Xác định được vị trí chiếc máy bay MH370 của Malaysia Airlines?
Công cuộc tìm kiếm chiếc máy bay MH370 sắp bước vào giai đoạn mới. Các thiết bị tìm kiếm công nghệ cao như máy dò siêu âm và máy quay dưới nước sắp được chuyển đến một khu vực trên Ấn Độ Dương, cách bờ Tây Australia khoảng 1.800 km trong vài ngày tới. Theo tờ Daily Mail, các chuyên gia tin rằng chiếc máy bay gặp nạn đã rơi xuống khu vực này.
Mô hình ba chiều vùng đáy biển của khu vực tìm kiếm. (Nguồn: DM)
GO Phoenix, con tàu đầu tiên của đội tìm kiếm đã rời cảng ở Jakarta, Indonesia cách đây hơn một tuần sau khi được chuẩn bị kỹ càng. Theo Cục trưởng Cục An toàn Giao thông Australia, ông Martin Dolan, tàu GO Phoenix sẽ tới khu vực tìm kiếm nói trên vào cuối ngày thứ Bảy sắp tới. Ông cho biết:
“Chúng tôi sẽ thả một thiết bị dò sóng siêu âm dưới nước nối với một dây cáp dài 8km từ trên tàu xuống. Thiết bị này sẽ phát sóng siêu âm trong phạm vi 1,5km xung quanh, thu lại các phản ứng rồi truyền qua dây cáp lên trên tàu. Toàn bộ quá trình này sẽ được ghi lại thành từng đợt, phân tích và tái phân tích liên tục để không bỏ lỡ bất cứ chi tiết nào.”
Cuộc tìm kiếm bước sang giai đoạn mới sau nhiều tháng phân tích và điều tra dưới đáy biển. Các phân tích này cho thấy chiếc máy bay có thể đã rơi tại một vùng xác định trên vùng biển phía nam Ấn Độ Dương. Khu vực tìm kiếm chính có diện tích 60.000 km vuông, tương đương diện tích của Croatia.
“Có ba yếu tố khiến cuộc tìm kiếm trở nên phức tạp hơn. Thứ nhất, chúng tôi phải xác định được các khu vực ưu tiên tìm kiếm trên vùng biển rộng lớn này. Thứ hai, khi thả thiết bị xuống, chúng tôi phải biết đặc điểm vùng đáy biển ở đó, mà địa hình đáy biển thì lại rất phức tạp, do đó phải bỏ thêm nhiều công sức. Cuối cùng, những thông tin thu được cũng đòi hỏi phải được phân tích dưới con mắt của các chuyên gia để có được hiểu biết chính xác nhất,” ông Dolan cho biết. Điều kiện thời tiết cũng có thể ảnh hưởng đến công tác tìm kiếm.
Video đang HOT
Con tàu thứ hai tham gia tìm kiếm có tên Furgo Discovery đã khởi hành từ Durban, Nam Phi và dự kiến sẽ tới Australia vào Chủ Nhật này. Đây là con tàu từng được sử dụng để điều tra khu vực tìm kiếm, và người ta hy vọng công tác đo độ sâu vùng biển do con tàu này thực hiện sẽ hỗ trợ tốt công tác tìm kiếm. Con tàu thứ ba của đội tìm kiếm, Equator in Perth cũng sẽ thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm lần đầu tiên vào cuối tháng này.
Vùng có màu tím có độ sâu 5.300m dưới mặt nước biển, và dốc dần lên vùng màu đỏ độ sâu 2.500m dưới mặt nước biển. (Nguồn: DM)
Bộ trưởng Bộ Giao thông Australia Warren Truss cho biết: “Chúng tôi chưa rõ cuộc tìm kiếm sẽ kéo dài bao lâu. Chúng tôi hy vọng sẽ tìm thấy chiếc máy bay mất tích ngay ngày đầu tiên, nhưng công việc này cũng có thể kéo dài trong cả một năm, chưa kể những ảnh hưởng của thời tiết.”
Cục trưởng Dolan thì nói rằng, có một vài khu vực tìm kiếm “có khả năng cao” mà đội tìm kiếm đã xác định. “Kế hoạch tìm kiếm hiện thời có thể kéo dài tới một năm, nhưng chúng tôi hy vọng sẽ không phải tốn nhiều thời gian như thế. Nhưng dù sao, cũng chưa có gì chắc chắn cả.”
