Xác minh tin đồn chứng khoán, trách nhiệm thuộc về ai?
Nói về tin đồn và trách nhiệm xác minh thông tin, phủ định thông tin trên thị trường chứng khoán, ông Nguyễn Thế Thọ – Vụ trưởng Vụ Giám sát thị trường chứng khoán (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước-UBCK) cho rằng: Trước tin đồn có hại, các công ty sẽ phản ứng ngay. Với tin đồn, các công ty phải có báo cáo giải trình để tạo niềm tin đối với nhà đầu tư.
Cần loại trừ tin đồn độc ác, tin đồn thất thiệt gây thiệt hại cho các công ty trên thị trường chứng khoán. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN.
Theo Vụ Giám sát thị trường chứng khoán – UBCK, những thông tin mà các công ty buộc phải công bố là: Ký kết hợp đồng giá trị; Sự cố làm ảnh hưởng đến giá trị tài sản của công ty…
Tuy nhiên hiện nay đa số các cổ đông hiện chưa phát huy hết quyền của mình. Trong quy định, cổ đông có quyền yêu cầu doanh nghiệp cung cấp các thông tin, thậm chí có quyền khởi kiện hội đồng quản trị doanh nghiệp đó.
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trọng Nghĩa, nói về tin đồn, giới đầu tư cần có nhiều cách tiếp cận để phân biệt tin đồn có chủ đích hay không? Có những tin đồn sẽ thành sự thật, có tin đồn không; có những tin đồn mang đến lợi ích, có những tin đồn gây thiệt hại. “Tin đồn là thông tin thì phải trị bằng chính thông tin. Khi bưng bít thông tin, không rõ nguồn gốc, không có thông tin phản hồi thì câu chuyện sẽ khác. Thông tin khuếch tán từ nhỏ tới lớn. Thông tin có nhiều mặt lợi hại song hành cùng thị trường chứng khoán”, ông Nguyễn Trọng Nghĩa phân tích.
Video đang HOT
Vì vậy giới đầu tư cần hết sức tỉnh táo trước các tin đồn, trước khi đưa ra những quyết định đầu tư.
Theo Vụ Giám sát thị trường chứng khoán – UBCK, tin đồn tồn tại trong mọi thị trường, khi thị trường chứng khoán còn non trẻ thì tin đồn càng có khả năng có “đất sống”. Tin đồn là những thông tin chưa được xác thực, qua truyền miệng, qua mạng xã hội, qua công nghệ nên sức lan tỏa rất lớn. Tin đồn trở thành sự thật hoặc không, có thể xuất phát từ sự kiện hoặc có thể tạo ra từ một nhóm đối tượng, cá nhân với mục đích gây ra những sự bất thường trong lĩnh vực kinh tế.
Theo quy định, tại các nước kinh tế phát triển, tin đồn là mục tiêu để một nhóm đối tượng nào đó trục lợi khi kết hợp cùng các hành vi giao dịch mang tính thao túng thị trường. Các đối tượng, các chủ thể liên quan trực tiếp đến tin đồn phải có phản ứng kịp thời để thông tin lại khiến tin đồn thất thiệt không có “đất sống”. Các cơ quan giám sát của các tổ chức tham gia thị trường theo Luật Kinh doanh chứng khoán yêu cầu các doanh nghiệp niêm yết phải công bố thông tin bất thường, thông tin định kỳ.
“Các bộ phận chức năng của sở giao dịch cần giám sát thực hiện đối với các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán. Khi có tin đồn, UBCK yêu cầu các sở giao dịch chứng khoán, nơi có công ty niêm yết yêu cầu công bố thông tin, đưa ra những thông tin phối hợp, hoặc tổ chức các buổi đối thoại kịp thời nhằm ổn định tâm lý nhà đầu tư. Các công ty đại chúng cần phối hợp với cơ quan quản lý để xác minh kiểm chứng thông tin; các cơ quan bảo vệ pháp luật phối hợp xử lý các thông tin thất thiệt gây ảnh hưởng đến đời sống xã hội”, ông Nguyễn Thế Thọ – Vụ trưởng Vụ Giám sát thị trường chứng khoán nói.
