Xã Yên Thọ giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM theo hướng bền vững

Theo dõi VGT trên

Về thăm xã Yên Thọ (Như Thanh) chúng tôi cảm nhận được cuộc sống sung túc đang dần hiện hữu trên miền quê còn nhiều khó khăn này.

Những thành quả đạt được là sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo của cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và sự hưởng ứng, đồng thuận cao của Nhân dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM).

Xã Yên Thọ giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM theo hướng bền vững - Hình 1
Diện mạo nông thôn mới nâng cao ở xã Yên Thọ.

Là xã thuần nông vùng bán sơn địa, toàn xã có 2.418 hộ (9.812 nhân khẩu), với 4 dân tộc (Kinh, Mường, Thái, Thổ) chung sống tại 11 thôn và có một họ đạo Thiên chúa giáo tại thôn Yên Trung. Với xuất phát điểm thấp, thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp, những năm trước đây, Yên Thọ còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế – xã hội. Vì vậy, khi bắt tay vào XDNTM, cấp ủy, chính quyền xã Yên Thọ xác định phát huy tối đa sức mạnh nội lực để hoàn thành các tiêu chí. Xã đã đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hiểu được vai trò vừa là chủ thể, vừa là đối tượng thụ hưởng những thành quả đó. Đồng thời, tổ chức rà soát, xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện từng tiêu chí công khai, minh bạch, thực hiện tốt quy chế dân chủ; phát huy tính t.iền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu.

Theo ông Nguyễn Hữu Quang, Chủ tịch UBND xã Yên Thọ, XDNTM đã khó, giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí lại càng khó hơn. Từ khi được công nhận xã đạt chuẩn NTM năm 2017, hàng năm xã vẫn tiếp tục xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nâng cao các tiêu chí NTM, trong đó tập trung vào các tiêu chí đã hoàn thành nhưng chưa thật sự bền vững. Quá trình giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, Yên Thọ luôn xác định tiêu chí thu nhập là quan trọng nhất, do đó xã đã tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; áp dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật và đưa các cây, con giống mới năng suất cao vào sản xuất. Cùng với việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cây trồng, đưa cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất để nâng hệ số lần sử dụng đất lúa, màu, chuyên màu, từ sản xuất 3 vụ thành đất sản xuất 4 vụ.

Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất được thực hiện đồng bộ góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao như: mô hình trồng nấm ăn, nấm dược liệu trong nhà màng công nghệ cao của HTX nông sản hữu cơ Trúc Phượng; trồng cây đinh lăng, cây nghệ vàng áp dụng hệ thống tưới phun mưa của HTX nông lâm nghiệp Tuấn Long; trồng rau an toàn tập trung chuyên canh trong nhà lưới của HTX nông nghiệp Xuân Thọ; trồng lúa nếp chất lượng cao bán lúa tươi của HTX dịch vụ nông nghiệp Yên Thọ… Bên cạnh đó, các HTX dịch vụ nông nghiệp đã tăng cường liên doanh, liên kết với các công ty, doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm hàng hóa cho Nhân dân như: ớt, bí xanh, đậu tương, rau đậu các loại… Tích tụ, tập trung được 15 ha để trồng cây dược liệu; chuyển đổi hơn 20 ha từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, tổng diện tích gieo trồng hàng năm của xã đạt trên 1.116 ha, tổng sản lượng lương thực đạt 4.347 tấn trở lên, bình quân 1 ha canh tác đạt từ 78 – 80 triệu đồng. Bên cạnh đó, xã duy trì và phát triển được 20 doanh nghiệp, HTX và 395 hộ kinh doanh cá thể hoạt động có hiệu quả và thu hút hàng trăm lao động làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chủ yếu là các nghề may mặc, mộc, gò hàn, sửa chữa điện dân dụng, xây dựng, vận tải và các dịch vụ khác…; qua đó góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động.

Từ sự chung tay góp sức của Nhân dân, xã Yên Thọ đã huy động được trên 513,3 tỷ đồng để thực hiện các tiêu chí NTM nâng cao. Trong đó, Nhân dân địa phương đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi 36,3 tỷ đồng, tự bỏ kinh phí xây dựng và chỉnh trang nhà ở hơn 310,6 tỷ đồng, còn lại là các nguồn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, tỉnh, huyện và xã. Từ các nguồn lực huy động, xã đã mở rộng, các tuyến đường bê tông trải dài đến từng ngõ, xóm rộng rãi, thoáng mát; hệ thống giao thông nội đồng được cứng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật; mở rộng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, kinh doanh, dịch vụ… để tăng thu nhập.

