Xã vay tiền giáo viên mầm non gần 10 năm chưa trả!
Để có kinh phí xây dựng cơ sở vật chất trường mầm non, năm 2010, chính quyền xã Sơn Diệm (Hương Sơn – Hà Tĩnh) đã vay tiền của 9 giáo viên mầm non. Sau gần 10 năm, vẫn còn 5 giáo viên bị xã “khất nợ” nhiều lần khiến các chủ nợ không hài lòng, có phần bức xúc.
Các cháu học sinh Trường Mầm non Sơn Diệm được nuôi dạy trong những phòng học khang trang, rộng rãi nhưng món nợ xây trường của các cô giáo nơi đây đã kéo dài 10 năm vẫn chưa được trả.
Đầu năm 2010, lãnh đạo UBND xã Sơn Diệm trao đổi với Trường Mầm non Sơn Diệm đề nghị các cô giáo cho xã vay 5 triệu đồng/người để đầu tư xây dựng trường.
Mặc dù không lương (hưởng chế độ phụ cấp từ 800 ngàn đồng đến 1,2 triệu đồng/người/tháng) nhưng vì tập thể, vì con em, 9 cô giáo ở đây đã sẵn lòng “xoay” đủ tiền cho xã vay.
Để có đủ 5 triệu đồng, hầu như các cô phải vay nợ, thậm chí có những trường hợp gia đình khó khăn đã phải bán một số tài sản có giá trị…
Trường Mầm non Sơn Diệm hiện khá khang trang, sạch đẹp
Video đang HOT
Thế nhưng, trái ngược với tinh thần trách nhiệm của các cô giáo mầm non, UBND xã Sơn Diệm đã lần lữa việc trả nợ của mình và đến nay đã kéo dài gần 10 năm.
Trong số những người xã đứng ra vay tiền, chỉ có 4 cô được trả nợ. Và việc chi trả được thực hiện riêng lẻ, khi có người về hưu hoặc chuyển công tác đến trường khác chứ không phải đồng loạt hay dựa trên việc xem xét hoàn cảnh, nguyện vọng của mỗi người…
Các cô còn lại gồm: Hoàng Thị Loan, Phan Thị Thanh Tâm, Nguyễn Thị Hà, Phan Thị Tâm và Trần Thị Vân thì bị xã nhiều lần “nại” ra các lý do để khất lần.
Cô Hoàng Thị Loan buồn bã kể: “Sau khi trường vào hệ thống công lập, hằng năm, các cô có lên UBND đề nghị xã trả nợ, nhưng lần nào cũng vậy, xã đều xin khất…”.
Trong số những người còn bị xã nợ tiền, cô Phan Thị Thanh Tâm (áo trắng) hiện là người có hoàn cảnh khó khăn nhất.
Cô Trần Thị Thủy – Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Sơn Diệm cho hay: “Trong số những người còn bị xã nợ tiền có gia đình cô Phan Thị Thanh Tâm hoàn cảnh rất khó khăn. Vừa rồi làm nhà phải nhờ đến Liên đoàn Lao động tỉnh hỗ trợ qua kênh làm nhà “Mái ấm Công đoàn” và sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp. Trong tình cảnh túng thiếu đó thì có thêm được đồng nào hay đồng ấy nhưng xã vẫn không trả nợ cho cô…”.
Ông Lê Khắc Ái – Chủ tịch UBND xã Sơn Diệm thẳng thắn thừa nhận xã có nợ các cô giáo mầm non khoản tiền vay xây dựng cơ sở vật chất 10 năm chưa trả vì ngân sách khó khăn.
Ông Lê Khắc Ái – Chủ tịch UBND xã Sơn Diệm khẳng định: “Đúng là có việc vào năm 2010, do ngân sách xã khó khăn nên chúng tôi có vay tiền 9 cô giáo trong trường mầm non, mỗi cô 5 triệu đồng để xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu chuyển từ trường bán công sang công lập theo chủ trương của cấp trên. Các cô cũng đã tham gia với tinh thần tự nguyện. Việc xã trả nợ chậm là do điều kiện ngân sách khó khăn, xã cũng đã nhiều lần trao đổi mong các cô thông cảm”.
Thiết nghĩ, món nợ này không lớn, vay cũng đã lâu, đời sống của chị em giáo viên ở Trường Mầm non Sơn Diệm cũng đang gặp nhiều khó khăn nên UBND xã này cần sớm bố trí trả nợ để đảm bảo quyền lợi của các giáo viên.
Theo baohatinh
Cô giáo mầm non yêu nghề, nhiệt tình với công tác Hội
Đó là cảm nhận của chúng tôi khi có dịp trò chuyện với Hiệu trưởng Trường mầm non tư thục Họa Mi 2, chủ Nhóm trẻ mầm non Ngọc Linh, đồng thời là Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ KP.Vườn Dừa, phường Phước Tân (TP.Biên Hòa) Hoàng Thị Tú Oanh.
Niềm vui của chị Hoàng Thị Tú Oanh là mỗi ngày được gần gũi, trò chuyện với trẻ. Ảnh: N.Sơn
* Yêu nghề...
