Xa tôi một tuần, vợ đã “lên giường” với người khác
Ngày đi vợ còn khóc trong vòng tay tôi vậy mà chỉ một tuần cô ấy đã sẵn sàng lên giường với người đàn ông khác. Sự thật này quá khốc liệt và vượt quá sức chịu đựng của tôi.
Cô ấy sang nước ngoài lao động, chỉ vừa được 1 tuần cô ấy đã lên giường với người đàn ông khác.
Hơn 1 tuần sau khi vợ tôi đi nước ngoài. Tôi nhận được cuộc điện thoại từ cô ấy. Cô ấy thú nhận rằng đã ngủ với người đàn ông khác vì không có tiền. Tôi đau đớn tột độ, tưởng có thể chết đi ngay lúc đó. Giờ thì tôi không biết phải làm gì, tha thứ hay quyết định chấm dứt tất cả? Và điều đau đớn hơn cả là, tôi vẫn còn yêu cô ấy tha thiết.
Chúng tôi có mối tình rất đẹp rồi mới tiến tới hôn nhân.
Vợ chồng tôi cưới nhau được hơn 1 năm. Vợ chồng tôi yêu nhau cũng khá lâu rồi mới cưới. Kinh tế của hai vợ chồng không được tốt cho lắm. Mặc dù chúng tôi đã cố gắng làm lùng, tích cóp nhưng cũng chỉ đủ ăn. Vợ tôi bàn đi nước ngoài lao động, kiếm một khoản tiền lớn về để sau này cuộc sống vợ chồng đỡ khổ.
Ban đầu tôi không muốn lắm nhưng nghe vợ động viên, chỉ khoảng vài tháng xa nhau, vợ tôi sang trước, sau đó sẽ kéo tôi sang như vậy là hai vợ chồng được gần nhau nên tôi đã chấp nhận.
Vì xác định đi nước ngoài nên vợ chồng tôi kế hoạch chuyện con cái. Thực lòng tôi cũng mong có con nhưng vợ tôi vẫn bảo giờ sinh con ra, không lo được cho con cuộc sống sung sướng thì có tội với con nên tôi cố gắng chờ đợi ngày vợ chồng đoàn viên. Vợ tôi đi theo hình thức kết hôn giả với một người đàn ông khác để cho nhanh và tiện. Theo kế hoạch, sau khi sang tới nơi, vợ tôi sẽ ly hôn rồi lại đón tôi sang bên đó, hai vợ chồng tôi sẽ được ở bên nhau. Nhưng đúng là người tính không bằng trời tính.
Chúng tôi ly hôn ở Việt Nam để vợ sang nước ngoài làm vợ kẻ khác. Ngày chia tay, tôi khóc như mưa vì tính tôi vốn sống rất tình cảm. Từ ngày yêu đến giờ chúng tôi chưa bao giờ xa nhau. Vợ tôi bịn rịn mãi, cứ dặn tôi cố gắng, chỉ vài tháng nữa là vợ chồng đoàn tụ. Tôi về nhà và chờ đợi.
Video đang HOT
Vợ tôi sang đó được hơn 1 tuần thì điện thoại về nhà. Cô ấy thú nhận với tôi rằng đã ngủ với người đàn ông gọi bằng chồng giả đó. Cô ấy nói mới sang tới nơi chưa có tiền, chưa có việc không biết làm gì để sống, ông ta gạ làm chuyện đó thì sẽ bao cô ấy đến khi nào bắt đầu đi làm thì thôi. Túng quá nên vợ tôi đã làm liều. Cô ấy nghĩ rằng chuyện đó sẽ mãi là bí mật, hai người lại ở nơi chẳng có ai thân thích nên cô ấy đã đồng ý. Nhưng rồi cô ấy cảm thấy có lỗi với tôi nên mới điện thoại về thú nhận như vậy.
Chỉ một tuần cô ấy đã sẵn sàng lên giường với người đàn ông khác.
