Xác minh vụ khách hàng Vietcombank Huế tố mất tiền trong tài khoản
Sau khi thực hiện một giao dịch nhận tiền từ nước ngoài, anh Trương Quang Lộc ngậm quả đắng, mất trắng 50 triệu đồng trong tài khoản ngân hàng mở tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế (Vietcombank Huế).
Ngân hàng Vietcombank Huế – nơi anh Trương Quang Lộc mở t ài khoản ngân hàng để giao dịch
Chiều 18/3, trao đổi qua điện thoại với phóng viên, ông Lý Hoàng Vũ – Giám đốc Vietcombank Huế cho biết: ông đang đi công tác nhưng đã được ban lãnh đạo ngân hàng báo cáo lại sự việc một khách hàng tại TP. Huế báo bị mất hơn 50 triệu đồng trong tài khoản mở tại ngân hangfg này. Theo ông Vũ, hiện nay, Vietcombank Huế đang tích cực phối hợp với khách hàng để xác minh, làm rõ sự việc sớm nhất có thể. Theo ông Vũ, khi nào sự việc được làm sáng tỏ sẽ thông báo lại cho báo chí sau; đồng thời thông qua đây ngân hàng cũng cảnh báo đến khàng trước các mánh khóe, chiêu lừa của tội phạm ngân hàng, nhất là tội phạm công nghệ cao.
Mặt khác, anh Trương Quang Lộc, người bị mất tiền cũng đã gửi bản tường trình sự việc cho ngân hàng chủ quản và cơ quan công an địa phương để xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật.
Trước đó, phóng viên nhận được thư phản ánh của anh Trương Quang Lộc (trú tại đường Hải Triều, phường An Đông, TP. Huế) về việc bị mất tiền trong tài khoản ngân hàng mở tại Ngân hàng Vietcombank Huế.
Trong thư anh Lộc trình bày: bản thân có mở một cửa hàng kinh doanh máy và các phụ kiện máy ảnh tại TP. Huế. Để tiện cho việc kinh doanh trong thời buổi công nghệ số, anh mở một tài khoản tại Ngân hàng Vietcombank Huế và đăng ký sử dụng dịch vụ internet banking của ngân hàng này để thực hiện các giao dịch mua bán.
Cụ thể, vào lúc 17h45 ngày 12/3/2019 nhân viên tại cửa hàng máy ảnh Trương Lộc của anh Lộc có trao đổi mua bán hàng với một khách hàng thông qua mạng xã hội Facebook. Khách hàng thông qua tài khoản Facebook tự giới thiệu với nhân viên cửa hàng máy ảnh Trương Lộc tên là Nguyễn Văn Nam ở số 5 (ngõ 1104 Đê La Thành, P. Ngọc Khánh, Quận Ba Đình Hà Nội). Theo anh Lộc, tài khoản Facebook này sau đó đã tự khóa và không tìm lại được.
Trong cuộc trao đổi mua bán qua Facebook, khách hàng tên Nam đặt mua mua 1 cái tủ chống ẩm hiệu Nikatei 30L, với giá 1,5 triệu đồng cộng tiền phí vận chuyển 70 nghìn đồng.
“Họ đồng ý mua, nhưng họ nói chỉ mua giúp người quen ở nước ngoài nên tiền sẽ được chuyển từ nước ngoài về Việt Nam. Nhân viên tôi đồng ý. Khoảng 15 phút sau khi nhân viên tôi ra về thì có một loạt tin nhắn từ sdt 84 58 4996 486 với các nội dung:
Tin nhắn1: “Western Union Thong Bao: 12/3/2019 So du Tk 0161000148135 (Vietcombank of Viet nam) nhan 1,570,000 VND. Ref 67,70 USD. MGD: 2632-524-337 SMS 18:01
Video đang HOT
Tin nhắn 2: Vietcombank Xin Thong Bao Quy Khach Vui Long Xac Nhan Thong Tin Hoan Tat Thu Tuc De Nhan Tien Tai: https://www.nhan-tien-quoc-te.com/” SMS 18:01″, anh Lộc trình bày.
“Tôi giao dịch qua internet banking hàng ngày nhưng chưa từng giao dịch quốc tế nên thấy phân vân với hình thức chuyển tiền và nhận tiền lạ này. Tôi cứ nghĩ tại sao mua cái tủ chống ẩm hơn 1 triệu rưỡi mà phải gửi từ nước ngoài về nên đã không làm theo hướng dẫn. Sau đó nhân viên của tôi gọi điện nói “anh kích vào tài link để nhận tiền chưa, mở facebook em ra mới thấy link”. Lúc này một phần đang trực ở bệnh viện rất bận rộn, một phần tin tưởng nhân viên mình đã gọi điện thoại 2 3 lần nên tôi đã click vào link trên điện thoại và làm theo hướng dẫn”, vẫn lời anh Lộc.