Sau khi tốt nghiệp Trường cao đẳng sư phạm Đắk Lắk, chị Tú Oanh chọn một trường mầm non ở TP.Biên Hòa để gắn bó với nghề. Năm 2009, chị chuyển về sinh sống tại KP.Vườn Dừa (trước đây là ấp Vườn Dừa), phường Phước Tân và thành lập nhóm trẻ tại nhà với tên gọi Mầm non Ngọc Linh. Chị Tú Oanh cho biết, ban đầu nhóm chỉ có 2 cháu, đến nay đã tăng lên 100 cháu. Cách đây 3 năm, nhận thấy nhu cầu gửi trẻ ngày càng tăng, chị đã bàn bạc với chồng vay vốn ngân hàng để xây dựng thêm Trường mầm non Họa Mi 2, tọa lạc tại phường Long Bình Tân (TP.Biên Hòa).
Với mong muốn trẻ được học tập trong môi trường thân thiện, chị đã cho xây dựng trường với không gian mở, tạo điều kiện để trẻ được vận động ngoài trời. Để phụ huynh yên tâm hơn khi gửi con, chị cho lắp đặt hệ thống camera theo dõi. Riêng với đội ngũ giáo viên, ngoài chuyên môn, nghiệp vụ chị Tú Oanh ưu tiên lựa chọn những cô giáo yêu nghề, mến trẻ. Đặc biệt, ngoài thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ GD-ĐT, chị mạnh dạn áp dụng những phương pháp dạy và học mới tạo điều kiện để trẻ tư duy, khám phá xung quanh... Nhờ đó, Trường mầm non Họa Mi 2 đã nhận được sự tin tưởng của nhiều phụ huynh. Từ khoảng vài chục học sinh những ngày đầu đi vào hoạt động, hiện Trường mầm non Họa Mi 2 đã có trên 300 trẻ theo học.
Thành công với 2 cơ sở giáo dục mầm non, nhưng ước mơ của chị vẫn chưa dừng lại. Chị Tú Oanh cho hay, trong thời gian tới chị sẽ đầu tư xây dựng một ngôi trường mầm non thứ 3 to đẹp hơn để có nhiều hơn trẻ em được học tập và vui chơi trong môi trường an toàn, thân thiện.
* Nhiệt tình với công tác Hội
Bận rộn với công tác quản lý 2 cơ sở giáo dục mầm non nhưng chị Tú Oanh vẫn dành thời gian để tham gia phong trào của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phường Phước Tân. Nhiệt tình với công tác Hội, năm 2013, chị được bầu làm Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ KP.Vườn Dừa. Chị Tú Oanh chia sẻ, chị em trong khu phố chủ yếu là công nhân nên việc tập hợp vào Hội gặp rất nhiều khó khăn.
Thời gian đầu nhận nhiệm vụ, chị gõ cửa từng nhà để vận động chị em vào Hội. Nhờ sự kiên trì vận động, sau 1 năm chị đảm nhận vai trò Chi hội trưởng, chi hội đã có thêm được 3 tổ Hội với 60-70 hội viên. Bên cạnh đó, chị còn vận động hội viên tham gia các tổ tiết kiệm, đến nay chi hội có 17 tổ phụ nữ tiết kiệm với trên 1 ngàn hội viên tham gia.
Không chỉ tiêu biểu trong công tác tập hợp hội viên, Chi hội trưởng Hoàng Thị Tú Oanh còn tổ chức được nhiều hoạt động sôi nổi. Điển hình, chị đã vận động thành lập được một tổ văn nghệ để phục vụ các buổi sinh hoạt của chi hội và Hội cấp trên. Hằng tuần, 10 thành viên của tổ văn nghệ tập trung 2 tối để tập những bài mới, gần đến ngày biểu diễn thì tập luyện thường xuyên hơn.
Nói về Chi hội trưởng Hoàng Thị Tú Oanh, chị Bạch Thị Thu Hằng, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phường Phước Tân không ngớt lời khen ngợi. Chị Hằng cho biết, cán bộ, hội viên phụ nữ ai cũng nể phục chị Tú Oanh, bởi chị là người phụ nữ nghị lực, chỉ với tình yêu nghề, mến trẻ mà từ hai bàn tay trắng đã từng bước gầy dựng nên sự nghiệp. Với cương vị Chi hội trưởng phụ nữ, chị đã làm tốt vai trò của mình, từ một chi hội yếu đã trở thành một trong những chi hội mạnh của phường.
Nga Sơn
Theo baodongnai
Tinh giản biên chế phải bảo đảm đủ giáo viên đứng lớp Đối với vấn đề thiếu giáo viên đứng lớp tại nhiều địa phương được đại biểu Quốc hội quan tâm chất vấn, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân khẳng định, mặc dù thực hiện tinh giản biên chế trong sự nghiệp giáo dục nhưng vẫn phải bảo đảm có đủ giáo viên đứng lớp. Đại biểu Quốc hội Nguyễn Trường Giang (Đắk...