Kinh tế phát triển là nền tảng để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và mang lại sự hài lòng cho người dân. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người đạt 48,5 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều còn 1,29%; tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%. Đường làng, ngõ xóm thường xuyên được chỉnh trang, nâng cấp, trồng hoa, cây xanh; từng hộ cũng chủ động chỉnh trang nhà ở, cải tạo sân vườn, tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. Phong trào xây dựng đời sống văn hóa, gắn với XDNTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đã và đang phát huy hiệu quả; số gia đình văn hóa đạt 88%, 100% số thôn và cơ quan đạt danh hiệu đơn vị văn hóa, năm 2014 xã đạt chuẩn văn hóa NTM và năm 2021 đạt chuẩn NTM nâng cao. Hiện tại, địa phương đã và đang phát động phong trào thi đua xây dựng thôn NTM kiểu mẫu và phấn đấu 3 thôn được công nhận thôn NTM kiểu mẫu vào cuối năm 2022.

Những kết quả đạt được trong việc giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, NTM nâng cao theo hướng bền vững trong thời gian qua sẽ là nền tảng vững chắc để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Yên Thọ tiếp tục phát huy nội lực, khơi dậy tinh thần đoàn kết, sáng tạo và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, quyết tâm trở thành xã NTM kiểu mẫu vào cuối năm 2022.

Video đang HOT

Phát triển vùng vì cả nước - Bài cuối: Tư duy đổi mới, tầm nhìn dài hạn

Trong bối cảnh mới, các địa phương trong vùng cần có một chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn mang tính hệ thống, có định hướng bao quát, dài hạn trong 10 năm và có thể có những tầm nhìn dài hạn hơn nữa.

Trong đó, quá trình tái cơ cấu nông nghiệp cần gắn chặt hơn với xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.

Để nguồn lực trở thành động lực phát triển

Phát triển vùng vì cả nước - Bài cuối: Tư duy đổi mới, tầm nhìn dài hạn - Hình 1
Hộ thành viên HTX nông nghiệp Duy Lợi ở xã Mường Và, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, thu hoạch cam. Ảnh tư liệu: Quang Quyết/TTXVN

Trong nhiều năm qua, đã có nhiều văn bản, chương trình được ban hành, triển khai chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Những chính sách này tương đối toàn diện và mang tính chất định hướng cho các hoạt động đầu tư hoặc làm cơ sở cho việc ban hành các cơ chế, chính sách cụ thể.

Những năm gần đây, xã Yên Sơn, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng nhiều mô hình sản xuất theo lợi thế từng vùng, nâng cao hiệu quả kinh tế, giúp người dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống, như: Trồng cây ăn quả tập trung nhiều ở bản Kim Sơn 1, 2, bản Đán; trồng lúa nước ở khu vực bản Chờ Lồng; phát triển trồng mía, chăn nuôi đại gia súc ở Bó Phương, Yên Quỳnh... UBND xã tiếp tục phát triển vùng cây ăn quả theo chủ trương của tỉnh, huyện; mở rộng các loại cây trồng có lợi thế ngoài các loại cây trồng chủ lực của xã; liên kết để hình thành vùng nguyên liệu cung ứng cho Nhà máy chế biến rau quả Doveco; phát triển chăn nuôi đàn gia súc với quy mô phù hợp gắn với trồng cỏ, phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng tập trung đảm bảo hiệu quả, chất lượng.

