“Xã triệu phú” nhờ trồng ớt
Nhiều năm trước, Trấn Dương là xã nghèo của huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) vì hầu hết diện tích canh tác đều cấy lúa, năng suất thấp. Từ khi đưa cây ớt về “ngự trị”, nhiều hộ nông dân ở đây đã phất lên nhanh.
Mạnh dạn bỏ lúa, trồng ớt
Ông Đặng Văn Hoằng – Phó Chủ tịch UBND xã Trấn Dương cho biết, năm 2011, thực hiện nghị quyết về chuyển đổi cây trồng, vật nuôi của HĐND các cấp, địa phương đã quyết liệt chỉ đạo chuyển đổi một số diện tích cấy lúa năng suất thấp sang trồng cây màu nhằm tăng hiệu quả trên đơn vị diện tích.
Ban đầu, vì các hộ chưa tin nên họp lên, họp xuống cũng chỉ vận động chuyển đổi được 12ha cấy lúa bấp bênh sang trồng ớt xuất khẩu tại thôn Trấn Hải. Cả người chỉ đạo lẫn người thực hiện đều vừa làm, vừa… nghe. May thay, vụ đầu tiên trồng giống ớt hiếm lai F1 207, năng suất đều đạt khá, với mức thu hoạch bình quân lên tới 16 triệu đồng/sào (tương đương 432 triệu đồng/ha).
Theo tính toán của ông Vũ Duy Tích- Chủ nhiệm HTX thì, nếu 1 năm trồng 1 vụ ớt cộng với cấy thêm 1 vụ lúa (để cải tạo đất), lợi nhuận thu được sẽ gấp hơn 10 lần so cấy 2 vụ lúa như hiện nay.
Vùng trồng ớt tập trung hiệu quả kinh tế cao ở xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng).
Hay tin, nông dân thôn Trấn Hải mạnh dạn chuyển đổi từ lúa sang trồng ớt, đạt hiệu quả kinh tế cao, rất nhiều xã trong huyện đã thành lập đoàn về thăm quan mô hình. Không bỏ lỡ cơ hội, một doanh nghiệp (DN) của ngành nông nghiệp thành phố là Trung tâm Giống và Phát triển nông-lâm nghiệp công nghệ cao (CNC) Hải Phòng cũng về khảo sát thực địa, hướng dẫn kỹ thuật trồng ớt đồng thời ký hợp đồng cung cấp cây giống và bao tiêu sản phẩm cho bà con.
Thuận lợi cho địa phương càng được nhân lên khi việc chuyển đổi cây trồng này đúng vào thời điểm TP. Hải Phòng đang tích cực chỉ đạo xây dựng vùng sản xuất tập trung trong nông nghiệp. Những vùng trồng ớt tập trung như thế này sẽ được thành phố hỗ trợ 30 triệu đồng/ha để xây dựng hạ tầng vùng sản xuất, gồm: điện, đường, thủy lợi…
Kết quả là, năm 2012, vùng sản xuất ớt tập trung của xã được mở rộng ra 2 thôn khác là Trấn Nam và Dương Am, với diện tích 26ha. Ở các vùng trồng ớt kể trên, cánh đồng lúc nào cũng có hàng trăm lao động làm việc. Cây ớt đã không phụ công người. Anh Vũ Bá Quyền, một trong số “ông chủ” trẻ khoe: “Mặc dù gặp thiên tai (bão số 8. 2012), nhưng sản lượng ớt của gia đình anh cũng như của các hộ vẫn đạt cao, lại bán được giá nên mỗi ha ớt thu tới 500 triệu đồng/vụ. Nông dân vô cùng phấn khởi”.
Video đang HOT
Cả xã cùng làm giàu
Không dừng ở diện tích đang sản xuất, vụ thu đông và đông xuân năm 2013, Trấn Dương quyết định chuyển đổi thêm 80ha nữa sang trồng ớt xuất khẩu. Do giống ớt lai F1 207 quả nhỏ nên nông dân được tư vấn chuyển sang trồng giống ớt đại hồng, quả to hơn. Hiện, các vùng ớt tập trung của xã cũng đang chuẩn bị thu hoạch rộ vụ thu đông. Nhìn các cánh đồng ớt rộng bao la, cây nào cũng trĩu quả, ai nấy đều tin vụ ớt này, các hộ nông dân trồng ớt trong xã chắc chắn sẽ lại trúng mùa lớn.
Ngoài những diện tích được chuyển đổi, quy vùng trồng ớt, mới đây xã Trấn Dương còn “lấn” sang cả lĩnh vực làm… rau sạch, với diện tích đã được phê duyệt 30ha, vốn đầu tư 14,5 tỷ đồng.