Trang web khiến anh Lộc mất tiền
Theo hướng dẫn, anh Lộc bấm vào đường link: https://www.nhan-tien-quoc-te.com/ nằm trên điện thoại cá nhân. Sau đó, điện thoại của anh Lộc liên kết với một trang web và hiện ra thông báo: bạn muốn nhận tiền từ ngân hàng nào. Anh Lộc tiếp tục bấm vào ngân hàng Vietcombank. Tiếp đến, trang web yêu cầu khách hàng nhập mã giao dịch mà nó nhắn đến điện thoại của anh.
Tiếp theo trang web yêu cầu anh Lộc đăng nhập vào tài khoản internet banking của anh. Sau đó thì trên điện thoại của anh xuất hiện tin nhắn từ MOMO với nội dung: “667515 la ma xac thuc (OTP) cua ban. MoMo KHONG yeu cau cung cap OTP/mat khau, tuyet doi KHONG chia se cho bat ky ai duoi bat ky hinh thuc nao SMS 18:27″.
Phần đuôi câu chuyện là anh Lộc ngậm đắng nhìn tiền trong tài khoản của mình bị “bốc hơi” mà không thể ngăn chặn ngay lúc đó. Các tin nhắn gửi về điện thoại cá nhân cho thấy, tiền trong tài khoản ngân hàng của anh Lộc đang bị một ai đó thực hiện lệnh chuyển khoản, với số tiền bị chuyển đi là 50 triệu đồng.
Tin nhắn thể hiện tiền trong tài khoản ngân hàng của anh Lộc bị “bốc hơi”
Một điều đáng nói là, khi biết mình bị lừa, anh Lộc nhiều lần liên lạc với tổng đài của Ngân hàng Vietcombank để phản ánh sự việc và yêu cầu ngăn chặn nhưng không được. “Lúc này tôi biết mình bị lừa nên liên tục gọi cho tổng đài 1900 54 54 13 của ngân hàng chủ quản nhưng vẫn không thể nào liên lạc được với điện thoại viên để báo cáo vụ việc và khóa tài khoản. Trong khi đó, số tiền trong tài khoảng của tôi khi tôi đăng nhập từ internet banking thì bị trừ liên tục mà không sao ngăn chặn được. Tôi cố tình xin số tài khoản vietcombank của người quen để chuyển hết số tiền còn lại nhưng nó báo tôi chưa đăng ký mã OTP. Tôi tiến hàng khóa thẻ trên internet banking, hay khóa trực tiếp trên tổng đài đều không được”, anh Lộc cho biết.
“Tôi cứ nhìn số tiền bị trừ liên tục trong hoảng loạn. Sau đó, tôi có gọi điện cho bạn tôi làm bên ngân hàng Vietcombank chi nhánh Huế. Rất may bạn tôi và đồng nghiệp vẫn còn đang làm việc nên đã khóa được tài khoản của tôi. Trước lúc được khóa tài khoản, tôi thấy số tiền của tôi còn 60 triệu đồng, trong khi số tiền trước đó là hơn 110 triệu đồng. Như vậy tổng số tiền tôi bị chiếm đoạt khoảng hơn 50 triệu đồng”, anh Lộc cay đắng.
Bàn tay vô hình nào đang thực hiện lệnh chuyển khoản mà chủ tài khoản không thể ngăn chặn?
THẢO VI
Theo baodansinh
Nguyên Phó tổng giám đốc BIDV bị bắt
Ông Đoàn Ánh Sáng, nguyên Phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam, bị bắt tạm giam do những quan sai phạm cấp tín dụng tại dự án chăn nuôi bò ở Hà Tĩnh.
Ngày 9/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố, lệnh bắt tạm giam đối với Đoàn Ánh Sáng (57 tuổi, nguyên Phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam - BIDV) và 4 cán bộ dưới quyền về tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng xảy ra tại BIDV.
Theo Thanh Niên, 4 người bị bắt giam cùng ông Sáng gồm: Ngô Duy Chính (Giám đốc BIDV chi nhánh Thăng Long), Nguyễn Xuân Giáp (Phó giám đốc chi nhánh Hà Thành), Phạm Hồng Quang (Trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp I, BIDV chi nhánh Hà Thành) và Nguyễn Thanh Nam (cán bộ BIDV chi nhánh Hà Thành).