Tôi đau khổ vì vô cùng không thể tin nổi sự thật đó. Ngày đi vợ còn khóc trong vòng tay tôi vậy mà chỉ một tuần cô ấy đã sẵn sàng lên giường với người đàn ông khác. Sự thật này quá khốc liệt và vượt quá sức chịu đựng của tôi. Tôi ốm suốt 2 tuần liền. Nằm một mình trong căn nhà tôi càng cảm thấy cô đơn và thấy mình đã quá sai lầm khi cho vợ đi như vậy.
Vợ tôi vẫn điện thoại về liên tục. Cô ấy nói muốn đưa tôi sang cùng nhưng người đàn ông kia gây khó khăn trong việc ly hôn nên cô ấy chưa thể chấm dứt với anh ta và đón tôi sang. Tai tôi ù đi khi nghe những lời vợ nói. Tôi hiểu điều đó có nghĩa là vợ tôi và ông ta lại tiếp tục lại cái chuyện đồi bại đó. Nhưng tôi có tư cách gì để chửi rủa cô ấy khi mà giờ đây hắn ta mới là chồng hợp pháp?
Tính đến nay đã hơn 4 tháng kể từ ngày vợ tôi đi. Cô ấy nói đã hoàn tất thủ tục và sẵn sàng đón tôi ở bên đó. Nhưng giờ lòng tôi đau khổ quá, tôi chẳng còn biết mình có nên đi hay không nữa? Tôi không biết mình có còn muốn ở bên vợ nữa hay không? Liệu tôi có nên tha thứ cho vợ, sang bên đó đoàn viên với vợ hay không?
Theo Phunutoday
Doanh nghiệp bất động sản tăng cao, cạnh tranh càng khốc liệt
Sô lượng doanh nghiêp trường bât đông thành lâp mới tăng chóng mặt trong 8 tháng qua, tạo ra cuôc cạnh tranh khôc liêt.
Trong 8 tháng qua, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trên thị trường bất động sản tăng tới 80,2% so với cùng kỳ năm 2014, tạo ra cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Để làm rõ nội dung này, phóng viên VOV đã phỏng vấn Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Trần Ngọc Quang.
PV: Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 8 tháng vừa qua, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong lĩnh vực bất động sản tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm 2014. Theo ông, đâu là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp bất động sản ồ ạt thành lập như vậy?
Ông Trần Ngọc Quang: Tôi cho rằng đây là tín hiệu đáng mừng. Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã nói là với dân số 90 triệu của Việt Nam hiện nay, số doanh nghiệp cần thiết phải là 2 triệu doanh nghiệp, nhưng hiện mới chỉ có khoảng 400.000 doanh nghiệp.
Ông Trần Ngọc Quang, Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam. (Ảnh: KT).
Như vậy là số lượng hiện có quá ít ỏi so với số lượng bình quân cần phải có trong nền kinh tế đang phát triển như nước ta. Việc các doanh nghiệp thành lập tăng mạnh mẽ như vậy, tôi cho thứ nhất là do thủ tục thành lập doanh nghiệp hiện nay đã đơn giản hóa đi rất nhiều.
Bên cạnh đó, do nền kinh tế phát triển ổn định, nhu cầu thành lập doanh nghiệp của các cá nhân có khả năng kinh doanh tăng lên. Ngoài ra, cơ hội kinh doanh trong thị trường bất động sản hiện nay đã được mở rộng và tăng rất nhiều so với những năm trước. Cho nên, việc tăng số lượng doanh nghiệp bất động sản là một tín hiệu tốt và chúng ta lạc quan về điều đó.
PV: Có một thực tế là các doanh nghiệp thành lập mới nhiều nhưng mặt bằng chung, năng lực của các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam hiện khá khiêm tốn, chủ yếu phụ thuộc vào nguồn vốn từ phía ngân hàng. Ông đánh giá thế nào về thực tế này?
