Xác định địa giới hành chính giữa Hòa Bình với Thanh Hóa, Ninh Bình
Chính phủ vừa ban hành nghị quyết về việc xác định địa giới hành chính giữa tỉnh Hòa Bình với các tỉnh lân cận tại những khu vực do lịch sử để lại.
Khu vực Vạn Mai
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 77/NQ-CP về việc xác định địa giới hành chính giữa tỉnh Hòa Bình và tỉnh Thanh Hóa tại khu vực Vạn Mai do lịch sử để lại.
Cụ thể, đường địa giới hành chính giữa tỉnh Hòa Bình và tỉnh Thanh Hóa tại khu vực Vạn Mai, giáp ranh giữa xã Mai Hịch, xã Vạn Mai, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình và xã Phú Thanh, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa nằm trên 03 mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000 hệ tọa độ quốc gia VN-2000 có phiên hiệu F-48-78-D-d-2, F-48-79-C-c-1 và F-48-79-C-c-2 do Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập năm 2011, là đường địa giới hành chính cấp tỉnh được tô bo màu hồng, khởi đầu từ điểm địa giới tỉnh Hòa Bình và tỉnh Thanh Hóa đã thống nhất tại giao điểm giữa suối Quên với quốc lộ 15A, theo hướng Nam – Tây Nam, đi giữa suối Quên đến ngã ba giữa suối Quên và sông Mã, chuyển hướng Đông – Đông Nam đi giữa sông Mã đến ngã ba giữa sông Mã với suối Co Bông, chuyển hướng Đông Bắc đi giữa suối Co Bông rồi theo khe đến đỉnh núi Thám Pùng có độ cao 322,0 m, theo hướng Đông – Đông Nam đi thẳng đến đỉnh núi có độ cao 343,5 m, tiếp tục theo sống núi qua các đỉnh núi có độ cao 365,7 m; 664,5 m; 506,8 m đến đỉnh núi có độ cao 788,0 m là điểm địa giới tỉnh Hòa Bình và tỉnh Thanh Hóa đã thống nhất.
Chính phủ giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị quyết này; theo dõi, kiểm tra và tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa căn cứ xác định địa giới hành chính trên xác định cụ thể đường địa giới hành chính trên thực địa và chuyển vẽ lên bản đồ địa giới hành chính hệ tọa độ quốc gia VN-2000 để quản lý.
Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hòa Bình và tỉnh Thanh Hóa có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết; tuyên truyền, vận động, thuyết phục, tạo sự thống nhất cao trong hệ thống chính trị và sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết.
Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa hoàn thành việc xác định địa giới hành chính tại khu vực Vạn Mai do lịch sử để lại trong quý III năm 2020.
Khu vực đền Cát Đùn, khu vực Chín quả đồi Lim
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết về việc xác định địa giới hành chính giữa tỉnh Hòa Bình và tỉnh Ninh Bình tại hai khu vực do lịch sử để lại.
Video đang HOT
Cụ thể, đường địa giới hành chính giữa tỉnh Hòa Bình và tỉnh Ninh Bình tại khu vực đền Cát Đùn, giáp ranh giữa xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình và xã Xích Thổ, huyện Nho Quan; xã Gia Hưng, xã Gia Hòa, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình được thể hiện trên 01 mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000 hệ tọa độ quốc gia VN-2000 có phiên hiệu F-48-92-B-a-4 do Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập năm 2011, là đường địa giới hành chính cấp tỉnh được tô bo màu hồng, khởi đầu từ điểm địa giới tỉnh Hòa Bình và tỉnh Ninh Bình đã thống nhất tại đỉnh núi Mặt Quỷ có độ cao 275,2 m, theo hướng Đông Nam, đi theo sống núi qua các đỉnh núi có độ cao 200,7 m; 251,4 m; 266,1 m, qua cửa Tráp rồi qua các đỉnh núi có độ cao 203,7 m; 239,6 m; 273,5 m, chuyển hướng Đông Bắc theo sống núi đến yên ngựa, chuyển hướng Bắc – Tây Bắc đi theo khe đến gặp suối, đi giữa suối đến gặp điểm thờ cúng tâm linh (điểm thờ cúng tâm linh do tỉnh Ninh Bình quản lý), tiếp tục đi giữa suối đến gặp đường tụ thủy, chuyển hướng Đông – Đông Bắc đi thẳng lên đỉnh núi có độ cao 384,9 m, chuyển hướng Nam – Đông Nam, Tây Nam và Đông Nam đi theo sống núi qua các đỉnh núi có độ cao 324,7 m; 322,3 m; 271,9 m; 283,3 m; 291,4 m; 285,9 m; 293,6 m; 303,7 m đến đỉnh 297,3 m là điểm địa giới tỉnh Hòa Bình và tỉnh Ninh Bình đã thống nhất.
