Xã thu thừa hàng chục triệu của dân: Chưa trả lại cho dân
Trong báo cáo gửi cấp trên khẳng định UBND xã Nghi Xuân đã trả lại số tiền đã thu thừa của các hộ dân theo mức thu trước đây. Thế nhưng trên thực tế, tiểu thương chưa nhận được một đồng nào từ xã.
Sau khi Báo Dân trí phản ánh việc các tiểu thương tại Khu thực phẩm sạch chợ Mai Trang (Nghi Xuân, Nghi Lộc, Nghệ An) mặc dù được thụ hưởng từ chương trình dự án Lifsap nhưng vẫn phải nộp một số tiền lớn từ 6 – 25 triệu đồng cho UBND xã Nghi Xuân, Trung ương dự án Lifsap và Sở NN&PTNN Nghệ An đã chỉ đạo xác minh nội dung báo nêu.
Về việc thu tiền quầy của các hộ bán thực phẩm sống từ 6-25 triệu đồng, UBND xã Nghi Xuân giải trình: Sau khi nhận được bàn giao, xã đã xây dựng phương án thu phí để thống nhất với các hộ trước khi thực hiện. Các khoản thu phí gồm: phí vệ sinh, phí bảo vệ, phí thu gom vận chuyển rác ra khu gom rác của tỉnh, vận động theo vị trí ngồi, khả năng của từng hộ đóng góp cho xã làm thêm một số công trình phụ trợ. Việc thu phí được chia làm 3 mức: 7.000 đồng/ngày, 4.500 đồng/ngày và 3.500 đồng/ngày, thực hiện thu một lần trong vòng 10 năm để các hộ yên tâm kinh doanh nên dẫn tới tổng thu từ 6-25 triệu đồng như báo chí phản ánh.
Trong báo cáo gửi UBND tỉnh Nghệ An và BQL Trung ương Dự án Lifsap khẳng định: Các hộ đã nộp tiền thừa trước đây UBND xã đã trả lại cho các hộ đầy đủ. Thế nhưng trên thực tế các tiểu thương ở Khu thực phẩm sạch Mai Trang chưa nhận được một đồng nào từ xã.
UBND xã Nghi Xuân nhận khuyết điểm và rút kinh nghiệm do chưa nghiên cứu kỹ văn bản hướng dẫn của dự án và thực hiện thu phí khi chưa có sự thống nhất cao của tất cả hộ dân. Các cán bộ xã thu tiền của một số hộ dân nhưng chỉ viết giấy nhận, UBND xã đã đình chỉ ngay và đã phát hóa đơn đỏ cho các hộ. UBND xã Nghi Xuân khẳng định không thực hiện việc tính lãi suất đối với những hộ dân chưa nộp đủ tiền.
Về việc thịt bày bán tại chợ Mai Trang không được kiểm dịch, kết luận làm việc của các cơ quan liên quan cũng thừa nhận báo chí phản ánh đúng. Điều này được lý giải là do các hộ hành nghề kinh doanh, buôn bán thực phẩm tại chợ Mai Trang đều thuộc các địa phương chưa có cơ sở giết mổ tập trung nên chưa kiểm dịch, đóng dấu, dán tem được. Mặc dù Trạm thú y huyện Nghi Lộc đã tập huấn chuyên môn kỹ thuật cho thú y cơ sở để tham mưu cho xã tổ chức kiểm tra, xử lý tuy nhiên do thiếu kiểm tra, đôn đốc nên việc kiểm tra vệ sinh thú y không được thực hiện thường xuyên.
UBND xã Nghi Xuân đã tổ chức họp các hộ buôn bán thực phẩm tại chợ, thống nhất và ký cam kết cụ thể với từng hộ về mức thu tại chợ là 3.500 đồng/ngày; thời gian thu do các bên tự thỏa thuận, thống nhất. Trong báo cáo giải trình vấn đề báo nêu gửi UBND tỉnh Nghệ An và BQL Trung ương dự án Lifsap, BQL dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi và ATTP, Sở NN&PTNN tỉnh Nghệ An khẳng định: Các hộ đã nộp thừa tiền trước đây UBND xã Nghi Xuân đã trả lại cho các hộ đầy đủ, các hộ cũng đã nhận được hóa đơn đỏ của Bộ Tài chính phát hành.
Thịt bán trong khu thực phẩm sạch Mai Trang vẫn chưa được kiểm dịch trước khi bán.
Thế nhưng, ngày 11/8, có mặt tại chợ Mai Trang để ghi nhận phản ánh của các tiểu thương thì chúng tôi đều nhận được câu trả lời: Chưa nhận được bất kỳ một đồng tiền thừa nào từ UBND xã. Các tiểu thương cho biết, sau khi báo chí phản ánh, UBND xã Nghi Xuân đã mời các hộ lên họp, thống nhất lại mức phí từ 7.000 xuống 3.500 đồng/ngày, tức là các tiểu thương chỉ phải đóng nộp 12.500.000 đồng thay vì 25 triệu đồng như trước đây.
