN-220 sau CN) vẫn có mái tóc nguyên vẹn, làn da mềm mại và dây chằng vẫn có độ uốn cong như người còn sống. Bà được công nhận là xác ướp được bảo tồn tốt nhất trong lịch sử loài người.
Xác ướp 2.000 năm tuổi của bà Xin Zhui.
Xác ướp bà Xin Zhui được phát hiện vào năm 1971, khi các công nhân đào bới gần nơi trú ẩn không kích ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Quá trình đào này khiến họ vấp phải ngôi mộ khổng lồ của bà. Hầm mộ giống như cái phễu chứa hơn 1.000 cổ vật quý giá như đồ trang điểm, đồ dùng cá nhân, hàng trăm mảnh sơn mài và 162 hình chạm khắc bằng gỗ tượng trưng cho những người hầu của bà. Thậm chí, một bữa ăn còn được bày ra để bà Xin Zhui thưởng thức ở thế giới bên kia.
Nhưng trong khi cấu trúc hầm mộ phức tạp rất ấn tượng, duy trì sự toàn vẹn sau gần 2.000 năm kể từ khi được xây dựng, tình trạng xác ướp của bà Xin Zhui mới là điều khiến các nhà nghiên cứu thực sự kinh ngạc. Lúc được khai quật, bà có làn da như của người sống, vẫn mềm mại, có độ ẩm và độ đàn hồi. Lông và tóc của bà vẫn còn nguyên vẹn, kể cả tóc trên đầu lẫn lông trong lỗ mũi, lông mày, lông mi. Các nhà khoa học đã khám nghiệm tử thi và phát hiện ra xác ướp 2.000 năm tuổi này giống như thi thể một người vừa mới qua đời.
Tình trạng xác ướp gần như còn nguyên vẹn sau 2.000 năm.
Tuy nhiên, xác chết được bảo quản của bà Xin Zhui ngay lập tức bị tổn thương khi tiếp xúc với oxy trong không khí. Do đó, những hình ảnh của bà Xin Zhui mà chúng ta thấy ngày nay không phải là những khám phá ban đầu. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra tất cả các cơ quan nội tạng của bà đều còn nguyên vẹn, tĩnh mạch vẫn chứa nhóm máu A. Những tĩnh mạch này cũng có các cục máu đông, tiết lộ nguyên nhân tử vong chính thức của bà là đau tim. Một loạt các bệnh khác cũng được tìm thấy trên khắp cơ thể bà Xin Zhui, bao gồm sỏi mật, cholesterol cao, huyết áp cao và bệnh gan.
Khi kiểm tra Phu nhân Đại, các nhà nghiên cứu bệnh học thậm chí còn tìm thấy 138 hạt dưa chưa tiêu trong dạ dày và ruột của bà. Những hạt như vậy thường mất một giờ để tiêu hóa, cho nên họ tin rằng đây chính là bữa ăn cuối cùng của bà trước khi cơn đau tim khiến bà tử vong.
Chân dung mô phỏng bà Xin Zhui khi còn sống.
Vậy làm thế nào mà xác ướp này được bảo quản tốt như vậy? Các nhà nghiên cứu tin rằng ngôi mộ kín gió và công phu mà phu nhân Đại được chôn cất chính là nguyên nhân. Nằm dưới lòng đất ở độ sâu 12 m, bà Xin Zhui được đặt trong chiếc quan tài nhỏ nhất trong 4 lớp quan tài, chiếc nhỏ nằm trong chiếc lớn (hãy tưởng tượng nó giống như búp bê Matryoshka của Nga). Bà được bọc trong 2 lớp vải lụa và thi thể được tìm thấy trong 21 gallon “chất lỏng không xác định”. Qua xét nghiệm, người ta biết chất lỏng này có tính axit nhẹ và chứa dấu vết của magie.
Một lớp đất dày giống như bột nhão lót dưới sàn. Toàn bộ mọi thứ được đóng gói bằng than hút ẩm, bịt kín bằng đất sét khiến oxy và vi khuẩn không thể xâm nhập vào căn buồng vĩnh cửu của bà. Đỉnh mộ sau đó được niêm phong bằng đất xét dày 1 m, ngăn không cho nước xâm nhập vào cấu trúc.
Bản vẽ phác họa nơi chôn cất bà Xin Zhui.
Trong khi chúng ta biết tất cả những gì liên quan đến cái chết và việc chôn chất bà Xin Zhui, các nhà nghiên cứu lại biết rất ít về cuộc sống của bà ấy. Chỉ có một số thông tin cơ bản rằng Phu nhân Đại là vợ một quan chức cấp cao người Hán. Bà qua đời ở độ tuổi 50 do ăn uống quá độ. Chứng ngừng tim khiến bà tử vong được cho là do béo phì, thiếu tập luyện và chế độ ăn thừa mứa.