Đường địa giới hành chính giữa tỉnh Hòa Bình và tỉnh Ninh Bình tại khu vực Chín quả đồi Lim, giáp ranh giữa xã Đoàn Kết, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình và xã Thạch Bình, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình nằm trên 01 mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000 hệ tọa độ quốc gia VN-2000 có phiên hiệu F-48-92-A-b-4 do Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập năm 2011, là đường địa giới hành chính cấp tỉnh được tô bo màu hồng, khởi đầu từ điểm địa giới tỉnh Hòa Bình và tỉnh Ninh Bình đã thống nhất tại ngã ba giữa sông Lạng với nhánh của sông Lạng, phía Nam đồi cao 21,6 m, theo hướng Bắc – Tây Bắc, đi giữa sông Lạng đến điểm ngoặt của sông Lạng, chuyển hướng Đông Bắc đến bờ ao, đi theo phía Nam bờ ao đến giao điểm bờ ao với đường tụ thủy, theo khe đến đỉnh núi có độ cao 71,3 m, chuyển hướng Bắc – Đông Bắc, theo sống núi xuống chân núi gặp đường đất, theo hướng Tây Bắc đi giữa đường đất đến giao điểm giữa đường đất với tụ thủy, chuyển hướng Bắc – Đông Bắc đi theo khe đến đỉnh núi có độ cao 71,6 m, tiếp tục theo sống núi đến đỉnh núi có độ cao 71,3 m, chuyển hướng Bắc – Tây Bắc theo sống núi qua các đỉnh núi có độ cao 67,1 m; 61,0 m; 41,8 m; 51,3 m xuống gặp suối, đi giữa suối, khe, chuyển hướng Tây Nam đi giữa suối, rồi cắt thẳng ra đến giữa sông Lạng là điểm địa giới tỉnh Hòa Bình và tỉnh Ninh Bình đã thống nhất.
Chính phủ giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị quyết này; theo dõi, kiểm tra và tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình căn cứ Nghị quyết này xác định cụ thể đường địa giới hành chính trên thực địa và chuyển vẽ lên bản đồ địa giới hành chính hệ tọa độ quốc gia VN-2000 để quản lý.
Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hòa Bình và tỉnh Ninh Bình có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết; tuyên truyền, vận động, thuyết phục, tạo sự thống nhất cao trong hệ thống chính trị và sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết.
Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình hoàn thành việc xác định địa giới hành chính tại hai khu vực do lịch sử để lại trong quý IV năm 2020.
Hòa Bình: Trồng dưa lê Hàn Quốc, trái nhìn đã sang mà bán thì đắt hàng
Với hương vị thơm, ngọt ngon, dưa lê Hàn Quốc đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ dân huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Với đặc tính ngắn ngày, năng suất tốt, dưa lê Hàn Quốc đang trở thành sinh kế mới để người dân vùng dân tộc thiểu số thoát nghèo.
Khoảng 3 năm trở lại đây, dưa lê Hàn Quốc đã được nhiều hộ nông dân ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đưa về trồng tăng cao nguồn thu nhập, dần dần trở thành hướng đi mới trong phát triển kinh tế ở địa phương.
Ông Hà Văn Thư trồng dưa lê Hàn Quốc trên 2.000 m2 cho lãi hơn 100 triệu đồng/năm.
Nhận thấy dưa lê Hàn Quốc đem lại giá trị kinh tế cao bởi kỹ thuật chăm sóc đơn giản, không tốn nhiều chi phí, lại phù hợp với khí hậu địa phương, ông Hà Văn Thư, xóm Sun, xã Xăm Khoè đã mạnh dạn chuyển đổi những diện tích đất ruộng sang trồng dưa lê.
Đến nay, vườn dưa lê Hàn Quốc của gia đình ông đã cho thu nhập ổn định, trở thành mô hình điểm cho nhiều hộ xung quanh học tập kinh nghiệm.
Ông Thư cho chia sẻ: "Trước kia, gia đình tôi chủ yếu trồng lúa và trồng ngô, nhưng hiệu quả kinh tế không được cao. Được cán bộ xã, huyện tuyên truyền về hiệu quả trồng dưa lê ngọt Hàn Quốc và hướng dẫn kỹ thuật, phương thức gieo trồng, ngay vụ đầu tiên đã có hiệu quả kinh tế. Đến nay, gia đình tôi mở rộng trồng hơn 2.000m2 trồng dưa lê ngọt Hàn Quốc. Giá dưa bán lê ngọt Hàn Quốc tại vườn dao động từ 35.000 - 45.000 đồng/kg, giúp gia đình tôi có nguồn thu ổn định hơn trước".
Là một trong những hộ tiên phong trồng dưa lê Hàn Quốc ở Mai Châu, nên ông Thư phải tự tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Bên cạnh đó, ông còn được sự hỗ trợ của tổ chức Good Neighbor International (GNI) tại Việt Nam chuyển giao khoa học kỹ thuật và hướng dẫn thực hiện làm luống, cách sử màng nilon bảo vệ và lắp đặt hệ thống tưới nước tự động để trồng dưa với tổng diện tích trên 2.000 m2.