Ông Trần Ngọc Quang: Tôi cho rằng đây là một thực tế của các doanh nghiệp bất động sản ở Việt Nam. Trong khi đó, mặc dù Luật pháp đã quy định tăng từ 6 tỷ lên 20 tỷ mới được thành lập doanh nghiệp bất động sản, nhưng kể cả 20 tỷ hay 50 tỷ thì cũng vẫn quá ít ỏi để có thể đầu tư một dự án. Vì sao lại có quá nhiều doanh nghiệp thành lập như vậy?
Tôi cho rằng, trong việc kiểm soát các chủ đầu tư được phép đầu tư các dự án trước đây làm chưa chặt chẽ, nên các doanh nghiệp vẫn hy vọng là có cơ hội dù vốn nhỏ nhưng vẫn đầu tư được những dự án lớn bằng những kênh vốn có thể chưa chắc chắn, và bị lệ thuộc rất nhiều vào tài chính từ những nguồn vốn không chắc chắn.
Trong thời gian tới, khi nhà nước kiểm soát chặt chẽ việc cho phép các doanh nghiệp thực sự đủ điều kiện làm các dự án đầu tư bằng chính nguồn vốn của mình, thì chắc chắn là những doanh nghiệp không đủ điều kiện chỉ thực hiện những dự án rất nhỏ hoặc thực hiện những mảng như dịch vụ bất động sản, còn những chủ đầu tư thực sự phải là những chủ đầu tư có số vốn lớn.
Thực ra, có thể nhìn bên ngoài thì các ngân hàng rất rộng cửa, mở rộng các thủ tục cho các doanh nghiệp vay thực hiện dự án bất động sản vay, nhưng tôi tin là với những bài học của giai đoạn trước, các ngân hàng chắc chắn có sự kiểm soát rất chặt chẽ đối với tất cả các nguồn vốn của mình khi đến với thị trường bất động sản.
PV: Vậy theo ông, việc có thêm nhiều doanh nghiệp mới thành lập sẽ tạo ra cuộc cạnh tranh như thế nào trong thị trường bất động sản?
Ông Trần Ngọc Quang: Đương nhiên là sẽ tạo ra cạnh tranh. Nhưng riêng với lĩnh vực bất động sản, số vốn cần thiết mà 1 doanh nghiệp bất động sản phải có để thực hiện hoạt động đầu tư bất động sản là rất lớn. Cho nên tôi nghĩ là số lượng các doanh nghiệp đủ điều kiện để thực hiện được các dự án đầu tư sẽ ổn định chứ không có sự đột biến.
Chúng ta kỳ vọng rằng, bằng sự cạnh tranh này thì các doanh nghiệp nhỏ sẽ nhanh chóng lớn lên và chuyên nghiệp hơn. Các doanh nghiệp kể cả mới thành lập nhưng nếu có định hướng đúng đắn, nâng cao tính chuyên nghiệp, tiếp cận thị trường tốt thì chắc chắn sẽ phát triển. Còn những doanh nghiệp nhỏ, có thể thành lập lâu rồi nhưng không phát triển nổi thì thị trường cũng không chấp nhận được.
Vì vậy, số lượng doanh nghiệp nhỏ tăng lên thì cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn, nhưng tôi cho đó là điều tốt vì chúng ta sẽ chọn lựa ra được những doanh nghiệp nhỏ những chuyên nghiệp, từ đó họ sẽ phát triển lên thành doanh nghiệp lớn./.
PV: Xin cảm ơn ông./.
Lưu Huyền
Theo VOV
Honda Jazz và Hyundai i20: Cuộc đối đầu khốc liệt Honda Jazz và Hyundai i20 có nhiều tính năng ngang ngửa sẽ có thể tạo ra cuộc cạnh tranh thị phần khốc liệt trong phân khúc xe cỡ nhỏ hiện nay. Cả Honda Jazz thế hệ thứ ba và Hyundai i20 đều ăn điểm bởi ngoại thất bắt mắt, phong cách thiết kế đẹp. Ở chi tiết này rất khó có thể nói...