Tham luận tại Hội nghị quán triệt, triển khai Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị, Bí thư Tỉnh ủy Sơn La Nguyễn Hữu Đông cho biết, xác định rõ tiềm năng, lợi thế của tỉnh, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025 đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 21/01/2021 về phát triển công nghiệp chế biến nông sản giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Đồng thời dưới ánh sáng của Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị, Sơn La quyết tâm triển khai nghiêm túc, quyết liệt để xây dựng Sơn La trở thành Trung tâm chế biến sản phẩm nông nghiệp vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

Nhờ chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp, đến nay huyện Ba Bể (Bắc Kạn) đã chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, tự cung tự cấp sang phát triển vùng sản xuất hàng hóa rõ nét với quy mô, diện tích ngày càng mở rộng như: Vùng trồng bí xanh thơm tập trung ở các xã Địa Linh, Yến Dương, Mỹ Phương với tổng diện tích 123ha. Vùng trồng cây hồng không hạt ở các xã Quảng Khê, Đồng Phúc, Thượng Giáo, Khang Ninh với tổng diện tích hơn 257ha. Cây chè trung du tập trung tại các xã Mỹ Phương, Chu Hương, Đồng Phúc với diện tích hơn 676ha. Cây dong riềng tập trung tại các xã Chu Hương, Yến Dương, Mỹ Phương, Địa Linh với diện tích 131ha. Toàn huyện đã thực hiện chuyển đổi diện tích đất trồng lúa, ngô sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn 265ha; có 318ha đất ruộng, soi bãi, đạt giá trị 100 triệu đồng/ha trở lên...

Nhìn lại giai đoạn 2016 - 2020, Thái Nguyên được các bộ, ban, ngành Trung ương đ.ánh giá là điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội; là cực tăng trưởng mới của đất nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của Thái Nguyên đạt bình quân 10,47%/năm (quy mô GRDP đạt 116 nghìn tỷ đồng vào năm 2020). Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15,77%/năm, đóng góp quan trọng nhất cho tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh. Để tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Thái Nguyên chủ trương tiếp tục thúc đẩy công nghiệp, coi đây là động lực của mọi sự phát triển. Tỉnh đề ra chỉ tiêu phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp tăng thêm 9%/năm, tương đương giá trị gia tăng tuyệt đối khoảng 72.000 tỷ đồng/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp xây dựng, phấn đấu đạt 61% vào năm 2025. Hiện tỉnh có 7 khu công nghiệp, 35 cụm công nghiệp với các nhóm ngành có tiềm năng, lợi thế như: Công nghiệp điện, điện tử, công nghiệp cơ khí chế tạo, công nghiệp chế biến khoáng sản, nông, lâm sản gắn với kiểm soát và bảo vệ môi trường...

Có thể thấy, địa phương nào cũng có những tiềm năng, lợi thế, nguồn lực riêng, nhưng nếu không biết cách khai thác thì nguồn lực mãi chỉ ở dạng tiềm năng. Do đó, cần khai thác tối đa các nguồn lực để có thể biến thành động lực cho sự phát triển của nền kinh tế, nhất là sau đại dịch COVID-19.

Ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, các địa phương trong quá trình phát triển cần chú ý những vấn đề nguyên tắc như: Tư duy đổi mới, tầm nhìn dài hạn và quy hoạch đồng bộ; tháo gỡ những điểm nghẽn, tạo đột phá phát triển; đẩy mạnh liên kết phát triển toàn diện các ngành, các lĩnh vực; triển khai có hiệu quả các chương trình trọng tâm, trọng điểm.

Thu hẹp dần khoảng cách

Phát triển vùng vì cả nước - Bài cuối: Tư duy đổi mới, tầm nhìn dài hạn - Hình 2
Nông dân Khmer ở Long Phú (Sóc Trăng) chăn nuôi bò cho hiệu quả cao. Ảnh tư liệu: Trung Hiếu/TTXVN

Xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư.

Nhiều năm qua, nhờ triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả những đề án, chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cùng với kết quả xây dựng nông thôn mới, đã làm thay đổi diện mạo, khởi sắc nhiều vùng nông thôn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số ở Đồng bằng sông Cửu Long. Qua đó, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao, tạo t.iền đề khơi dậy, phát huy vai trò chủ thể của đồng bào dân tộc thiểu số trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Ông Danh Phúc, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang cho biết, hưởng ứng chương trình xây dựng nông thôn mới, những năm gần đây, Kiên Giang phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tại các địa phương, thể hiện được vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân chung tay, góp sức thay đổi bộ mặt vùng nông thôn.

Bên cạnh đó, Kiên Giang đã huy động các nguồn lực, lồng ghép nhiều chương trình, dự án để thực hiện công tác giảm nghèo bền vững trong đồng bào Khmer. Đặc biệt, nhiều hộ dân tự phấn đấu vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng, từ đó tích cực đóng góp trở lại cho phong trào xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo, góp phần làm thay đổi diện mạo vùng có đông đồng bào Khmer.