Hiện nay, xác ướp 2.000 năm tuổi của bà Xin Zhui đang được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Hồ Nam và vẫn là ứng viên chính cho nghiên cứu bảo quản xác chết. Những bí ẩn về sự nguyên vẹn của xác ướp này đến nay vẫn chưa có lời giải đáp chính xác nhất.
Bí ẩn ngàn năm trong những Kim Tự tháp cổ đại
Theo những tài liệu ghi lại, người Ai Cập cổ đại có niềm tin mãnh liệt vào sự hồi sinh, bất tử. Họ chuẩn bị rất chu đáo cho cái chết trong tương lai bằng cách coi trọng xây dựng lăng mộ, vì 'nhà ở là nơi tạm nghỉ, mộ táng mới chính là vĩnh cửu'. Các kim tự tháp chính là mộ táng của các Pharaoh - hoàng đế cổ đại.
Đại kim tự tháp Giza.
Kim tự tháp khổng lồ với những viên đá bất thường
Đến nay, người ta tìm ra 138 kim tự tháp ở Ai Cập. Tất cả đều được xây ở tả ngạn sông Nile, dòng sông dài nhất thế giới với hơn 6 nghìn km. Quần thể kim tự tháp Giza ở cao nguyên Giza là nơi chứa hàng ngàn công trình khảo cổ học hiếm có của loài người. Nơi đó có ba kim tự tháp vĩ đại là Khafre, Menkaure và Đại kim tự tháp Giza (hay kim tự tháp Khufu). Không những thế, Đại Nhân Sư (đôi khi gọi là Nhân Sư) - bức tượng nguyên khối lớn nhất và lâu đời nhất thế giới - cũng nằm ở đây.
Các nhà khoa học Ai Cập tin rằng ba kim tự tháp lớn nhất được xây dựng vào triều đại thứ tư, còn các kim tự tháp khác được xây dựng vào triều đại thứ năm. Mặc dù các kim tự tháp của triều đại thứ tư nhìn có vẻ lâu đời hơn, nhưng chúng vượt trội hơn nhiều so với các kim tự tháp khác về quy mô và chất lượng xây dựng, gần như khác biệt hoàn toàn.
Các kim tự tháp của Triều đại thứ năm chứa đầy những lời ca ngợi các Pharaoh. Tuy nhiên, trong ba kim tự tháp của Triều đại thứ tư, không có chữ viết trên bia đá hay vết khắc dấu nào được tìm thấy, và cũng chưa từng phát hiện xác ướp nào. Triều đại Pharaoh Khufu trị vì 23 năm, các nhà khoa học Ai Cập khẳng định rằng Kim tự tháp Khufu đã được xây dựng trong vòng 20 năm. Kim tự tháp có tổng cộng gần 2,6 triệu mét khối với tổng trọng lượng 6,5 triệu tấn.
Trải qua gần 4000 năm, Kim Tự tháp Ai Cập cổ đại vẫn là bí ẩn thách thức nhân loại
Giả sử dự án mất 20 năm để hoàn tất, họ cần làm việc cả 360 ngày trong năm và làm đủ 8 giờ mỗi ngày. Việc xây dựng kim tự tháp cũng cần tới 1,9 tấn đá mỗi phút. Điều này không bao gồm thời gian dành cho thiết kế và lập kế hoạch. Điều gây ngạc nhiên hơn nữa cho các nhà nghiên cứu là dù công trình đồ sộ như vậy, những viên đá dùng để xây dựng Kim tự tháp không hề sử dụng bất kỳ loại xi măng nào.
Chúng hoàn toàn được đặt khớp vào nhau, hơn nữa những hòn đá có kích thước lớn nhỏ đều có kết cấu hình dạng không tuân theo một quy tắc. Vạch ghép giữa 2 khối đá khít không quá 5 mm, độ chênh lệch giữa các góc chỉ dao động trong vòng 8-15 cm. Điều này sẽ đảm bảo rằng toàn bộ cấu trúc khi liên kết sẽ không có điểm yếu. Ví dụ như khi người hiện đại sử dụng tường gạch, hai lớp gạch liền kề thường sẽ có kẽ hở.
Điều này đã trở thành một điểm yếu. Chỉ có cấu trúc đá không đều như của Kim tự tháp mới có thể đảm bảo rằng không có liên kết yếu. Ngày nay, những viên đá này vẫn được gắn chặt với nhau, và thậm chí một lưỡi kiếm mỏng cũng không thể chèn vào giữa chúng được. So sánh với một số ngôi đền khác, hai bên bức tường đá của kim tự tháp mỗi bên đều dùng các loại đá không theo quy tắc. Tuy nhiên, hình dạng và kích thước của các viên đá ở hai bên đều cân đối nhau, cho thấy việc xây dựng hai bức tường đã được thiết kế rất cẩn thận.
Mối liên hệ bí ẩn giữa Kim tự tháp, xác ướp và chòm sao
Orion Pharaon - nhà vua của Ai Cập cổ đại có vị trí cao quý bậc nhất. Họ được cho là những người do thần linh lựa chọn, làm trung gian kết nối con người với thế giới trên cao. Bởi vì quan điểm này mà người dân Ai Cập xa xưa có quan niệm giữ gìn sự uy nghiêm của nhà vua ngay cả sau khi ông qua đời. Các kim tự tháp được cho là lăng mộ của những vị Pharaoh.
