Xác minh xử lý thông tin không đúng về dịch tả lợn Châu Phi ở Cà Mau
Ngày 13/3, tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Cà Mau cho biết, đơn vị này vừa có văn bản đề nghị cơ quan chức năng kiểm tra xử lý thông tin sai sự thật được cho là liên quan đến bệnh dịch tả lợn Châu Phi.
Lãnh đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Cà Mau cho biết, mấy ngày qua, có một số tài khoản Facebook đã đăng tải hình ảnh thịt heo, với thông tin: “Thịt heo tới Cà Mau rồi/ Em chẳng tin mấy bạn heo nữa/ Thề không ăn thịt heo luôn,….”.
Sau vài giờ đăng tải, đã có hàng trăm bình luận và hàng nghìn lượt chia sẻ lo lắng về bệnh dịch trên lợn (heo) đang xảy ra ở một số tỉnh phía Bắc.
Ảnh chụp từ một tài khoản Facebook.
Video đang HOT
Tuy nhiên, lãnh đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Cà Mau khẳng định, bệnh dịch tả lợn Châu Phi chưa xảy ra ở các tỉnh, thành phía Nam, trong đó có Cà Mau. Ngoài ra, cũng chưa phát hiện bệnh truyền nhiễm khác trên lợn.
Qua theo dõi thông tin và nắm tình hình, Chi cục xác nhận thông tin trên là sai sự thật, không có căn cứ xác thực, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng xấu đến tâm lý người tiêu dùng và gây thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
Do đó, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Cà Mau đề nghị Công an tỉnh và Sở Thông tin và Truyền thông điều tra, xác minh làm rõ và xử lý nghiêm hành vi đưa thông tin sai sự thật nêu trên để kịp thời thông tin đến người dân được rõ, tránh gây thiệt hại cho người chăn nuôi trong tỉnh.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Cà Mau cũng khuyến cáo người dân cần tăng cường các biện pháp phòng tránh dịch tả lợn Châu Phi đã được cơ quan chuyên môn hướng dẫn. Trong đó, phải tuyệt đối thực hiện tốt biện pháp 5 không (không giấu; không mua bán; không tiêu thụ; không vứt lợn bệnh ra môi trường và không sử dụng thức ăn chưa qua xử lý).
Lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cà Mau cho biết, đã tiếp nhận thông tin và đang tiến hành xử lý nhanh vụ việc trên.
H.Hải
Theo Dân trí
Đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương xử lý tin sai về dịch tả lợn châu Phi
Hôm nay (11/3), Bộ NN&PTNT tiếp tục có văn bản số 1697/BNN-VP đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương vào cuộc chỉ đạo thông tin, tuyên truyền về bệnh Dịch tả lợn châu Phi. Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm những thông tin đăng tải sai sự thật để tránh gây hoang mang trong xã hội.
Nội dung văn bản của Bộ NN&PTNT nêu rõ, thời gian gần đây, trên một số phương tiện thông tin đại chúng, việc đưa thông tin về diễn biến tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi chưa thực sự chính xác, tần suất đăng tải quá nhiều; đặc biệt là nhiều trường hợp cá nhân lợi dụng mạng xã hội để câu view, xuyên tạc, đưa thông tin không đúng về tình hình dịch bệnh khiến người tiêu dùng hoang mang và có biểu hiện quay lưng với sản phẩm thịt lợn, gây thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi lợn nói riêng và người chăn nuôi cả nước nói chung.
Thông tin sai sự thật trên trang fanpage "Đầm bầu thời trang Mami". (Ảnh chụp màn hình ngày 4/3).
Để triển khai có hiệu lực hiệu quả các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 20/2/2019, Bộ NN&PTNT đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương tăng cường chỉ đạo công tác tổ chức thông tin, tuyên truyền về các biện pháp xử lý, mức và thời gian hỗ trợ của nhà nước đối với tổ chức, cá nhân có động vật nghi mắc bệnh, đã mắc bệnh, chết và buộc phải tiêu hủy để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Tiếp tục thông tin kịp thời, chính xác cho người dân về diễn biến tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi; trong đó tập trung tuyên truyền về các biện pháp phòng chống dịch theo nguyên tắc vừa đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch bệnh vừa bảo vệ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn.
Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm những thông tin đăng tải sai sự thật để tránh gây hoang mang trong xã hội.
Theo báo cáo của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), từ ngày 1/2 đến 10/3, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 136 xã, 37 huyện của 13 tỉnh, thành phố (Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình, Điện Biên, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Ninh Bình và Nam Định).
Nguyễn Dương
Theo Dân trí
Mời chủ trang Facebook đến làm rõ thông tin sai sự thật về dịch tả lợn châu Phi Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TT-TT) đã có giấy mời chủ sở hữu trang Facebook Đầm Bầu Thời Trang Mami đến làm việc để làm rõ thông tin sai sự thật về dịch tả lợn châu Phi mà trang này đã đăng. Ngày 8/3, Cục phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin...