Xác minh nội dung clip cô gái bán khỏa thân, để trẻ em đụng chạm ‘nơi nhạy cảm’
Công an quận Hồng Bàng (TP Hải Phòng) đã nắm được thông tin vụ việc trên mạng xã hội và đang vào cuộc xác minh.
Hôm nay, trên mạng xã hội lan truyền loạt clip phản ánh người phụ nữ trẻ tuổi tại Hải Phòng trong tư thế bán khỏa thân để các bé trai và bé gái đụng chạm “nơi nhạy cảm” gây phẫn nộ dư luận.
Cô gái được cho là liên quan đến người bị phát tán trong clip nhạy cảm
Trong 1 đoạn clip được chia sẻ, người phụ nữ nằm trên giường trong tình trạng bán khỏa thân, bên cạnh là 2 bé trai.
Trong khoảng hơn 4 phút, người phụ nữ này để 2 bé trai thoải mái đụng chạm phần nhạy cảm trên cơ thể trong khi vẫn dùng điện thoại.
Ở 1 clip khác, nội dung cũng tương tự nhưng liên quan đến một bé gái.
Sau khi clip được phát tán trên mạng xã hội, nhiều người dân đã lên tiếng yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc, bảo vệ các cháu nhỏ khỏi việc làm xấu.
Thông tin với báo chí, ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động Thương binh & Xã hội) cho hay, đơn vị nắm được thông tin vụ việc trên mạng xã hội và đang vào cuộc xác minh.
Video đang HOT
Vụ việc liên quan đến một cô gái ở Hải Phòng đang được công an xác minh
Tuy nhiên, theo ông Nam thông tin trên mạng xã hội cũng chỉ từ một phía; cơ quan chức năng phải tìm hiểu thật kỹ mới có thể kết luận được.
Liên quan tới sự việc, ông Đinh Trọng Chiềm, Trưởng Công an quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng cho hay, đơn vị đã nắm được nội dung phát tán trên mạng xã hội liên quan đến một công dân.
Công an quận đã giao Công an phường Hạ Lý, nơi người phụ nữ trẻ trong clip sinh sống, tiến hành xác minh vụ việc.
Được biết, cô gái liên quan tên là V.M.H, hiện sinh sống tại một khu đô thị sang trọng bậc nhất Hải Phòng.
Quyền Bộ trưởng Y tế: 'Chống dịch bạch hầu như Covid-19'
Quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết hiện số ca bệnh bạch hầu tăng gấp 3 lần năm ngoái, yêu cầu các địa phương chống dịch như đã từng chống Covid-19.
Tại cuộc họp với các chuyên gia về phòng, chống bệnh bạch hầu, chiều 7/7, Quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định tình hình bệnh bạch hầu hiện có nhiều điểm khác biệt so với các năm trước đây. Diện mắc bệnh rộng hơn, nhiều địa bàn hơn, bệnh nhân mọi lứa tuổi không chỉ trẻ em. Đặc biệt, tỷ lệ tử vong hiện nay khá cao.
"Cần tập trung hết sức phòng chống bệnh bạch hầu như đã từng cố gắng phòng chống dịch Covid-19", ông Long nhấn mạnh.
Ông Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Y tế dự phòng, Bộ Y tế, báo cáo từ đầu năm tới chiều nay, tại khu vực Tây Nguyên ghi nhận 63 ca dương tính với bạch hầu (tăng 10 ca so với ngày 6/7). Đến tối, số ca đã tăng lên 65.
Đăk Lak là tỉnh mới nhất ghi nhận ca mắc đầu tiên. Tỉnh Đăk Nông thêm 4 ca, nâng tổng số ca lên 25. Tỉnh Gia Lai 16 ca. Tỉnh Kon Tum 23.
"Đa số trường hợp mắc bệnh không được tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu đủ mũi, đúng lịch. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ có xác minh chỉ khoảng 6%", ông Tấn nói.
Ba em bé tử vong đều ở vùng sâu, xa, là ca xuất hiện lần đầu tại địa phương sau 16 năm, và được phát hiện muộn nên bị biến chứng do bạch hầu.
Ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh, cho biết Bộ Y tế đã tổ chức tập huấn điều trị bạch hầu kết hợp sốt xuất huyết, Covid-19 cho 4 tỉnh khu vực Tây Nguyên. Các cơ sở khám chữa bệnh tăng cường phát hiện sớm bệnh nhân, cách ly kịp thời, khoanh vùng triệt để ổ dịch... Đồng thời ngành y tế cũng chuẩn bị sẵn các khu cách ly, buồng cách ly, phương tiện vật tư tiêu hao, thuốc men...
