Xã từng có nhiều người nhiễm HIV nhất nước giờ ra sao?
Xã Vũ Tây, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình từng “nổi tiếng” một cách bất đắc dĩ vì là xã có tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS cao nhất cả nước.
Đổi mới ở xã Tây Sơn 20 năm sau ngày cơn bão AIDS tràn qua
Thời điểm năm 1999 toàn xã có hơn 9.000 nhân khẩu nhưng có tới hơn 200 người nghiện, trong đó 120 người mang trong mình căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Thế nhưng giờ đây, tất cả chỉ còn là ký ức.
Nhiều năm sống chung với bệnh
Nếu mới tiếp xúc, ít ai có thể biết anh T. là một trong những người dân xã Vũ Tây nhiễm HIV “thế hệ đầu” vẫn còn sống khỏe mạnh tới ngày nay. Hàng ngày, anh T. vẫn đi làm công nhân nuôi vợ và 2 con nhỏ. Nhờ phát hiện bệnh kịp thời ngay từ giai đoạn đầu nên vợ, con không bị lây bệnh từ anh.
Anh T. tâm sự, khi mới phát hiện mình nhiễm HIV, anh thực sự hoảng loạn, lúc nào cũng nghĩ chắc chỉ vài ngày nữa mình sẽ chết. Thế rồi, anh được vận động tham gia câu lạc bộ, được tuyên truyền cách thức phòng chống HIV trong cộng đồng, được cấp phát thuốc điều trị ARV. “Tới nay, đã gần 15 năm trôi qua tôi vẫn sống ổn”, anh T. nói.
Cũng chung sống với HIV 15 năm nay, chị Th. từng trải qua những tháng ngày khốn khổ cùng cực. Khi chồng đi xuất khẩu lao động bị trả về vì nhiễm HIV, lúc ấy chị vội vàng đi xét nghiệm và cũng nhận kết quả tương tự. Đau đớn thay, cô con gái nhỏ của họ cũng không thoát khỏi căn bệnh thế kỷ.
“Cả gia đình như đã bị tuyên án tử, nhiều lần tôi đã định tự vẫn nhưng hình ảnh con gái nhỏ bé đang mang bệnh đã níu kéo tôi. Rồi được các cán bộ y tế của xã tuyên truyền, vận động, cả nhà quyết định điều trị bằng thuốc kháng virus (ARV). Nhưng chồng tôi bệnh nặng, đã qua đời, còn tôi và con gái hiện vẫn đang điều trị và thấy sức khỏe có nhiều chuyển biến tích cực”, chị Th. cho hay.
Video đang HOT
Anh T., chị Th. là một trong hàng trăm người dân xã Vũ Tây mắc bệnh HIV/AIDS. Từ đầu những năm 2000, hàng loạt chương trình, dự án tuyên truyền, phòng chống đại dịch được triển khai ở đây. Một trong những mô hình hiệu quả nhất là Câu lạc bộ “Vì ngày mai tươi sáng” thành lập năm 2005. Hình thức tuyên truyền của câu lạc bộ rất độc đáo. Đó là việc sân khấu hóa các khẩu hiệu tuyên truyền bằng các tiểu phẩm chèo, biểu diễn lưu động ở các địa phương.
Đến xã Vũ Tây, hỏi về công tác phòng chống HIV, nhiều cán bộ và người dân còn khoe, ở xã có N.T.L đoạt Á hậu 1 cuộc thi “Dấu cộng duyên dáng” dành cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS. L. cũng là một trong những hội viên tích cực nhất của Câu lạc bộ “Vì ngày mai tươi sáng”.
Vướng tệ nạn vì không vượt qua cám dỗ
Năm 1999, dư luận cả nước bàng hoàng trước thông tin xã Vũ Tây- một vùng quê yên bình bỗng phát hiện trường hợp nhiễm HIV/AIDS đầu tiên. Thế rồi thông tin ngày một loang rộng ra, người ta phát hiện ở đây có tới hàng chục, hàng trăm người nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS.
