Xác minh tin cô dâu Việt ở TQ bị thương, mất liên lạc với gia đình
Ngày 3/9, thông tin từ Sở Ngoại vụ tỉnh Cà Mau cho biết, đơn vị đã có văn bản gửi Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao), Đại Sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc đề nghị phối hợp xác minh một phụ nữ Việt Nam bị thương ở Trung Quốc và mất liên lạc với gia đình.
Trước đó, ông Nguyễn Văn Trầm (60 tuổi, ngụ ấp 19/5, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) có đơn gửi đến Sở Ngoại vụ tỉnh Cà Mau, với mong muốn được hỗ trợ tìm thông tin con gái ông để đưa về Việt Nam.
Ảnh minh họa.
Theo đơn của ông Trầm, con gái ông tên Nguyễn Thị Hóa (23 tuổi) đăng ký kết hôn với Xiang Peng (30 tuổi, quốc tịch Trung Quốc, ngụ số 21, tổ Hầu Sơn, thôn Phan Thố, thị trấn Mai Thành, huyện Tiềm Sơn, TP.An Khánh, tỉnh An Huy, Trung Quốc) vào tháng 5/2019. Trong quá trình sống ở nhà chồng, ngày 19/8 con ông bị té gãy chân, nhưng gia đình bên chồng không lo điều trị, bỏ mặc con gái ông không người chăm sóc, nuôi dưỡng, không cho gọi điện về gia đình. Hiện gia đình ông Trầm ở Việt Nam không biết tình trạng sức khỏe và cuộc sống của Hóa ra sao.
Gia đình ông Trầm mong muốn cơ quan chức năng hỗ trợ giúp đỡ cho con ông có điều kiện chữa trị vết thương, liên lạc được được với gia đình và trở về Việt Nam dễ dàng.
Sóng dữ tàn phá, uy hiếp đê biển Tây Đất Mũi - Cà Mau
Tình hình sạt lở ven biển Cà Mau vốn đã rất nan giải. Từ đầu tháng 8 đến nay, thời tiết cực đoan diễn biến bất thường càng làm tình trạng nghiêm trọng.
Video đang HOT
Cà Mau có bờ biển dài hơn 250 km. Thời gian qua, tình trạng sạt lở ven biển diễn ra trên khoảng 105 km.
Hàng trăm ha đất rừng bị mất trong mùa mưa bão (khoảng tháng 5 - 11) hằng năm.
Xuất hiện nhiều vị trí sạt lở đặc biệt nghiêm trọng (không còn đai rừng), uy hiếp đê biển Tây.
Gần đây, thời tiết cực đoan hoành hành càng làm tình hình thêm trầm trọng.
Cấp bách nhất là đoạn sạt lở thuộc xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời.
Đoạn từ hòn Đá Bạc đến cống Kênh Mới của xã chỉ dài khoảng 4 km nhưng có đến 3 vị trí sóng lớn trực tiếp uy hiếp chân đê phòng hộ.
Anh Tạ Văn Trình, hộ dân sống dưới chân đê cho biết, vào khoảng năm 2000, diện tích rừng kéo dài ra biển khoảng 500 - 700 mét.
Nhưng hiện nay, chỉ cách một con đê là nước biển vào tới ruộng lúa, nhà cửa của người dân trong vùng ngọt hóa.
Hòn Đá Bạc vốn nằm ẩn xa sau những tán rừng đước, rừng mắm thì nay lộ thiên trước mặt người dân sống ven đê. Nhiều giải pháp tạm đang được triển khai để bảo vệ đê.
Tình trạng sạt lở không chỉ diễn ra ở biển Tây, mặt biển Đông của Cà Mau cũng rất nan giải. Từ năm 2007 đến nay, tỉnh Cà Mau đã mất gần 9.000 ha đất rừng phòng hộ và hằng ngày biển vẫn đang "gặm nhấm" đất rừng.
Có những khu vực dân cư bị ảnh hưởng trực tiếp, uy hiếp cuộc sống người dân. Tỉnh Cà Mau đang có khoảng 8.700 hộ dân sống ven biển cần được hỗ trợ di dời vào nơi an toàn./.
Theo Trần Hiếu/VOV-ĐBSCL
Cô giáo Bình Phước hiến căn nhà hơn 100m2 để xây bờ kè nghìn tỷ Sau nhiều ngày suy nghĩ, bà Hoa (Bình Phước) thuyết phục các con đồng ý hiến căn nhà đang ở để xây dựng cảnh quan đô thị. 3 hôm nay, bà Nguyễn Thị Hoa, ở khu phố Tân Đồng 1, phường Tân Thiện, thành phố Đồng Xoài, Bình Phước được ra Hà Nội để tham dự chương trình Giao lưu toàn quốc các...