Tính đến cuối năm 2021, hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số của Kiên Giang theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giảm còn trên 3%, giảm 1,3% so với năm 2020; hộ cận nghèo giảm còn trên 6%, giảm 0,78% so với năm 2020.

Diện mạo ở các vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã đổi thay, nhất là sự chuyển biến trong ý thức và ý chí tự lực vươn lên, xứng đáng với niềm tin của người dân. Đặc biệt, những đóng góp của họ đã góp phần củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Trở thành vùng đất trù phú và đẹp đẽ, thành trung tâm thương mại lớn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Vĩnh Long có nền văn hóa phong phú, nhân văn, giàu giá trị, đậm bản sắc của nền văn minh sông nước miệt vườn. Đến năm 2021 đã có 61/87 xã và 1/8 đơn vị hành chính cấp huyện hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Văn hóa-xã hội phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện; thực hiện các chính sách an sinh xã hội đi vào chiều sâu; tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, chỉ còn 2,01%; bộ mặt đô thị và nông thôn nhiều đổi thay, tươi đẹp và văn minh, tạo nên sức sống mới, khí thế mới.

Tỉnh Sóc Trăng hiện có hơn 30% dân số là đồng bào dân tộc Khmer và có 29 xã, 158 ấp nằm trong danh sách Chương trình 135. Một trong những mô hình tiêu biểu trong phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh ở vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số là mô hình thực hiện Dự án "Phát triển chăn nuôi bò sữa", tập trung ở các huyện Châu Thành, Mỹ Xuyên, Trần Đề, Mỹ Tú. Đến nay, đã có gần 9.500 con bò sữa được nông dân ở các địa phương này nuôi với sản lượng sữa bình quân mỗi ngày khoảng 28 tấn. Ngoài ra, còn có 124 nhóm tham gia dự án với gần 3.000 thành viên. Các thành viên, chủ yếu là người dân tộc Khmer, được hỗ trợ vốn vay làm chuồng nuôi, máy cắt cỏ, máy vắt sữa, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi. Nhờ đó, nhiều thành viên từ nghèo khó đã vươn lên khá giả.

Tỉnh Đồng Tháp với mô hình "Hội quán" là một bước đi đột phá trong phong trào xây dựng nông thôn mới vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là tổ chức tự nguyện tham gia liên kết của các nông dân để cùng nhau giúp đỡ, hỗ trợ trong canh tác sản xuất, phát triển nông nghiệp. Toàn tỉnh hiện có 80 Hội quán với khoảng 4.300 thành viên và 17 hợp tác xã được thành lập dựa trên cơ sở tự nguyện cộng đồng; người dân tham gia Hội quán theo nguyên tắc đồng thuận, với tinh thần "Chung sức xây dựng nông thôn mới". Từ mô hình "Hội quán", tỉnh Đồng Tháp hướng đến giải quyết tốt bài toán "liên kết - hợp tác", hình thành các tổ hợp tác, xây dựng chuỗi giá trị cho một số loại nông sản chủ lực, tạo động lực mới trong xây dựng và phát triển nông thôn. Đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số không ngừng được nâng lên (hằng năm, tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc giảm 3-4%).

Theo báo cáo của Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới Trung ương về kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tính đến tháng 3/2020, vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 702 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 55,94%; bình quân mỗi xã ở Đồng bằng sông Cửu Long đạt 16,63/19 tiêu chí (cả nước là 15,32/19 tiêu chí).

Toàn vùng có 17 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Một số tỉnh, thành phố có tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới vượt chỉ tiêu đề ra như: thành phố Cần Thơ có 100% xã đạt chuẩn, tỉnh T.iền Giang: 82,05%, tỉnh Bạc Liêu: 73,47%; tỉnh Trà Vinh: 67,06%.

Nhờ triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả những đề án, chính sách ở vùng đồng bào dan tộc thiểu số cùng với kết quả xây dựng nông thôn mới, đời sống của đồng bào vùng dân tộc thiểu số ở Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng được cải thiện. Theo báo cáo của Ủy ban Dân tộc, từ năm 2016 đến nay, Chương trình 135 được bố trí nguồn vốn gần 20.000 tỷ đồng. Nguồn vốn này đã góp phần không nhỏ giúp vùng dân tộc thiểu số ở Đồng bằng sông Cửu Long xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển nhiều mô hình sinh kế, tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo, tích cực góp phần thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.