Giai đoạn đó tôi làm Trưởng Công an xã Vũ Tây nên nắm rất rõ tình hình địa phương. Khi đó xã Vũ Tây chưa chắc là nơi nhiều người nghiện ma túy nhất của Thái Bình, cũng chưa chắc là nơi có số người nhiễm HIV/AIDS nhiều nhất cả nước như số liệu báo cáo thống kê. Nhưng chắc chắn, chúng tôi là những người đầu tiên dám công khai số liệu để tìm phương cách xử lý. Ông Tạ Xuân Khiết, Chủ tịch UBND xã Tây Sơn
Giờ đây, câu chuyện về những ngày tháng “cơn bão ma túy, HIV/AIDS” quét qua dường như vẫn còn in đậm trong tâm trí của những người dân Vũ Tây. Tuy nhiên, khi bình tâm nhìn lại, nhiều người dân Vũ Tây chỉ cười: “Chẳng qua chúng tôi dũng cảm nói lên những điều mà không ai dám nói nên mới… nổi tiếng. Chứ ngày đó ở Thái Bình nhiều làng quê số người nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS còn nhiều hơn Vũ Tây”.
Trở lại những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, khi nền kinh tế thị trường bắt đầu phát triển tại nhiều vùng, miền cả nước. Khi đó cả tỉnh Thái Bình vẫn là vùng đất thuần nông nhưng vốn vẫn có một lực lượng lao động dồi dào. Xã Vũ Tây cách TX Thái Bình (nay là TP Thái Bình) chẳng bao xa, những thanh niên nơi đây cũng sớm tiếp xúc với trào lưu rời làng “đi làm ăn”.
Họ rủ nhau lập thành những nhóm, người nọ rủ người kia đi khắp nơi từ miền xuôi tới miền ngược làm đủ mọi ngành nghề. Trong suy nghĩ của những chàng trai thôn quê ấy, ban đầu chỉ là tranh thủ những lúc nông nhàn, kiếm tiền phụ giúp gia đình. Tuy vậy, cuộc sống xa nhà đã khiến nhiều người không thoát khỏi những cám dỗ, vướng vào tệ nạn ma túy, mại dâm.
Cả xã Vũ Tây thời điểm năm 1998, 1999 tràn ngập trong không khí u ám. Số người đi làm ăn xa về, nghiện ma túy lôi kéo những người khác tham gia ngày một lớn, tình hình an ninh trật tự rất phức tạp.
Năm 2000, chính quyền địa phương vận động 28 người đi xét nghiệm đợt đầu tiên thì có tới 25 người cho kết quả dương tính với HIV. Từ chích ma túy chung bơm kim tiêm, bạn nghiện lây sang nhau, chồng lây sang vợ, mẹ truyền sang con, lúc cao điểm cả xã Vũ Tây có tới hơn 200 người nghiện ma túy, hơn 120 người nhiễm HIV/AIDS. Thời điểm đó ở Vũ Tây có những câu chuyện đau lòng, những gia đình tan nát vì căn bệnh thế kỷ.
Thông tin về “xã có tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS cao nhất cả nước” nhanh chóng được các cơ quan chức năng, các tổ chức phi chính phủ biết tới. Nhiều chương trình, dự án tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS nhanh chóng được triển khai về Vũ Tây. Những chương trình đó nhanh chóng phát huy hiệu quả.
Giờ đây địa danh xã Vũ Tây đã không còn khi từ đầu năm 2020 xã đã sáp nhập một đơn vị hành chính là xã Vũ Sơn để trở thành xã Tây Sơn thuộc huyện Kiến Xương. Những câu chuyện về “cơn bão HIV/AIDS” một thời tràn qua vẫn in sâu trong tâm trí người dân nơi đây, nhưng nó chỉ như là lời nhắc nhở, cảnh tỉnh đối với tất cả.
Ông Tạ Xuân Khiết, Chủ tịch UBND xã Tây Sơn cho biết: “Khi đó chúng tôi xác định việc ngăn chặn tệ nạn ma túy cần phải tập trung khoanh vùng các đối tượng cộm cán. Tiếp đó vận động những người nghiện ma túy cai nghiện. Cùng với đó, những chương trình tuyên truyền, phổ biến kiến thức về HIV/AIDS được tuyên truyền tới từng người dân nhằm nâng cao nhận thức. Cuối cùng, ma túy và HIV/AIDS đã được đẩy lùi”.