Tại cuộc họp, các chuyên gia về điều trị và dự phòng đề nghị nên tổ chức cấp cứu tại chỗ để đảm bảo an toàn cho người bệnh, tránh chuyển viện gây nguy hiểm cho người bệnh. Đặc biệt, biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh là viêm cơ tim, suy tim, gây ngừng tim... Do đó, trong điều trị cần chú trọng đến công tác hồi sức tim mạch.
Ông Nguyễn Thanh Long chủ trì cuộc họp về phòng, chống bệnh bạch hầu, chiều 7/7. Ảnh: V.T
Bạch hầu là bệnh lây qua đường hô hấp, qua giọt bắn, qua tiếp xúc trực tiếp người bệnh. Bệnh này được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tỷ lệ tử vong 5-7%, có vùng tới 20%, chủ yếu do biến chứng của bệnh. Rất may, bệnh này có vacccine và thuốc điều trị đặc hiệu.
Hiện bạch hầu nhạy cảm với kháng sinh điều trị thông thường. Do đó, ông Long yêu cầu các cơ quan tập trung nỗ lực khống chế, kiểm soát bệnh một cách căn cơ.
Cục Y tế Dự phòng phối hợp Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia triển khai chiến dịch tiêm dự phòng bạch hầu trên diện rộng, cho người từ 2 tháng tuổi trở lên. Trẻ em tiêm vaccine 3 trong 1, còn với người lớn tiêm vaccine Td (chứa thành phần uốn ván, bạch hầu).
"Đây là việc cấp bách. Phải tiêm diện rộng mới giải quyết được bài toán bạch hầu", ông Long nhấn mạnh.
Bộ Y tế nhận định hiện Việt Nam đủ vaccine phòng bệnh bạch hầu. Tuy nhiên hiện nay cần tiêm cho người dân ở vùng có dịch trước (4 tỉnh Tây Nguyên), sau đó tới các tỉnh có nguy cơ.
Ông Long cũng yêu cầu cần phải triển khai ngay điều trị dự phòng với người có tiếp xúc mầm bệnh và những người trong khu vực có mầm bệnh. Ví dụ xã có người bệnh thì lập tức mọi người trong xã phải uống thuốc dự phòng - cách an toàn, hiệu quả. Ngoài ra, cần khoanh vùng, dập dịch, thực hiện cách ly với tất cả những xã có người bệnh (hạn chế ra vào, ra vào vùng dịch phải đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc gần)... Trong trường hợp cần thiết, báo cáo Thủ tướng về việc xuất cấp khẩu trang với các địa phương này.
Về điều trị, Bộ Y tế giao Bệnh viện Bạch Mai tiến hành đào tạo, tập huấn cho cán bộ 4 địa phương có dịch, phối hợp Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương để thực hiện. Cục Quản lý Khám chữa bệnh thành lập ngay 4 tổ công tác điều trị vào "nằm vùng" ở 4 tỉnh có dịch. Các tổ này tập hợp những chuyên gia về truyền nhiễm, hồi sức và các lĩnh vực điều trị khác, vừa "cầm tay chỉ việc", vừa hướng dẫn, tập huấn, giúp cán bộ y tế ở đấy điều trị bệnh nhân. Song song với đó, sử dụng hệ thống khám chữa bệnh từ xa để hỗ trợ chuyên môn cho các địa phương.
Ông Long cũng yêu cầu rà soát lại tất cả phác đồ điều trị, chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc men. Vụ Kế hoạch Tài chính có nhiệm vụ tổng hợp, báo cáo, đề xuất Thủ tướng bổ sung kinh phí cho chương trình Tiêm chủng mở rộng; đề xuất cấp kinh phí chống dịch cho 4 tỉnh có dịch từ nguồn dự trữ của Bộ Y tế.
Đặc biệt, khởi động lại chương trình truy vết, xem lại toàn bộ yếu tố dịch tễ của khu vực này, cài ứng dụng bảo vệ cộng đồng, phòng chống dịch.
Dự kiến thứ 5 tuần này (ngày 10/7), Bộ Y tế phát động Chiến dịch tiêm chủng trên diện rộng phòng chống bệnh, trong đó có bạch hầu, nâng cao nhận thức của người dân về tiêm chủng phòng chống dịch bệnh.
Hơn 350 người Việt từ Australia và New Zealand về nước Chuyến bay đưa hơn 350 công dân Việt Nam từ Australia và New Zealand về nước đã hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất và hành khách đã được cách ly tập trung. Chuyến bay diễn ra ngày 3/7, do giới chức Việt Nam và Australia phối hợp thực hiện, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao. Hành khách trên chuyến bay...