Xác san hô phủ dày ven biển Phú Yên
San hô chết bị sóng đánh vào bờ, phủ khắp các bãi tắm ở Hòn Chùa (TP Tuy Hòa) và Hòn Nưa (thị xã Đông Hòa), tỉnh Phú Yên.
Phú Yên có bờ biển dài 189 km với khoảng 180 loài san hô, trong đó danh thắng quốc gia Hòn Yến (huyện Tuy An) và các thắng cảnh Hòn Chùa (TP Tuy Hòa), Hòn Nưa (thị xã Đông Hòa) sở hữu nhiều loài san hô quý giá.
Tháng 7, mùa cao điểm du lịch, nhiều du khách đến tham quan Phú Yên chứng kiến các bãi tắm ở Hòn Chùa, Hòn Nưa phủ dày nhiều loài san hô chết, bị sóng đánh dạt vào bờ.
San hô chết bị sóng cuốn dạt vào khắp nơi ở bãi tắm Hòn Chùa, xã An Phú (TP Tuy Hòa).
“Hai năm trước, gia đình đến Hòn Nưa tham quan thì thấy rừng san hô ở vùng biển gần bờ còn tuyệt đẹp. Tuy nhiên, kỳ nghỉ hè năm nay, tôi thấy quá buồn khi nhiều vạt san hô ven bờ chết đồng loạt, gãy thành từng khúc nằm dày đặc trên bãi tắm”, chị Thùy Trang (ngụ TP.HCM) cho biết.
Xác san hô ngổn ngang ở bãi tắm Hòn Nưa, thị xã Đông Hòa. Theo người dân địa phương, nhiều khả năng tàu cá từ nơi khác đến đánh bắt thủy sản bằng hình thức giã cào đã tàn phá nghiêm trọng rạn san hô nơi đây.
Video đang HOT
Bà Hoàng Thị Thùy Dương (cán bộ nghiên cứu về sinh học – sinh thái biển, Trung tâm nhiệt đới Việt – Nga) phân tích nhiều nguyên nhân khiến san hô bị chết đồng loạt. Trong đó, bão lớn hay biến đổi khí hậu làm mực nước biển dâng, nền nhiệt tăng gây ra hiện tượng “tẩy trắng”.
Chuyên gia này cho biết thêm tình trạng nuôi trồng thủy sản gây ô nhiễm môi trường, ngư dân đánh bắt cá và các đơn vị khai thác du lịch lặn biển không đúng cách cũng có thể xâm hại tới san hô.
Thắng cảnh quốc gia quần thể Hòn Yến (xã An Hòa Hải, huyện Tuy An, Phú Yên) có hệ sinh thái với 17 loài san hô độc đáo ven bờ. Thời gian gần đây, một số du khách chụp ảnh đã giẫm đạp làm vỡ, chết nhiều loại san hô, khiến hệ sinh thái biển nơi đây hư hại nghiêm trọng.
“Chúng tôi đã yêu cầu các ngành, địa phương phối hợp chấn chỉnh ngay tình trạng người dân, du khách giẫm đạp, gây hư hại san hô ở thắng cảnh Hòn Yến cũng như khu vực lân cận”, ông Huỳnh Văn Khoa, Chủ tịch UBND huyện Tuy An, nói
Nghĩa địa san hô trong khu bảo tồn vịnh Nha Trang
Hàng nghìn m2 đáy biển khu vực vùng lõi Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang chất đống san hô chết. Một số vị trí đã sạch dấu vết san hô.
Đảo Hòn Mun - vùng lõi Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang, là nơi được bảo vệ nghiêm ngặt và là khu vực có hệ sinh thái san hô đẹp bậc nhất Việt Nam với nhiều loài đặc sắc.
Tuy nhiên, hiện nơi này san hô chết khoảng 70-80%. Dưới đáy biển, nhiều khu vực, mỗi khu có hàng trăm m2 sạch bóng san hô hoặc xác san hô chết chất đống.
Đáy biển phủ một màu xám xịt. San hô chết gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái nơi này. Nhiều loài thủy sản đã rời đi nơi khác trú ngụ.
"Rất đau xót. Mình làm nghề lặn 10 năm, giờ chứng kiến cảnh san hô chết trắng đáy biển thật sự buồn lắm. Có thể 50-60 năm nữa chưa chắc phục hồi được như trước", anh Lê Đình Trí, một huấn luyện viên lặn, nói.
San hô chết chất đống dưới đáy biển khu vực phía nam đảo Hòn Mun.
"Vị trí này san hô bị 'tẩy trắng' sau đợt bão tháng 9/2021. Dưới đáy phủ đầy san hô chết, còn trên bờ sóng cũng đánh dạt chất hàng đống", ông Cao Đức Đại, cán bộ Ban quản lý vịnh Nha Trang, cho biết.
Tiếp tục lặn khu vực bắc đảo Hòn Mun, chúng tôi chứng kiến đáy biển gần như sạch bóng san hô.
"Khu vực này trước đây có hệ sinh thái san hô tuyệt đẹp. Hàng trăm nghìn du khách cũng mê mẩn khi lặn ngắm san hô ở đây nhưng giờ đáy biển không còn gì", anh Trí nói.
Đáy biển khu vực bắc Hòn Mun chỉ còn trơ lại những mỏm đá, lác đác vài con cầu gai, các loại cá gần như biến mất hoàn toàn vì không còn nơi trú ngụ.
Trên bờ hàng tấn san hô chết bị sóng đánh dạt.
"San hô bị sóng đánh lên bờ từ cuối năm 2021 khi cơn bão số 9 quét qua", ông Đại thông tin.
Ngoài san hô sừng, nhiều khối san hô tảng cũng bị sóng đánh dạt lên bờ quanh khu vực đảo Hòn Mun.
"Du khách vẫn chọn hình thức lặn biển ngắm san hô ở khu vực Hòn Mun. Tuy nhiên, nhiều người tỏ ra buồn khi chứng kiến san hô chết quá nhiều, không còn đẹp như xưa", một huấn luyện viên lặn cho biết.
Tỉnh ủy Khánh Hòa vừa có văn bản gửi UBND tỉnh này về việc giải quyết thông tin báo chí phản ánh liên quan đến tình trạng suy giảm rạn san hô tại Khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang, TP Nha Trang.
Theo đó, Thường trực Tỉnh ủy Khánh Hòa giao UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo việc kiểm tra làm rõ những nội dung báo chí nêu, từ đó đánh giá thực chất công tác bảo tồn rạn san hô tại Khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang, đồng thời làm rõ nguyên nhân và đề xuất các giải pháp xử lý, khắc phục, báo cáo kết quả cho Thường trực Tỉnh ủy trước ngày 19/6.
Hôm 14/6, UBND TP Nha Trang tổ chức cuộc họp với Ban quản lý vịnh Nha Trang, Viện Hải dương học Nha Trang và Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga liên quan đến việc san hô bị "tẩy trắng" ở Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang.
Tuy nhiên, cuộc họp này báo chí không được tham dự.
Biển Đà Nẵng chật như nêm trong ngày nóng 40 độ C Trong đợt nắng nóng đầu tháng 7 lên đến gần 40 độ C, hàng nghìn người dân, du khách đổ xuống các bãi tắm ở biển Đà Nẵng giải nhiệt và thư giãn. Gần một tuần qua, tại TP Đà Nẵng nắng nóng gần 40 độ C. Các bãi biển ở Đà Nẵng chật kín người từ khắp nơi đổ về. Ghi nhận...