Thoát khỏi “cơn bão HIV/AIDS”, người dân Vũ Tây tập trung xây dựng phát triển kinh tế – xã hội. Theo đại diện UND huyện Kiến Xương, xã Vũ Tây trước đây (nay là xã Tây Sơn) là một trong những điển hình của huyện Kiến Xương. Đây là xã thứ 2 của huyện về đích nông thôn mới bằng nội lực của mình. Thu nhập bình quân đầu người của người dân trong xã cao thứ 2 toàn huyện (sau thị trấn Kiến Xương).
Giá heo hơi hôm nay (31/10): Tiếp tục tăng từ 1000 - 3000 đồng/kg
Dự báo giá heo hơi hôm nay 31/10 tiếp tục tăng trên cả 3 miền. Mức tăng đều dao động trong khoảng từ 1000 - 3000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay 31/10 miền Bắc: Dao động trong khoảng 67.000 - 73.000 đồng/kg. Tăng 2.000 đông lên mưc 70.000 đông/kg heo hơi tai Nam Đinh, Thai Nguyên. Gia heo hơi tăng 3.000 đông, lên mưc 70.000 đông/kg tai Vinh Phuc. Kha năng tăng 1.000 đông lên mưc 68.000 đông/kg tai Yen bai, Vinh Phuc, Ninh Binh.
Giá heo hơi hôm nay (31/10): Tiếp tục tăng từ 1000 - 3000 đồng/kg
Giá heo hơi hôm nay 31/10 miền Trung và Tây nguyên: Dao động trong khoảng 67.000 - 72.000 đồng/kg. Đông loat tăng 1.000 đông lên mưc 73.000 đông/kg tai Quang Ngai, Binh Đinh, Ninh Thuân. Tai Nghê An, gia heo hơi dư bao tăng 2.000 đông lên mưc 69.000 đông/kg.
Giá heo hơi hôm nay 31/10 miền Nam: Dao động trong khoảng 72.000 - 77.000 đồng/kg. Tai Binh Dương, Vung Tau, giá heo hơi có kha năng tăng 3.000 đông lên mưc 75.000 đông/kg. Giá sẽ tăng 2.000 đồng lên mức 75.000 đồng/kg là thị trường heo hơi TP.HCM, Soc Trăng, Đông Thap
Can thiệp kịp thời trường hợp heo dính dịch
Thông tin trên báo Thái Bình cho hay, ngày 13/10, sau khi tiếp nhận thông tin hộ chăn nuôi trên địa bàn xã Hòa Bình (Kiến Xương, Thái Bình) có heo ốm chết, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Kiến Xương đã khẩn trương kiểm tra tình hình dịch bệnh trên đàn heo hơi tại địa phương.
Qua kiểm tra lâm sàng và lấy mẫu bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm, kết quả heo ốm chết dương tính với virus gây bệnh dịch tả heo châu Phi.
Ông Nguyễn Xuân Hòa, Chủ tịch UBND xã Hòa Bình cho biết, tại thời điểm tái phát bệnh dịch tả heo châu Phi, toàn xã có 22 hộ chăn nuôi heo hơi với tổng đàn 135 con.
Địa phương đã thực hiện nghiêm việc tiêu hủy số heo ốm chết theo đúng quy định và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn; tổ chức thống kê, rà soát tổng đàn, kiểm tra tình hình dịch bệnh, quản lý số heo hơi còn lại.
Biệt đội giải cứu chó mèo ở Tây Nguyên Ở Tây Nguyên lâu nay có một mái ấm đặc biệt mang tên "Nhà của Cún em". Mái ấm cưu mang nhiều chó mèo bị bỏ rơi, bị tai nạn. Trong một lần tìm chó cưng đi lạc vào cuối năm 2017, anh Phan Hoàng Phát (sinh năm 1980, ngụ phường Tự An, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) phát hiện một con...