“Họ hứa sẽ trả cho chúng tôi 12.400.000 đồng, chúng tôi phải đóng 12.600.000 đồng nhưng đến nay vẫn chưa nhận được một đồng tiền nào từ xã. Họ hứa sẽ trả nhưng không hẹn thời gian cụ thể mà chỉ nói chúng tôi yên tâm, xã sẽ trả đầy đủ”, một tiểu thương cho biết.
Video đang HOT
Trao đổi qua điện thoại với PV Dân trí, ông Nguyễn Duy Trí – Chủ tịch UBND xã Nghi Xuân (Nghi Lộc, Nghệ An) thừa nhận xã chưa trả lại tiền đã thu thừa của các tiểu thương theo mức thu phí trước đây. Điều này được ông Chủ tịch UBND xã giải thích là do: tiền đang ở Kho bạc Nhà nước, phải lập kế hoạch giải trình mới rút được tiền để trả cho các tiểu thương.
Thịt vẫn được bày bán ngoài khu vực quy hoạch của Dự án.
Theo quan sát của chúng tôi, tất cả các loại thịt được bày bán tại chợ Mai Trang vẫn chưa được đóng dấu kiểm dịch. Thịt vẫn được bày bán ở khu bán cả và cả khu khác trong chợ chứ chưa được tập trung vào khu bán thực phẩm sạch mặc dù ở đây vẫn còn nhiều kiốt đang bỏ không.
Bên cạnh việc khẳng định UBND xã Nghi Xuân chưa trả một đồng tiền thừa nào, các tiểu thương ở đây “tố” hệ thống vòi rửa tại các quầy thịt có vấn đề. Mặc dù đưa vào sử dụng chưa lâu nhưng các vòi nước đã hỏng hóc, không cố định được, nước rỉ xuống nền nhà khiến tiểu thương phải dùng túi bóng hoặc xô nhựa để hứng. Hệ thống cống thoát nước bốc mùi nồng nặc.
Nhà vệ sinh của chợ được chia làm 2 buồng với 4 nhà vệ sinh tự hoại nhưng 1 buồng phải khóa cửa cả ngày vì bồn cầu, hệ thống ống nước bị hỏng dẫn tới nước bị rò rỉ. Buồng còn lại được mở để phục vụ tiểu thương thì một ngăn cũng bị khóa, treo cảnh báo cấm mở vì không sử dụng được. Ngăn tự hoại duy nhất không bị khóa thì bình chứa nước xả đã bị vỡ nắp đậy.
Vòi nước đã hư hỏng dù mới được đưa vào sử dụng chưa lâu.
Bà An – người phụ trách quản lý dãy nhà vệ sinh của chợ cho biết hệ thống nhà vệ sinh của chợ bị hỏng, bị rò rỉ nước không sử dụng được đã diễn ra cả tháng này. Cá nhân bà đã báo cáo lên Ban quản lý chợ đề nghị sửa chữa nhưng vẫn không được giải quyết.
Một khu chợ được đầu tư 3 tỷ đồng mới đi vào hoạt động chưa được bao lâu nhưng một số hạng mục đã xuống cấp. Khu thực phẩm sạch quy hoạch một đằng nhưng thực tế sử dụng một nẻo. Số tiền đã thu thừa chưa được trả cho các tiểu thương nhưng vẫn báo cáo lên cấp trên là đã trả đầy đủ. Phải chăng, UBND xã Nghi Xuân và BQL Dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi -ATTP Sở NN&PTNN tỉnh Nghệ An chỉ báo cáo lên cấp trên cho vui?
Hoàng Lam
Theo Dantri
Chồng bám biển bảo vệ chủ quyền, vợ vượt cạn một mình
Ngày chồng ra biển làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc cũng là lúc chị Chung một mình "vượt cạn" sinh hạ một cậu con trai mẹ tròn con vuông. Nơi quê nhà, chị gửi trọn niềm tin yêu đến người chồng chắc tay súng nơi "đầu sóng, ngọn gió".
Chị Đặng Thị Chung - vợ chiến sĩ cảnh sát biển Phan Văn Định, 2 lần "vượt cạn" đều vắng chồng
Hai lần "vượt cạn" vắng chồng
Giữa tiết trời gay gắt của những ngày cuối tháng năm, chúng tôi tìm về xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc (Nghệ An) thăm gia đình anh Phan Văn Định (SN 1984) là chiến sĩ cảnh sát biển đang làm nhiệm vụ chấp pháp ngoài vùng biển Hoàng Sa (Việt Nam). Căn nhà nhỏ nằm cạnh đường tỉnh lộ 535 Vinh - Cửa Hội mấy ngày nay rộn rã tiếng cười, nói của bà con lối xóm đến chia vui khi chị Đặng Thị Chung - vợ chiến sĩ Định sinh hạ một cậu con trai kháu khỉnh, nặng 3,2kg.
