Xác ướp hoàng gia 2200 tuổi chịu chơi, nghiện ngập và yêu xăm trổ
Mặc dù nguyên nhân cái chết của xác ướp vẫn chưa có kết quả nhưng mọi sự chú ý đều đổ dồn về… những hình xăm.
Năm 1949, viện bảo tàng nổi tiếng thế giới Hermitage tại St.Petersburg (Nga) chào đón 2 xác ướp 2.200 năm tuổi.
Thi hài 2 người bị vùi trong một lớp băng trên núi Altai cho đến khi được các nhà khảo cổ học của Liên Xô (cũ) khai quật lên.
Một trong 2 xác ướp được trưng bày tại bảo tàng.
Được biết, xác ướp này có thể là một cặp vợ chồng hoàng tộc quyền quý thuộc dòng người Capcasia của nền văn hóa Pazyryk.
Không phải là những xác ướp lâu đời nhất thế giới, nhưng hai xác ướp này lại sở hữu tấm khăn liệm có niên đại cổ nhất từ trước đến nay – từ thế kỷ thứ 5 TCN.
Tuy nhiên, xác nhà khảo cổ chưa muốn tìm ra nguyên nhân gây ra cái chết của 2 nhân vật này bởi nếu tìm hiểu rất có thể thi hài của 2 xác ướp sẽ bị hỏng.
Các nhà khảo cổ đã đưa 2 xác ướp đi chụp X-quang để giải mã những bí ẩn xoay quanh chúng.
Mục đích của nghiên cứu là để tìm ra nguyên nhân gây ra cái chết, xây dựng lại ngoại hình khi còn sống, và tìm hiểu sâu hơn về kỹ thuật ướp xác.
Qua ảnh chụp cắt lớp, các chuyên gia phát hiện ra rằng cặp đôi cổ đại này là tín đồ của xăm trổ. Trên vai của người đàn ông có hình một loài thú săn mồi – có thể là hổ – và một con ngựa.
Hình ảnh xăm trổ của xác ướp “ chịu chơi”:
Trên cánh tay phải là một loài thú săn mồi có sọc ở đuôi cùng một số loài chim. Cuối cùng là dưới đầu gối xăm một nhóm thú có móng guốc.
Còn người phụ nữ, cô không xăm trên vai, nhưng cánh tay thì… kín mực. Tay trái là một loài chim săn mồi, đang tấn công một con tuần lộc, cùng một con gà trên mu bàn tay. Chưa hết, phần cánh tay còn có 2 con hổ và một con báo tuyết cũng đang săn mồi.
Nhìn chung, 2 xác ướp đều xăm những sinh vật có thực, điều này khá bất thường trong văn hóa Pazyryk – chủ yếu xăm sinh vật thần thoại lên người.
Ngoài ra, có vẻ khi còn sống 2 xác ướp rất thích hút cỏ, vì có dấu vết cho thấy cần sa được hun đốt trong mộ như một nghi lễ tiễn đưa 2 người về trời.
Trong nhiều nền văn hóa, việc ướp xác cũng được cho là một dấu hiệu biểu tượng cho quyền lực và địa vị trong xã hội.
Những công đoạn để ướp xác cho một thi hài thường mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc, bởi vậy nên không phải người nào cũng được ướp xác sau khi chết.
Còn về phương thức ướp xác, các chuyên gia cho biết trong sọ của cả 2 có một lỗ khoan với phần xương mũi bị dập. Rất có thể người cổ đại đã làm như vậy để thông ống hút não của người chết.
Quá trình ướp xác diễn ra trong khoảng 80 ngày.
Hai xác ướp đã bị rạch 1 đường rạch ngang xương sườn để loại bỏ nội tạng và tim. Phần ổ bụng được rửa bằng rượu cọ và hương thơm, sau đó nhét vào bụng những loại hương liệu, và cái xác bị móc ruột đó được ngâm trong natron (hỗn hợp tự nhiên nhiều loại muối) thay vì dấm và muối thường.
Quá trình ướp hoàn tất, người ta đem rửa cái xác, lấy vải len mềm quấn lại, bôi nhựa lên rồi cho vào một hòm gỗ mang dạng hình người.
Bật mí nghệ thuật ướp xác của người xưa
Nghệ thuật ướp xác để bảo quản thi hài người chết nguyên vẹn hàng trăm năm được một số nền văn minh cổ xưa thực hiện như Ai Cập và Chinchorro. Mỗi nơi thực hành việc ướp xác theo cách riêng.
Khi nhắc đến nghệ thuật ướp xác, nhiều người nghĩ ngay đến xác ướp của nền văn minh Ai Cập cổ đại. Những xác ướp này được công chúng biết đến nhiều nhất. Xác ướp lâu đời nhất của Ai Cập được tìm thấy có niên đại hơn 5.000 năm tuổi.
Người Ai Cập thời cổ đại thường ướp xác những người thuộc tầng lớp thượng lưu, quý tộc và hoàng gia. Dân thường hiếm khi được ướp xác do chi phí khá tốn kém.
Quy trình ướp xác của người Ai Cập vô cùng cầu kỳ và công phu. Sau khi loại bỏ tủy não và lấy ra toàn bộ gan, ruột, dạ dày, phổi và các cơ quan nội tạng khác, thi hài người chết được rửa sạch và loại bỏ nước bằng việc cho Natron (một loại muối mỏ) vào bên trong.
Sau khoảng 1 tháng, người Ai Cập sẽ cho vỏ cây quế, nhựa thông... đầy khoang bụng của tử thi rồi dùng chỉ khâu lại.
Tiếp đến, người ta sẽ thoa một lớp nhựa cây, dầu sáp lên toàn bộ thi thể trước khi dùng vải lanh quấn cẩn thận nhiều lớp thi hài người quá cố.
Cuối cùng, thợ ướp xác đội tóc giả, mặc quần áo và đeo trang sức cho xác ướp. Sau khoảng 60 - 70 ngày, quy trình ướp xác của người Ai Cập kết thúc.
Khác với người Ai Cập, người Chinchorro thực hiện ướp xác cho mọi nhóm đối tượng trong xã hội, bao gồm cả người dân bình thường. Họ sống rải rác ở các sa mạc ven biển thuộc Chile và Peru từ khoảng năm 7000 trước Công nguyên đến khoảng năm 2000 trước Công nguyên.
Theo các chuyên gia, người Chinchorro thực hành ướp xác vào khoảng năm 5.000 trước Công nguyên. Quy trình ướp xác của họ vô cùng độc đáo.
Sau khi một người qua đời, thợ ướp xác sẽ rạch một đường ở bụng và lấy nội tạng ra. Kế đến, họ nhét đất vào trong bụng rồi khâu lại và rắc bột mangan lên hộp sọ.
Thời tiết khô nóng của sa mạc giúp bảo tồn xác ướp hàng ngàn năm. Nhờ vậy, những xác ướp của người Chinchorro còn mãi với thời gian.
Mời độc giả xem video: Ai Cập mở nắp quan tài chứa xác ướp người phụ nữ còn nguyên vẹn suốt 3000 năm. Nguồn: VTV24.
Tận mục xác ướp hun khói dị hình nhất hành tinh Bộ lạc Dani ở Indonesia nổi tiếng thế giới với tập tục bảo quản thi hài người quá cố vô cùng khác lạ. Những xác ướp hun khói của người Dani không được đặt trong mộ mà thay vào đó để trong nhà tù trưởng. Bộ lạc Dani sống trên cao nguyên Papua thuộc Indonesia có truyền thống ướp xác tổ tiên, bao...