Xác ướp giám mục hé lộ nguồn gốc bệnh lao
Dấu vết trong phổi của một giám mục ở thế kỷ 17 giúp các nhà nghiên cứu phát hiện bệnh lao xuất hiện vào thời Đồ Đá mới.
Xác ướp giám mục Peder Winstrup. Ảnh: Wikipedia.
Khi nhà nhân chủng học Caroline Arcini và đồng nghiệp ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Thụy Điển phát hiện những nốt vôi hóa nhỏ trong lá phổi được bảo quản nguyên vẹn của giám mục Peder Winstrup, họ nghi ngờ đó là dấu vết của một dạng bệnh viêm phổi và bệnh lao xếp đầu tiên trong danh sách suy đoán của họ. Các nhà nghiên cứu quyết định phân tích ADN để xác nhận.
Video đang HOT
Khoảng 1/4 dân số thế giới được cho là từng tiếp xúc với vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis complex gây bệnh lao (TB). Giám mục Winstrup là một trong nhiều người đổ bệnh khi đại dịch lao xuất hiện ở châu Âu sau thời Trung Cổ. Ngày nay, bệnh lao là một trong những căn bệnh phổ biến nhất, chiếm tỷ lệ tử vong cao nhất do nhiễm khuẩn.
Sự phân bố trên toàn cầu của bệnh lao dẫn tới giả định phổ biến cho rằng mầm bệnh này đã tiến hóa từ rất sớm trong lịch sử nhân loại và lan rộng khắp thế giới thông qua những cuộc di cư của con người cách đây hàng chục nghìn năm. Năm 2014, nhóm nghiên cứu ở Đại học Tbingen, Đức và Đại học Arizona, Mỹ, phục dựng 3 hệ gene bệnh lao cổ đại từ Nam Mỹ. Kết quả so sánh với nhiều chủng lao ở người cho thấy bệnh lao xuất hiện trong vòng 6.000 năm qua. Ước tính mới này gây hoài nghi trong cộng đồng nghiên cứu do dựa hoàn toàn vào hệ gene cổ đại không đại diện cho chủng lao gắn liền với con người ngày nay.
“Việc phát hiện nốt vôi hóa ở phổi của giám mục mang đến cho chúng tôi cơ hội để xem xét lại câu hỏi về nguồn gốc của bệnh lao bằng dữ liệu từ châu Âu thời xưa”, chuyên gia Bệnh học Phân tử ở Viện Khoa học Lịch sử Nhân loại Max Planck (MPI-SHH), đồng tác giả nghiên cứu cho biết. “Nếu chúng tôi có thể phục dựng hệ gene bệnh lao từ giám mục Winstrup, đó sẽ là bằng chứng tin cậy cho ước tính về niên đại của bệnh lao”.
Trong nghiên cứu công bố hôm 10/8 trên tạp chí Genome Biology, các nhà khoa học phục dựng hệ gene bệnh lao từ nốt vôi hóa ở xác ướp của giám mục Winstrup. Theo Bos, hệ gene này có chất lượng tốt đến mức vô cùng hiếm gặp ở ADN cổ đại. Cùng với nhiều hệ gene bệnh lao từ các công trình nghiên cứu khác, nhóm của Arcini và Bos tìm hiểu niên đại của vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis complex. Sử dụng nhiều mô hình tính độ tuổi phân tử, họ nhận thấy mọi kết quả đều chỉ ra loại vi khuẩn này có độ tuổi tương đối trẻ. Đây là bằng chứng thuyết phục nhất chứng minh bệnh lao xuất hiện từ thời Đồ Đá mới.
Xác ướp 'công chúa la hét' trong mộ cổ 3.000 năm
Xác ướp của một công chúa Ai Cập cổ đại được bảo quản nguyên vẹn trong tư thế đầu ngửa ra sau, miệng há to như đang thét lên kinh hãi.
Xác ướp của công chúa Ai Cập tử vong do cơn đau tim. Ảnh: Đại học Cairo.
Nhà Ai Cập học Zahi Hawass và giáo sư X-quang học Sahar Saleem tại Đại học Cairo sử dụng phương pháp chụp cắt lớp để xác định một công chúa Ai Cập cổ đại chết do lên cơn đau tim. Tư thế của xác ướp tìm thấy ở Luxor, Ai Cập, cho thấy sau khi chết nhiều giờ người phụ nữ mới được phát hiện. Khoảng thời gian đó đủ lâu để xuất hiện trạng thái co cứng tử thi, khiến những người ướp xác bảo quản nguyên vẹn hài cốt ở tư thế qua đời.
Các nhà nghiên cứu hầm mộ DB320, nơi các quan tư tế ở vương triều thứ 21 và 22 dùng để giấu hài cốt của thành viên hoàng thất. Trước đó, nguyên nhân tử vong và danh tính của xác ướp vẫn là điều bí ẩn. Nghiên cứu của Hawass và Saleem hé lộ chứng xơ vữa động mạch vành nghiêm trọng khiến vị công chúa tử vong đột ngột vì đau tim. Người phụ nữ bị xơ vữa động mạch vành trái và phải, động mạch cổ, động mạch chủ bụng, động mạch chậu gốc và chi dưới. Xơ vữa động mạch là bệnh thoái hóa ảnh hưởng tới thành động mạch, làm hẹp lòng mạch và tắc nghẽn mạch máu.
Nhóm nghiên cứu xác định danh tính của người chết dựa vào dòng chữ viết bằng tiếng Ai Cập cổ đại trên những dải vải lanh quấn quanh xác ướp, có nghĩa "Con gái hoàng thất, chị gái của Meret Amon". Kết quả chụp cắt lớp cũng chỉ ra người phụ nữ chết cách đây 3.000 năm và được ướp xác cẩn thận.
"Chúng tôi nhận định những người ướp xác tiến hành bảo quản xác chết trước khi tử thi phân hủy hoặc giãn ra. Do đó, họ không thể làm người chết khép miệng hoặc nằm thẳng lưng như với các xác ướp khác", Hawass giải thích.
Giật mình những xác ướp nguyên vẹn tìm thấy trong băng tuyết Trong những năm qua, một số xác ướp nguyên vẹn nhất thế giới khi được bảo quản hàng ngàn năm trong băng tuyết. Dù có niên đại hàng ngàn năm tuổi nhưng những xác ướp này trông giống như mới qua đời cách đây vài thập kỷ. Xác ướp người băng Otzi là một trong những xác ướp nguyên vẹn nhất thế giới...