Minh Phương/Báo Tin tức
Thị trường chứng khoán cần phản ứng kịp thời với tin đồn
Tại chương trình tọa đàm trực tuyến với chủ đề "An toàn an ninh trong lĩnh vực chứng khoán", ông Nguyễn Thế Thọ - Vụ trưởng Vụ Giám sát thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhấn mạnh, các đối tượng, các chủ thể liên quan trực tiếp đến tin đồn phải có phản ứng kịp thời để thông tin lại khiến tin đồn thất thiệt không có đất sống.
Theo ông Nguyễn Thế Thọ, tin đồn là những thông tin chưa được xác thực được truyền miệng, truyền qua mạng xã hội, qua công nghệ nên sức lan tỏa rất lớn. Có thể tin đồn trở thành sự thật hoặc không, có thể xuất phát từ sự kiện hoặc có thể tạo ra từ một nhóm đối tượng, cá nhân với mục đích gây ra những sự bất thường trong lĩnh vực kinh tế.
"Tin đồn luôn tồn tại trong mọi thị trường, khi thị trường chứng khoán còn non trẻ thì tin đồn càng có đất sống" - ông Thọ cho hay.
Để xử lý vấn đề tin đồn, theo ông Thọ, các đối tượng, các chủ thể liên quan trực tiếp đến tin đồn phải có phản ứng kịp thời để thông tin lại khiến tin đồn thất thiệt không có đất sống. Các cơ quan giám sát của các tổ chức tham gia thị trường, theo Luật Kinh doanh chứng khoán phải yêu cầu các doanh nghiệp niêm yết công bố thông tin bất thường, thông tin định kì.
Cùng với đó, các bộ phận chức năng của Sở giao dịch chứng khoán giám sát thực hiện đối với các công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán. Khi có tin đồn, Ủy ban chứng khoán yêu cầu các Sở giao dịch chứng khoán, nơi có công ty niêm yết công bố thông tin, đưa ra những thông tin phối hợp, hoặc tổ chức các buổi đối thoại kịp thời ổn định tâm lý của các nhà đầu tư.
Ông Nguyễn Thế Thọ - Vụ trưởng Vụ Giám sát thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Bên cạnh đó, ông Thọ thông tin thêm, các công ty đại chúng cần phối hợp với cơ quan quản lý để xác minh kiểm chứng thông tin. Đồng thời phối hợp cùng các cơ quan bảo vệ pháp luật xử lí các thông tin thất thiệt gây ảnh hưởng đến đời sống xã hội.
Về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trọng Nghĩa cũng cho rằng, cần có nhiều cách tiếp cận tin đồn. Phải biết phân biệt tin đồn có chủ đích và không có chủ đích, tin đồn có chủ thể và không có chủ thể. Có những tin đồn sẽ trở thành sự thật, có những tin đồn là thất thiệt. Quan trọng nhất, khi có tin đồn thì không được bưng bít thông tin, bởi với nhiều trường hợp nếu không có thông tin phản hồi, câu chuyện sẽ đẩy sang một hướng khác.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trọng Nghĩa
Ông Nghĩa cho rằng, liều thuốc để trị tin đồn chính là thông tin. Để đảm bảo liều thuốc có tác dụng tốt thì cần được đưa ra đúng lúc. Hay nói cách khác, cơ quan quản lý chứng khoán, sở giao dịch chứng khoán, từng công ty phải có người phát ngôn. Tuy nhiên, hoạt động công bố thông tin phải được giám sát.
Đồng thời, ông Nghĩa cho hay, trong tương lai, khi thị trường chứng khoán phát triển, việc loại bỏ những tin đồn độc hại chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển. Với nền tảng công nghệ 4.0, khi thông tin bùng nổ sẽ có cả hai mặt gồm tốt và xấu. Vì thế, chúng ta phải xử lý tốt để phản bác lại kịp thời những tin đồn thất thiệt, những tin đồn gây thiệt hại cho nhà đầu tư cũng như các công ty chứng khoán.
Minh Loan
Theo petrotimes.vn
Mua lại cổ phần tại dự án Xơ sợi Đình Vũ: PVN gánh lỗ thay đối tác? Việc PVN nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của Vinatex và Tổng công ty CP Phong Phú với giá 10.000 đồng/cổ phần trong khi PVTEX đang lỗ 1.472 tỷ đồng dẫn đến PVN phải gánh chịu toàn bộ các khoản công nợ, lỗ của dự án đã đầu tư... PVN "gánh" lỗ tại dự án xơ sợi Đình Vũ Đó là đánh...