Chính phủ Australia và Malaysia đã bỏ ra 57 triệu USD để phối hợp tìm kiếm chiếc máy bay. Chuyến bay mang số hiệu MH370 đã mất tích hôm 8/3 khi đang trên đường từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh. Trên máy bay có 239 người, gồm 12 nhân viên phi hành đoàn.
Khu vực tìm kiếm MH370 đã được thu hẹp lại còn 60.000 km2 (vùng màu xám) trên vùng biển phía nam Ấn Độ Dương, cách bờ biển Australia 1.800km. Các khu vực màu vàng là những nơi đã được đo độ sâu đáy biển. (Nguồn: DM)
Furgo, con tàu sẽ tham gia tìm kiếm chiếc máy bay MH370 cùng tàu GO-Phoenix.
Theo Vietnam
Vụ máy bay Malaysia mất tích: Cú cắt điện bí ẩn của MH370
Các nhà điều tra Australia đã phát hiện dấu hiệu của 1 cú cắt điện bí ẩn trong chuyến bay mất tích mang số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines.
Vụ máy bay Malaysia mất tích: Giai đoạn tìm kiếm mới của chiếc máy bay mất tích có thể mất hơn 1 năm
Phát hiện của Cục An toàn giao thông Australia làm dấy lên những câu hỏi về việc, liệu có phải thiết bị buồng lái của máy bay đã bị làm xáo trộn để tránh bị radar phát hiện.
Trong báo cáo này, các nhà điều tra tiết lộ, hệ thống quản lý dữ liệu vệ tinh của chiếc máy bay Boeing 777 đã cố gắng kết nối với một vệ tinh, khoảng 1 giờ rưỡi sau khi chiếc máy bay rời Kuala Lumpur hôm 8.3. Đề nghị này có khả năng xảy ra do việc mất điện trên máy bay, báo cáo dài 55 trang cho biết.
"Đề nghị kết nối vào giữa chuyến bay là không phổ biến và có thể xảy ra vì một số lý do", bao gồm, gián đoạn nguồn điện của hệ thống dữ liệu vệ tinh máy bay, lỗi phần mềm,...báo cáo cho hay.
Chuyên gia an toàn hàng không David Gleave đến từ Đại học Loughborough nói rằng, sự gián đoạn nguồn điện có thể do ai đó trong buồng lái gây ra, người này cố gắng để tắt các hệ thống liên lạc của máy bay để tránh bị radar phát hiện.
"Đây có thể là một hành động cố ý tắt cả hai động cơ trong một thời gian," ông Gleave nói với tờ Telegraph. Ông nói thêm: "Có thể nguyên nhân là do lỗi kỹ thuật, nhưng sau đó máy bay sẽ không thể bay tiếp hàng trăm dặm và rồi biến mất ở Ấn Độ Dương".
Công ty viễn thông Inmarsat của Anh xác nhận, có sự gián đoạn nguồn điện trên máy bay nhưng không thể lý giải nguyên nhân của pha cúp điện đó.
Theo các nhà điều tra vụ tai nạn này, máy bay đã hơn 6 lần cố gắng kết nối với các vệ tinh, trong đó có 1 lần lúc 2h25 sáng, chỉ 3 phút sau khi radar của Malaysia thu được tín hiệu của may bay khi nó bay về phía bắc của đảo Sumatra, thay đổi hướng so với kế hoạch ban đầu là đến Bắc Kinh. Nỗ lực kết nối lần cuối cùng được cho là gây ra khi máy bay đâm xuống Ấn Độ Dương.
Theo Xahoi
Sốc: Sự biến mất của MH370 đã được tính toán trước Trong một cuốn sách mới nhất được công bố về các thảm kịch, tác giả cho rằng sự biến mất của MH370 là "cố ý" và "được tính toán". Hai tác giả người Tờ Malaysia Chronicle cho biết, hai tác giả người New Zealand, Ewan Wilson, một phi công thương mại, Ủy viên Hội đồng Thành phố Hamilton, và nhà báo Geoff Taylor...