Ngoài ra, một người khác cũng bị khởi tố đợt này là Đoàn Trung Dũng (Giám đốc Công ty TNHH thương mại du lịch Trung Dũng) để điều tra tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Ông Đoàn Ánh Sáng. Ảnh: Kỳ Hoa.
Ông Đoàn Ánh Sáng bị khởi tố để điều tra về hành vi sai phạm trong việc tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và đề xuất phê duyệt, ký hồ sơ đồng ý cấp tín dụng cho Công ty CP chăn nuôi Bình Hà (Công ty Bình Hà) vay vốn với các điều kiện ưu đãi sai quy định, vi phạm quy định của ngân hàng, gây thiệt hại cho BIDV 890 tỉ đồng.
Ông Sáng là người giúp sức tích cực cho Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT BIDV) trong việc thực hiện hành vi sai phạm nói trên, gây thiệt hại nghiêm trọng cho BIDV.
Năm 2015, UBND tỉnh Hà Tĩnh chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án chăn nuôi bò giống và bò thịt do Công ty cổ phần chăn nuôi Bình Hà (Công ty Bình Hà) với quy mô 254.200 con/năm, tổng mức đầu tư hơn 4.500 tỷ đồng. Dự án được triển khai trên diện tích hơn 2.000 ha tại xã Cẩm Quan (huyện Cẩm Xuyên) và xã Kỳ Tây (huyện Kỳ Anh).
BIDV chấp thuận cho vay hơn 3.100 tỷ đồng để thực hiện dự án. Trong đó, vốn tín dụng dài hạn là 2.190 tỷ đồng, vay ngắn hạn để nhập khẩu bò giai đoạn 1 và 2 là 970 tỷ đồng... Năm 2016, dự án khởi công và hoạt động có sự góp mặt của ông Trần Bắc Hà.
Dự án nuôi bò ở Hà Tĩnh bị bỏ hoang, xuống cấp. Ảnh: Phạm Trường.
Chưa đầy hai năm sau, Công ty Bình Hà xây dựng được 65 chuồng trại, hai khu nhà điều hành, hệ thống 19 kho chứa và các công trình phụ trợ khác, đồng thời trồng cỏ trên diện tích gần 678 ha. Song sau gần 3 năm triển khai, dự án chỉ mới đạt quy mô bình quân gần 15.000 con/năm, bằng 6% so quy mô đề ra.
Khoảng 43.000 con bò nuôi sau khi vỗ béo từ 3-4 tháng được công ty xuất bán, song số lượng này giảm dần. Tháng 6/2017 đến nay, công ty không nhập thêm bò và số bò được chăn nuôi tại dự án chỉ còn chưa đến 500 con. Hiện, các hạng mục tại trang trại chăn nuôi bò của Công ty cổ phần chăn nuôi Bình Hà ở xã Kỳ Tân (Kỳ Anh) bị bỏ hoang, xuống cấp nghiêm trọng, cỏ dại mọc um tùm. Hệ thống mái lợp gỉ sét.
Đến nay, Công ty Bình Hà không có khả năng trả nợ nên tổng thiệt hại của BIDV cho đến nay là hơn 890 tỷ đồng. Tháng 6/2018, nguyên Tổng giám đốc Công ty CP chăn nuôi Bình Hà, ông Đinh Văn Dũng bị Công an tỉnh Hà Tĩnh khởi tố, bắt tạm giam về hành vi Lạm dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt 110 tỷ đồng tại dự án.
Tại kỳ họp 26 diễn ra hồi giữa 2018, Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác định nguyên Phó tổng giám đốc BIDV Đoàn Ánh Sáng cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy BIDV; cùng chịu trách nhiệm đối với một số khoản cho vay, bảo lãnh, đầu tư, quản lý nợ có vi phạm; chịu trách nhiệm về đề xuất, thẩm định chủ trương cho vay 4.700 tỷ đồng đối với 12 công ty liên quan đến vụ án xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng.
Cuối tháng 11/2019, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã tống đạt lệnh bắt tạm giam, khám xét đối với đối với ông Trần Bắc Hà, và 3 cấp dưới trong đó có ông Trần Lục Lang về tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.
Tùng Lâm
Theo Zing
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngân hàng hiện nay: Lãi cao khó với Lai suât tiêt kiêm cuôi năm không tăng nhiêt như nhiêu ngươi nghi, thưc tê, nhiêu ky han con giam nhe 0,1%/năm so vơi đâu năm. Môt sô ngân hang công bô lai suât huy đông rât cao nhưng kem điêu kiên... kho nhăn Lai suât ky han cao nhât đươc môt sô ngân hang đây lên tơi 7,8%/năm, tuy nhiên kem theo...