Đến nay, trên 99% xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Đồng bằng sông Cửu Long đã có đường cho xe ô tô đến trung tâm xã; bình quân 70% đường ấp, liên ấp được nhựa hóa hoặc bê tông hóa. Đã có 25.156 hộ được hỗ trợ đất ở, 120.000 hộ được hỗ trợ nhà ở; 9.728 hộ được hỗ trợ đất sản xuất; 73.107 hộ được hỗ trợ giải quyết việc làm; trên 139.000 lao động được đào tạo nghề và trên 204.319 lao động được hỗ trợ tạo việc làm mới; 105.800 hộ được vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh. Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm 3% - 4%/năm, đến nay còn 19,93% (cả nước 22,2%); tỷ lệ hộ có phương tiện nghe nhìn trên 98%, hộ có điện sử dụng là trên 97%, hộ sử dụng nước hợp vệ sinh là trên 93,9%.

Như vậy, để tạo chuyển biến có tính đột phá trong việc phát huy tốt hơn nữa tiềm năng, lợi thế của các vùng và khắc phục triệt để những hạn chế, yếu kém còn tồn tại trong thời gian qua, các địa phương trong vùng phải nhận thức đầy đủ, nắm vững những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, có sự thống nhất cao về ý chí, quyết tâm của cả nước, toàn vùng, từng địa phương trong vùng và các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương. Tổng Bí thứ Nguyễn Phú Trọng lưu ý: "Xác định rõ đây là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, chứ không chỉ là nhiệm vụ riêng của vùng và các địa phương trong vùng. Đồng thời, phải nhận thức thật đúng và giải quyết thật tốt mối quan hệ giữa phát triển vùng và phát triển chung của cả nước: Cả nước vì vùng và vùng vì cả nước".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chiếc xe đặc biệt ở lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
18:37:41 25/07/2024
Tài xế xe máy phi lên cầu vượt lúc đoàn xe linh cữu Tổng Bí thư đi qua
19:51:08 26/07/2024
Gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
18:58:16 25/07/2024
Viếng Tổng Bí thư, những người bạn học ngậm ngùi 'từ nay họp lớp vắng anh'
15:15:42 25/07/2024
Phu nhân Ngô Thị Mận nghẹn ngào bên linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
15:38:14 25/07/2024
Những hình ảnh xúc động thể hiện niềm tiếc thương vô hạn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
20:09:07 25/07/2024
Ngày Quốc tang thứ 2: Người dân xếp hàng từ 2 giờ sáng chờ viếng Tổng Bí thư
08:12:10 26/07/2024
Thực hư thông tin cô gái làm ở Samsung lây truyền HIV cho 16 người ở Thái Nguyên
07:19:15 27/07/2024

Tin đang nóng

Thúy Vinh nói về vụ kiện 13 năm với Thanh Thảo: "Đó là học phí đắt nhất"
07:02:53 27/07/2024
Á hậu bị tung tin hẹn hò Shark Bình tiết lộ quan hệ yêu đương, ai nghe cũng sốc
07:37:21 27/07/2024
Tiểu Yêu của 'Trường Tương Tư' là nhân vật gây tranh cãi nhất màn ảnh Hoa ngữ hiện giờ?
06:02:05 27/07/2024
Cường Đôla bị yêu cầu giải trình sau hơn 3 ngày thay thế mẹ ruột làm CEO
06:39:06 27/07/2024
Hòa Minzy và con trai lặng lẽ bên đường tiễn đưa Bác Trọng, cõi mạng xúc động
10:24:58 27/07/2024
Vợ Đức Tiến lên tiếng trước tin đồn chồng bị hãm hại: "Đã có kết quả điều tra chính thức"
07:05:41 27/07/2024
Call me Duy lợi dụng Quốc tang bán hàng bất chấp, bị mắng té tát phải xin lỗi
09:05:27 27/07/2024
Sao Việt 27/7: Kasim Hoàng Vũ lộ diện khác lạ sau bạo bệnh
06:41:38 27/07/2024

Tin mới nhất

Phạt quán ăn bị tố 'chặt c.hém' 200.000 đồng/suất ở huyện Vạn Ninh 1,5 triệu đồng

07:22:15 27/07/2024
Như PLO đã thông tin, ngày 23-7, tài khoản Facebook có tên Vân Trường đăng nội dung tố quán cơm ở xã Vạn Thắng tính giá suất ăn cao bất thường.