Ở đó có chứa xác ướp của Pharaoh và những vật dụng được cho là cần thiết bao gồm vàng bạc thức ăn, đồ nội thất, thậm chí cả những người thân, quan chức và linh mục theo hầu. Có thể nói, kim tự tháp là nơi các Pharaon tiếp tục cuộc sống sau cái chết. Ngày nay, để tạo điều kiện cho du khách, đèn điện được lắp đặt bên trong Kim tự tháp.
Nhưng sau khi Kim tự tháp được xây dựng, làm thế nào để có ánh sáng mà vận chuyển các xác ướp Pharaoh thì đến nay vẫn là bí ẩn chưa có lời giải. Không có dấu hiệu nào của tro khói bên trong kim tự tháp, điều này cho thấy rằng những thợ thi công lúc ấy không hề sử dụng đuốc chiếu sáng.
Sách "Lịch sử văn minh thế giới" cho hay, người ta phát hiện thêm những điều kỳ lạ khác của kim tự tháp, khi đem những đồng tiền hoen rỉ vào bên trong. Sau hơn một tháng, những đồng tiền đó lại sáng loáng trở lại. Họ cũng đem một cốc sữa tươi bỏ vào kim tự tháp, sau một tháng vẫn không thay đổi màu sắc, mùi vị. Hoa quả tươi đem vào đó để nửa tháng vẫn còn tươi, không hề bị mất nước hay khô héo.
Ngoài ra kim tự tháp Ai Cập còn có mối liên hệ đặc biệt với chòm sao Orion. Cụ thể, vào tháng 11 năm 1983, Powell đang làm việc trong một dự án xây dựng ở Riyadh, Arab Saudi. Vào cuối tuần, gia đình anh và hai gia đình khác đã đến cắm trại ở cồn cát của vùng ngoại ô. Mùa này, khí hậu địa phương trong lành, tránh xa ánh đèn của thành phố, sau màn đêm, những ngôi sao hiện lên rõ ràng. Đồng hành với Powell, Peel cũng là một người bạn đam mê thiên văn học.
Kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực hàng hải đã giúp anh phát triển các kỹ năng của mình trong việc sử dụng và nhìn nhận được phương hướng bản đồ của các vì sao. Khi giới thiệu cho Powell thấy vị trí hướng đi của sao Sirius, anh vô tình đề cập rằng vành đai của chòm sao Orion không phải là một đường thẳng mà là một khúc cua nhẹ.
Câu nói này khiến Powell vô cùng kinh ngạc. Sau khi trở về nhà, anh quan sát tổng thể đối chiếu lại bản vẽ kim tự tháp với chòm sao Orion. Mức độ uốn cong giống hệt với ba ngôi sao trên vành đai cũng có hai màu sáng và một màu tối. Tuy nhiên, góc độ của vành đai và góc độ của kim tự tháp vẫn không đúng. Nguyên ban đầu trục quay của trái đất có một chu kỳ vòng quay chậm, chu kỳ này cứ sau 26.000 năm là lặp lại.
Vì hiện tượng này, khi bạn quan sát bầu trời đầy sao trên Trái đất, bạn sẽ cảm thấy vị trí của chòm sao đang dần thay đổi. Powell tìm thấy trên phần mềm máy tính những biến hóa lịch sử của các chòm sao. Cho đến khi ông đảo ngược thời gian thành 10.450 trước công nguyên, góc của ba ngôi sao cuối cùng trùng khớp với các góc của kim tự tháp. Ông cũng nhận thấy rằng trong thời đại này, khi chòm sao Sirius ở vị trí cao nhất, thì đoạn phía nam của kim tự tháp Khufu hướng chỉ thẳng vào sao Sirius.
Hiện nay, Quần thể kim tự tháp Giza là những tuyệt tác xây dựng và kỹ thuật mà người xưa để lại. Qua hàng ngàn năm, dù ít nhiều bị thời gian bào mòn nhưng các công trình kiến trúc khổng lồ này vẫn hiên ngang đứng vững và chưa bao giờ ngừng khiến sử gia, giới khảo cổ học và công chúng trên toàn thế giới ngạc nhiên.
Đưa xác ướp 3.000 năm tuổi của công chúa Ai Cập ra khỏi quan tài, phát hiện bức chân dung bí ẩn cùng hàng loạt câu hỏi chưa có lời giải đáp Dù được phát hiện từ hơn 1 thế kỷ trước nhưng mới đây xác ướp của công chúa Ai Cập mới lần đầu được đưa ra khỏi quan tài. Nhóm nhà khoa học người Scotland (Vương quốc Anh) đã phát hiện ra hình vẽ chân dung một phụ nữ ở mặt trong và dưới của chiếc quan tài chứa xác ướp 3.000 năm...