Có lẽ vậy, bởi nếu không rủi ro gì, theo tiên đoán của ông Chủ nhiệm HTX Nông nghiêp Trấn Dương Vũ Duy Tích, mỗi ha ớt ở đây có thể sẽ thu về trên nửa tỷ đồng, thậm chí là gấp rưỡi hoặc gấp đôi. Vì rằng, ngoài năng suất đạt “đỉnh” ra, giá ớt ngoài thị trường cũng đang ở mức ngất ngưởng. Không những thế, ông giám đôc Trung tâm Giống và Phát triển nông-lâm nghiệp CNC Hải Phòng Bùi Văn Huy còn cam kết: “Có bao nhiêu ớt, DN sẽ thu mua bằng hết và mua theo giá thị trường tại thời điểm thu hái”.
Như vậy có nghĩa, thuận lợi là nhiều. Song, khó khăn cũng không phải ít. Trong đó, nguồn vốn đầu tư cho sản xuất được coi là bài toán nan giải nhất. Anh Vũ Văn Trường- chủ hộ trồng ớt ở thôn Trấn Nam bộc bach, vụ ớt thu đông này, anh trồng 5,5ha, với số vốn đầu tư xấp xỉ 400 triệu đồng.
Khoản tiền trên anh phải đi vay bên ngoài với lãi suất cao mà chưa hề vay được của ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào. Trong khi đó, vùng ớt của anh và một số hộ khác trồng, hiện vẫn chưa nhận được khoản hỗ trợ theo quy định từ phía thành phố. Nếu cứ kéo dài mãi việc “vay nóng” này, e rằng sản xuất sẽ không hiệu quả.
Tương tự, các ông chủ trẻ khác là Nguyễn Bá Quyền, Bùi Văn Thế… cũng vậy. Anh Bùi Văn Thế cho hay, chỉ riêng thâm canh 7,5ha ớt hiện có, anh cũng đã phải xoay xỏa để có 700 triệu đồng đầu tư ban đầu. Khó khăn là vậy nhưng anh Thế vẫn nuôi chí làm giàu bằng ý tưởng sẽ xây dựng một cơ sở sản xuất ớt khép kín. Nghĩa là, từ làm cây giống đến việc trồng, chế biến, xuất khẩu đêu không phải phụ thuộc vào ai…
Về Trấn Dương những ngày này, ai cũng thấy hừng hực phong trào phá thế độc canh, xoay mùa, chuyển vụ để làm ăn lớn. Hộ nào cũng mong được hỗ trợ để… “nhấn ga” làm giàu.
Theo Thu Ngân
Thủ tướng tiếp xúc cử tri Hải Phòng
Chiều 16/10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng đã tiếp xúc cử tri huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao đổi với cử tri Hải Phòng. Ảnh VGP/Nhật Bắc
Tại buổi tiếp xúc, các cử tri bày tỏ vui mừng trước những kết quả toàn diện đã đạt được về kinh tế-xã hội của đất nước, cũng như trong hội nhập quốc tế. Đặc biệt, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, song Nhà nước đã hết sức quan tâm đến công tác đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội, chăm lo tốt các đối tượng chính sách xã hội, các hộ nghèo, người dân nông thôn, vùng sâu, vùng xa; dành sự quan tâm thỏa đáng đến phát triển y tế, văn hóa, giáo dục.
Bên cạnh đó, nhiều chương trình, đề án, dự án gắn với lợi ích thiết thực của người dân đã được quan tâm triển khai thực hiện sâu rộng, hiệu quả, đảm bảo cho đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao.
Các cử tri kỳ vọng kỳ họp sắp tới của Quốc hội sẽ có những quyết sách mang tính chiến lược, tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Cử tri Bùi Văn Long, cử tri Nguyễn Văn Thuận, cử tri Nguyễn Đức Chính và một số cử tri bày tỏ mong muốn Nhà nước tiếp tục quan tâm chăm lo cho các gia đình chính sách, người có công, người yếu thế, người nghèo trong xã hội; hỗ trợ trực tiếp người nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp, giải quyết đầu ra cho sản phẩm nhất là đối với lúa gạo; chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn; thu hẹp khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị;...
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cử tri mong muốn Chính phủ chỉ quyết liệt hơn nữa Chương trình xây dựng nông thôn mới; quan tâm cân đối, đảm bảo nguồn lực cho việc thực hiện chủ trương lớn này.
Một số cử tri kiến nghị Chính phủ, thành phố Hải Phòng quan tâm bố trí vốn đầu tư xây dựng một số dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn; nâng cấp một số công trình thủy lợi để phục vụ tốt hơn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp; xử lý thỏa đáng các vấn đề liên quan đến công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, đảm bảo quyền lợi và lợi ích của người dân khi bị thu hồi đất;...
Thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết: Trong bối cảnh khó khăn chung, song với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và toàn dân, đến nay chúng ta đã cơ bản đạt được các mục tiêu đề ra; duy trì được sự ổn định kinh tế vĩ mô; kiểm soát được lạm phát; duy trì được sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. Đặc biệt trong khó khăn, chi cho an sinh xã hội, chăm sóc y tế, giáo dục không giảm mà còn tăng thêm, liên tục từ năm 2011 đến nay, mỗi năm chúng ta giảm được 2% hộ nghèo;...
Bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho rằng, nhiệm vụ trước mắt còn hết sức nặng nề, còn nhiều khó khăn, thách thức, trong đó nổi lên là kinh tế vĩ mô còn chưa vững chắc; nguy cơ lạm phát còn tiềm ẩn, sức cạnh tranh của của các sản phẩm hàng hóa còn yếu; sản xuất còn gặp nhiều khó khăn;...
Về mục tiêu, nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, chúng ta kiên định và nhất quán thực hiện mục tiêu giữ cho được sự ổn định kinh tế vĩ mô; kiểm soát tốt lạm phát; gắn liền với đó là phục hồi đà tăng trưởng, thực hiện hiệu quả tái cơ cấu kinh tế; đảm bảo an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, tạo việc làm cho người lao động; làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe, y tế cho nhân dân, đẩy mạnh phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo;...
Về kiến nghị của cử tri trong lĩnh vực nông nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm đến phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhiều cơ chế, chính sách đã được ban hành và phát huy hiệu quả. Đặc biệt đã ban hành Đề án tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng chính là: Quy hoạch lại, đầu tư khoa học công nghệ để nâng cao nâng suất, chất lượng sản phẩm; gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm;... Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Chính phủ sẽ tiếp tục quan tâm chỉ đạo, dành nguồn lực đầu tư thỏa đáng cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.
Liên quan đến xây dựng nông thôn mới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết: Chính phủ sẽ tiếp tục cân đối, tăng nguồn lực đầu tư để phục vụ cho Chương trình xây dựng nông thôn mới cũng như xem xét, điều chỉnh các tiêu chí về nông thôn mới cho phù hợp với với tình hình thực tế. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị thành phố Hải Phòng tiếp tục phát huy tinh thần chủ động và quyết liệt hơn nữa trong việc triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thông mới trên địa bàn thành phố.
Thủ tướng nhấn mạnh: Chính phủ sẽ tiếp tục quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ Hải Phòng triển khai các dự án hạ tầng lớn, nhất là các dự án trọng điểm về giao thông, thủy lợi; tạo điều kiện để Hải Phòng thúc đẩy các ngành nghề thế mạnh, trọng điểm, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của cử tri tại buổi tiếp xúc để chuyển đến các Bộ, ngành chức năng xem xét, giải quyết.
Ảnh VGP/Nhật Bắc
* Báo cáo về hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng Trần Ngọc Vinh cho biết: Từ sau Kỳ họp thứ 5 đến nay, Đoàn đã thực hiện 17 cuộc giám sát, khảo sát chuyên đề tại một số đơn vị, sở, ngành có liên quan đến việc thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết,... Qua các cuộc giám sát, Đoàn đại biểu Quốc hội đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế nhất là trong việc thực thi pháp luật; yêu cầu các cơ quan, đơn vị có giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế.
Về công tác tiếp dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo của công dân, từ tháng 7 đến tháng 9/2013, Đoàn đã tiếp 73 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo; tiếp nhận 65 đơn thư. Các vị đại biểu Quốc hội cũng đã trực 13 buổi tiếp công dân theo lịch, tiếp 17 lượt công dân. Sau khi tiếp nhận, Đoàn đại biểu Quốc hội đã xử lý và chuyển các đơn, thư tới các cơ quan có thẩm quyền để xem xét giải quyết theo quy định.
Ngoài ra, trong thời gian giữa hai kỳ họp thứ 5 và thứ 6, lãnh đạo Đoàn và các vị đại biểu Quốc hội cũng đã tham dự các chương trình làm việc của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các cơ quan Trung ương tại Hải Phòng; tham dự các chương trình, hoạt động, hội nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội, của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố, các sở, ngành,...
Theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
Những giây phút căng thẳng tại phiên tòa vụ "quan tài diễu phố" Từ hơn 7h sáng nay (05/9), tại Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã chính thức diễn ra phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án "giết người" gây xôn xao dư luận... Không khí tại tòa khá căng thẳng ngay từ trước khi bắt đầu phiên xử. Ngay từ sáng sớm nay, có rất nhiều người nhà gia đình nạn nhân...