Xác ướp được ghi nhận là nam nhưng hóa ra lại mang thai 7 tháng – Chuyên gia đã nhầm!
Tại sao xác ướp này lại bị nhầm lẫn tai hại vậy?
Ngày 28 tháng 4 năm 2021, một số nhà khảo cổ học của Viện Hàn lâm khoa học Ba Lan đã tiến hành các xét nghiệm, kiểm tra đối với 1 xác ướp Ai Cập đang được bảo quản tại bảo tàng Warsaw (Ba Lan). Kết quả phát hiện rằng xác ướp vốn được biết đến có giới tính nam này hóa ra lại mang giới tính nữ và thậm chí còn mang thai khi còn sống.
Do đã được khai quật từ rất lâu nên mọi thông tin duy nhất về xác ướp này là được khai quật tại một khu lăng mộ hoàng gia tại thành phố Thebes ( Ai Cập).
Cận cảnh xác ướp mang thai 7 tháng. Ảnh: Sohu.
Năm 1826, xác ướp đã được hiến tặng cho Đại học Warsaw (Ba Lan). Đến năm 1917, Đại học Warsaw đã chuyển tặng xác ướp cho Bảo tàng Warsaw. Trên nắp quan tài chứa xác ướp có đề cập thông tin về thân phận của xác ướp bằng một loạt kí tự cổ như sau: Linh mục Hor-Djehuti, sống vào thế kỉ 1 trước Công nguyên đến thế kỉ 1 sau Công nguyên.
Vì những thông tin về xác ướp đã được ghi khá rõ ràng nên những nhà khảo cổ học của Bảo tàng Warsaw chưa từng tiến hành kiểm chứng, kiểm tra xác ướp.
Sau này, nhà Nhân chủng học – Khảo cổ học Marzina Silk mới tiến hành kiểm tra chi tiết xác ướp này. Theo kết quả xét nghiệm, xác ướp có độ tuổi từ 20 đến 30, trước khi qua đời đã mang thai 7 tháng.
Video đang HOT
Hình ảnh những xét nghiệm của các nhà khảo cổ đối với xác ướp. Ảnh: Sohu.
Các nhà khảo cổ cũng cho rằng, xác ướp này có niên đại lâu đời hơn nhiều so với những ghi chép bằng kí tự cổ trên nắp quan tài chứa xác.
Qua quá trình kiểm tra, xét nghiệm tỉ mỉ, cận thận, có thể chắc chắn đây là một xác ướp nữ, chứ không phải là một xác ướp của linh mục Hor-Djehuti như thông tin trên nắp quan tài ghi.
Vậy, tại sao một xác ướp nữ lại xuất hiện trong quan tài vốn là của xác ướp linh mục Hor-Djehuti?
Lý giải điều này, các nhà khảo cổ đã đưa giả thiết: có thể trong quá trình vận chuyển đến Đại học Warsaw, xác ướp nữ này đã vô tình bị đặt vào quan tài vốn của xác ướp Hor-Djehuti do sự nhầm lẫn của những nhân viên vận chuyển. Do sự cố hoán đổi thân phận vô tình này, từ đó, xác ướp nữ này luôn bị nhầm lẫn thành một xác ướp nam.
Các nhà khảo cổ tiến hành các xét nghiệm với xác ướp. Ảnh: Sohu.
Về thân phận thật sự của xác ướp nữ này, trước mắt, các nhà khảo cổ không thể làm rõ được vì không có chút manh mối nào, thậm chí đến nguyên nhân tử vong của xác ướp cũng không có cách nào để kiểm chứng.
Để xác minh chính xác thân phận của xác ướp bí ẩn này, các nhà khảo cổ cần phải có thời gian để tiến hành thêm những xét nghiệm khác, hoặc tìm đến những ghi chép về dịp Đại học Warsaw đã chuyển tặng xác ướp cho Bảo tàng Warsaw vào năm 1917.
Làm thế nào để tạo ra một xác ướp? Nhân loại vừa tìm ra công thức ướp xác cổ xưa nhất lịch sử, và nó chi tiết đến bất ngờ
Một văn bản mới được phân tích bởi các chuyên gia sử học, và nó tiết lộ những công đoạn ướp xác chưa từng có.