Vụ 63 công nhân nghi bị ngộ độc ở Bình Phước: Tự gom t.iền, đặt các suất ăn bên ngoài

06:44:50 27/07/2024
Theo bà Nguyên, báo cáo từ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tỉnh Bình Phước cho thấy, các công nhân tự gom t.iền và cử đại diện đặt các suất ăn tại một quán ăn trên địa bàn thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú.

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

06:12:25 27/07/2024
Lễ truy điệu và an táng; hàng nghìn đoàn với hàng trăm nghìn người dân đến viếng đồng chí Tổng Bí thư; hàng nghìn đoàn viếng tại các cơ quan đại diện ta ở nước ngoài.

Điện, thư, thông điệp chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

06:10:35 27/07/2024
Tổng Thư ký Liên minh Viễn thông quốc tế Doreen Bogdan-Martin đã gửi điện/thư/thông điệp chia buồn đến Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhân dân Việt Nam.

Kịp thời cứu hai trẻ bị đuối nước

06:02:00 27/07/2024
Hành động dũng cảm cứu người trong lúc nguy cấp của Hạ sĩ Lò Văn Thanh tiếp tục tô thắm hình ảnh đẹp của người chiến sỹ Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ .

Sơn La ứng phó khẩn cấp với mưa lớn trên diện rộng

05:53:26 27/07/2024
Lực lượng Bộ Chỉ huy Quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh tiếp tục nắm bắt tình hình tại các địa phương; triển khai công tác ứng phó, tìm kiếm, cứu nạn, bảo đảm kịp thời, hiệu quả khi có yêu cầu.

Trà Vinh: Khẩn trương hỗ trợ các hộ dân bị thiệt hại do gió lốc

05:51:36 27/07/2024
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trà Vinh đang phối hợp với chính quyền địa phương thị xã Duyên Hải khẩn trương hỗ trợ các hộ dân bị thiệt hại do gió lốc chiều 25/7 để người dân sớm ổn định cuộc sống.

Mưa dông gây nhiều thiệt hại ở Cà Mau

05:48:14 27/07/2024
Biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan, thiên tại tiếp tục diễn biến phức tạp sẽ gây thiệt hại về người và tài sản, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân.

Những dòng tâm thư xúc động của người trẻ tại Malaysia tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

05:44:18 27/07/2024
Những dòng tâm thư xúc động nói trên là của các bạn Châu Thị Ngọc Tuyền và Thu Hằng, những người Việt thuộc thế hệ 9X đang làm việc tại Malaysia.

Cụ bà U100 bình tĩnh giữa biển nước và chuyện ấm lòng trong đêm mưa lũ ở Sơn La

23:28:57 26/07/2024
Những ngày qua, nhiều clip và hình ảnh mưa lũ ở Sơn La do chị Phạm Thị Vân Anh (SN 1987, tổ 3, phường Quyết Thắng, TP Sơn La, tỉnh Sơn La) ghi lại được cộng đồng mạng chia sẻ rầm rộ.

6 tiếng kinh hoàng mắc kẹt trong tâm lũ ống

23:05:57 26/07/2024
Một ngày sau trận lũ, khuôn mặt bà con vùng cao vẫn hằn in nỗi khiếp sợ cùng những lo lắng về việc phải sớm ổn định cuộc sống.

Hành khách tung tin có lựu đạn trong vali ở sân bay Đà Nẵng bị cấm bay 1 năm

23:02:48 26/07/2024
Nam hành khách N.T.P. (trú Nhơn Đức, Nhà Bè, TPHCM) tung tin có lựu đạn trong vali ở sân bay Đà Nẵng bị cấm bay 12 tháng.