Chính vì vậy, sản lượng dưa Hàn Quốc của gia đinh ông mỗi năm không ngừng tăng lên và bảo đảm chất lượng tốt.
Không riêng gì gia đình ông Thư có thu nhập cao từ dưa lê Hàn Quốc, nhiều hộ ở xóm Sun, xã Xăm Khòe cũng có thu nhập khá từ trồng loại dưa này.
Theo kinh nghiệm của ông Thư, dưa lê Hàn Quốc rất phù hợp với khí hậu ở Mai Châu. Cây dưa lê Hàn Quốc sinh trưởng và phát triển nhanh, ít bị bệnh phấn trắng nên tiết kiệm được khá nhiều chi phí.
Trong quá trình chăm sóc vườn dưa, ông Thư nói không với thuốc hóa học và các chất bảo quản có hại đến sức khỏe người tiêu dùng, ông chỉ dùng phân hữu cơ nên sản phẩm làm ra luôn bảo đảm yếu tố sạch.
"Hiện tại, 1kg dưa lê Hàn Quốc bán tại siêu thị có giá từ 50.000 - 60.000 đồng, nhưng chúng tôi chỉ cần bán với giá từ 35.000 đồng/kg thì đã có lãi rồi. Một vụ dưa Hàn Quốc kéo dài từ 2,5- 3 tháng/vụ, dưa lê Hàn Quốc có thể canh tác được 3 vụ/năm...".
Với hương vị thơm ngon, dưa lê Hàn Quốc được người tiêu dùng ưa chuộng.
Để cây dưa lê Hàn Quốc sinh trưởng và phát triển tốt, tăng năng suất, đảm bảo các yêu cầu chất lượng khi thu hoạch, ông Thư đã đầu tư làm hệ thống nhà lưới bảo vệ toàn bộ diện tích trồng dưa. Hiện đã hoàn thành việc xây dựng và đang tiến hành làm luống để trồng 1.200 m2 dưa lê trong vụ tiếp theo.
Được biết năm 2019, ông Thư trồng 3 vụ dưa cho sản lượng thu hoạch đạt hơn 4 tấn/vụ. Sau khi trừ chi phí, gia đình ông thu lãi khoảng 30 - 40 triệu đồng/vụ, lợi nhuận 1 năm thu về hơn 100 triệu đồng.
Năm nay do thời tiết ủng hộ, vườn dưa cho năng suất cao hơn năm ngoái. Hiện gia đình ông Thư là hộ thu hoạch sớm nhất nên giá tiêu thụ sản phẩm đạt 40.000 - 45.000 đồng/kg, hứa hẹn sẽ mang về 1 mùa bội thu.
Trước tiềm năng và lợi thế mà dưa Hàn Quốc mang lại, huyện Mai Châu (Hòa Bình) đang phối hợp với các ngành chức năng khuyến khích nông dân mở rộng diện tích trồng dưa Hàn Quốc, áp dụng quy trình quản lý dịch hại, bảo vệ cây trồng, đảm bảo năng suất và đầu ra ổn định cho sản phẩm, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.
Do hiệu quả kinh tế từ dưa lê Hàn Quốc mang lại khá nhanh và ổn định, nên ngày càng được nhiều nông hộ nhân rộng trên địa bàn huyện Mai Châu.
Ông Hà Công Soan, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mai Châu, cho biết, toàn huyện có tổng diện tích trồng dưa lê trên 7.000m2, tập trung ở xã Xăm Khoè. Đây là loại quả có chất lượng quả ngọt, thơm, hàm lượng chất dinh dưỡng cao, đem lại nguồn thu nhanh hơn so với nhiều loại cây trồng truyền thống.
"Tôi thấy trồng dưa lê giống Hàn Quốc đã giúp bà con tận dụng được quỹ đất, nâng cao giá trị sản xuất trên diện tích canh tác, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương. Trên thị trường hiện nay sản phẩm dưa Hàn Quốc còn ít, nên cơ hội giúp nông dân xây dựng cánh đồng đạt giá trị hàng trăm triệu đồng/ha/năm và làm giàu từ nông nghiệp là khả thi", ông Hà Công Soan.
Hà Nội-Huế-Sài Gòn trong hành trình di sản và an ninh quốc gia Việc kết nghĩa của ba thành phố có ý nghĩa chính trị sâu sắc, mở ra phong trào kết nghĩa giữa các địa phương hai miền Nam-Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. khách du lịch tham quan Cố đô Huế. (Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN) Ngày 18/5, tại thành phố Huế (Thừa Thiên-Huế) đã diễn ra Hội thảo khoa học "Hà Nội-Huế-Sài...