Xác ướp Ai Cập đã là một nguồn cảm hứng lớn dành cho các nhà làm phim từ trước đến nay. Vấn đề nằm ở chỗ, tuy các thông tin về xác ướp đã được phơi bày xuyên suốt lịch sử, vẫn còn một số câu hỏi chưa thể được giải đáp. Chẳng hạn như việc cụ thể người Ai Cập đã chuẩn bị cho công đoạn ấy như thế nào.
Mới đây, câu hỏi ấy đã được giải đáp. Các chuyên gia đã tìm thấy một văn bản bí ẩn, chỉ ra những bước quan trọng để chuẩn bị cho quá trình ướp xác của người Ai Cập cổ xưa. Có lẽ, đây là "công thức ướp xác" xa xưa nhất từ trước đến nay.
Cụ thể, công thức này nằm trong một cuộn giấy cói có niên đại cách đây 3.500 năm, với tên gọi Văn bản Louvre-Carlsberg. Cái tên này là do phân nửa cuộn giấy được giữ tại Bảo tàng Louvre ở Paris (Pháp), trong khi phân nửa được giữ trong bộ sưu tập Carlsberg thuộc ĐH Copenhagen, Đan Mạch.
Công thức ướp xác cổ xưa nhất và rùng rợn nhất
Trước khi phát hiện ra văn bản này, các chuyên gia cũng chỉ có đúng 2 văn bản liên quan đến quá trình ướp xác để nghiên cứu. Đây vốn là một quy trình hết sức thiêng liêng của người Ai Cập cổ, chỉ có một vài chuyên gia được hướng dẫn, và thường quy trình được truyền miệng qua thời gian.
"Văn bản ấy giống như một bản ghi nhớ vậy. Nó khiến người đọc phải là một chuyên gia để nhớ lại từng chi tiết trong đó," - trích lời nhà Ai Cập học Sofie Schidt từ ĐH Copenhagen.
Một phần của mảnh giấy cói các chuyên gia có được
Trong số các chi tiết được Schidt đưa ra có những hướng dẫn về việc ướp khuôn mặt của người chết bằng một tấm vải lanh đỏ, nhúng với một hỗn hợp đặc biệt từ thực vật. Hỗn hợp ấy bao gồm các hợp chất tạo mùi thơm, cùng các chất gắn kết hỗn hợp và vải được khử trùng để bảo vệ khuôn mặt khỏi côn trùng và vi khuẩn tấn công, trong khi vẫn giữ được mùi hương ngọt ngào. Công đoạn này chưa từng được tiết lộ trước đây, nhưng nó khớp với nhiều xác ướp được tìm thấy trong quá khứ.
Văn bản cũng tiết lộ quy trình ướp kéo dài trong vòng 70 ngày, chia thành 2 giai đoạn: 35 ngày làm khô, và 35 ngày cuốn xác. Mỗi giai đoạn lại chia thành các công đoạn nhỏ hơn với thời gian là 4 ngày. Dù vậy, quá trình sử dụng khoáng vật căn muối (natron) lại không được đề cập cụ thể.
"Trong các giai đoạn 4 ngày, thi thể sẽ được bọc trong vải, phủ bằng rơm với chất thơm để ngăn côn trùng và động vật ăn xác."
Được biết, đây là lần đầu tiên văn bản tại bộ sưu tập Carlsberg được phân tích, sau đó kết hợp với nửa còn lại tại Bảo tàng Louvre để mang đến những thông tin quý giá. Cuộn giấy cói dài tổng cộng 6m, nay còn trở nên quan trọng hơn khi tiết lộ về những bệnh tật và tình trạng sức khỏe của người Ai Cập xưa.
Văn bản mới phát hiện có niên đại cổ xưa hơn 2 văn bản được tìm thấy trước đó, trở thành "công thức ướp xác" cổ xưa nhất mà chúng ta có được.
Mở nắp mộ cổ 3.000 năm, sửng sốt thấy bàn tay 'dị hình' Cách đây 21 năm, các nhà khảo cổ Trung Quốc phát hiện một ngôi mộ cổ 3.000 năm tuổi. Khi khai quật, các chuyên gia tìm thấy một bàn tay phải bằng đồng kỳ lạ. Trong cuộc khai quật tại An Dương, Hà Nam, Trung Quốc vào tháng 12/2000, các nhà khảo tìm thấy một ngôi mộ cổ 3.000 năm tuổi. Theo các...