Có thể bạn quan tâm

Bắt một Trưởng Ban quản trị chung cư về hành vi tham ô tài sản

Pháp luật

12:25:02 27/07/2024
Ngày 27/7, Cơ quan CSĐT Công an TP Huế (Thừa Thiên Huế) cho biết, vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Phạm Hoàng Liên (SN 1983)

6 công thức nước uống mùa hè giúp ngủ ngon

Sức khỏe

12:08:25 27/07/2024
Nhiều người thường xuyên mất ngủ hoặc hay bị thức dậy vào ban đêm và khó ngủ lại, thậm chí có người phải dùng đến t.huốc n.gủ.

Dâu hào môn Midu làm 3 việc để trẻ đẹp xứng danh thần tiên tỷ tỷ, rủ chồng đại gia cùng áp dụng

Làm đẹp

12:07:53 27/07/2024
Chăm sóc bản thân, tận hưởng cuộc sống và chu toàn cho gia đình nhỏ là những việc làm không chỉ Midu mà các cô dâu mới đều mong muốn thực hiện được.

Bức tranh mùa thu đồng quê Mỹ đẹp mê đắm qua ống kính chàng trai Việt

Du lịch

11:59:04 27/07/2024
Qua ống kính của mình, chàng trai Việt Huy (Khánh Hoà) đã vẽ bức tranh tuyệt mỹ về mùa thu New England (Mỹ) trong bộ áo đủ gam màu đỏ, vàng, cam xen kẽ với những hồ nước tĩnh lặng.

Lady Gaga gây thất vọng ở khai mạc Olympic Paris, Celine Dion trở lại chấn động

Sao âu mỹ

11:34:56 27/07/2024
Người hâm mộ thể thao trên toàn thế giới đều đang hướng về Thế vận hội Paris 2024 (Olympic Paris). Đêm khai mạc vừa diễn ra, đã để lại nhiều dấu ấn khó phai, đáng chú ý khi có sự xuất hiện của Lady Gaga và Celine Dion.

Trải qua nhiều biến cố, đôi bạn thân đã cùng nhau về quê mua một căn nhà rộng 110m2 để kỷ niệm t.uổi 30

Sáng tạo

11:32:03 27/07/2024
Tình bạn khác với gia đình và tình yêu. Nhiều khi, người hiểu bạn nhất không phải là gia đình hay người yêu của bạn mà là người bạn thân nhất của bạn.

Lôi Con hát hit triệu view khiến Sơn Tùng "mê mệt", vui sướng nhún nhảy khắp nhà

Netizen

11:31:12 27/07/2024
Lôi Con luôn là nhóc tỳ có sức hút nhất nhì cộng đồng mạng Việt Nam với vẻ ngoài đáng yêu cùng những khoảnh khắc vui nhộn. Lôi Con không ít lần thể hiện sự yêu thích với nhạc Việt khi trổ tài cover các bài hát đình đám khiến chủ hit thí...

Từ ngày 27/6 đến 27/7 âm lịch, 3 con giáp sau phát tài cực nhanh, giàu sang phú quý không ngờ

Trắc nghiệm

11:01:17 27/07/2024
Theo tử vi từ ngày 27/6 đến 27/7 âm lịch cho biết, 3 con giáp sau được dự đoán phát tài cực nhanh, đổi đời nghèo khó, giàu sang phú quý không ngờ.

Phối đồ gam màu xám giúp bạn nâng tầm phong cách như thế nào?

Thời trang

11:01:17 27/07/2024
Trong thế giới thời trang, gam màu xám luôn chiếm một vị trí đặc biệt nhờ vào sự linh hoạt và tính thời thượng của nó.

Long Nhật miễn phí toàn bộ vé vào cổng liveshow kỉ niệm 35 năm ca hát

Nhạc việt

10:57:22 27/07/2024
Live show Người con xứ Huế kỉ niệm 35 năm ca hát của ca sĩ Long Nhật sẽ được tổ chức vào ngày 3/8/2024 tại Sân khấu Bia Quốc Học, Thành phố Huế và sẽ được miễn phí toàn bộ vé vào xem cho khán giả.

Erling Haaland đã sẵn sàng cho 'mùa giải khắc nghiệt nhất'

Sao thể thao

10:53:52 27/07/2024
Haaland đã ghi 90 bàn thắng trong 98 lần ra sân trong 2 năm cho Man.City. Tuy nhiên, hiệu suất ghi bàn có thể còn cao hơn nếu chấn thương không ảnh hưởng quá nhiều đối với siêu t.iền đạo người Na Uy ở mùa qua