Đã quá 11h trưa nhưng cả gia đình chị vẫn chăm chú quây quần bên chiếc tivi đã cũ dõi theo tin tức về biển Đông, về những chiến sĩ đang ngày đêm kiên cường bám biển, làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Khẽ đưa chiếc quạt nan quạt cho đứa cháu ngoại mới sinh được hai ngày tuổi đang ngủ ngon giấc, bà Bùi Thị Phước (58 tuổi, mẹ chị Chung) - kể: "Lúc thằng Định nhận lệnh của đơn vị lên tàu làm nhiệm vụ đến nay cũng đã tròn một tháng rồi chưa liên lạc về nhà. Mỗi ngày tôi đều nghe báo đài nói về lực lượng chấp pháp của Việt Nam đang làm nhiệm vụ tuyên truyền, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan HD 981 hạ đặt trái phép ra khỏi vùng biển Việt Nam, trước sự ngăn cản hung hãn của tàu Trung Quốc, tôi lo lắng lắm".
Người thân anh Định dõi theo tin tức về biển Đông, về những chiến sĩ đang ngày đêm kiên cường bám biển, làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Sinh ra trong gia đình thuần nông ở vùng đất nắng gió huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh), học hết phổ thông, Định gia nhập quân ngũ, đóng quân ở huyện Nghi Xuân. Cũng trong thời gian này, anh đem lòng yêu thương cô sinh viên trường ĐH Vinh Đặng Thị Chung. Quá trình phấn đấu rèn luyện, Định được chọn vào Nam bồi dưỡng, đào tạo và làm nhiệm vụ tại lực lượng cảnh sát biển vùng 4. Năm 2011, Định về phép và một đám cưới giản dị diễn ra đầm ấm ở quê nhà có sự góp mặt của đồng đội, bạn bè và họ hàng hai bên.
"Vừa cưới xong chưa được bao lâu thì anh ấy phải vào miền Nam làm nhiệm vụ. Mỗi năm, anh ấy chỉ được nghỉ phép về nhà một lần. Lúc sinh con gái đầu lòng không có chồng bên cạnh nhưng lúc nào tôi cũng động viên anh ấy vững tâm làm tròn nhiệm vụ, phụng sự Tổ quốc", chị Chung tâm sự.
Chị Chung kể, thời gian trước khi anh ra biển làm nhiệm vụ, biết vợ sắp đến ngày sinh con, hai người đã bàn nhau sẽ đặt tên con là Phan Đặng Đại Dương để đánh dấu ngày con chào đời trùng với những ngày biển Đông đang dậy sóng, cũng là để nhắc nhở con về nghề cảnh sát biển quanh nămlênh đênh trên sóng gió đại dương của cha.
Hậu phương vững chắc
Niềm hạnh phúc trong ngôi nhà chiến sĩ cảnh sát biển Phan Văn Định đón thành viên mới (Ảnh: Doãn Hòa)
Từ lúc anh Định lên tàu, ngày nào chị Chung cũng theo dõi tin tức trên tivi, báo chí và lòng như lửa đốt vì lo cho chồng và đồng đội. Qua thông tin PV báo Dân trí, đi trên tàu cảnh sát biển, anh Định cũng sốt ruột phải nhờ điện về hỏi thăm sức khỏe vợ con. Nghe nói mẹ tròn con vuông anh mới thở phào nhẹ nhõm. "Em chỉ mong anh cùng đồng đội vững tin, bền chí, anh dũng kiên cường ngày đêm bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước mình. Vợ con em đều khỏe và bình an, chờ ngày anh trở về sum vầy với gia đình", chị Chung nhắn nhủ.
Ngày chị Chung một mình "vượt cạn", bà Phạm Thị Dung (58 tuổi, mẹ anh Định) cũng tất bật gói ít đồ đạc lặn lội từ Hà Tĩnh sang Nghệ An để chăm đứa cháu đích tôn và cô con dâu. "Cháu nó giống bố nó và ông nội lắm. Mấy tuần nay tôi cứ thao thức không ngủ được vì nhớ thương con đang làm nhiệm vụ ngoài khơi xa. Giờ vợ nó sinh thêm thằng con trai nữa tôi cũng mừng và chỉ mong được báo tin vui này đến con tôi", bà Dung nói.
Chồng bà Dung - ông Phan Văn Nghị (63 tuổi) từng là thanh niên xung phong thời kỳ chống Mỹ. Năm 1975, ông Nghị phục viên trở về quê hương, xin vào công tác tại công ty xây dựng 4 (Hà Tĩnh). Sau khi về hưu vì mất sức lao động, cuộc sống gia đình ông bà lại càng khó khăn vất vả hơn khi thu nhập chính chỉ trông chờ vào 5 sào ruộng khoán và đồng lương hưu ít ỏi của ông Nghị.
"Hai con hãy yên tâm công tác, chắc tay súng bảo vệ vùng biển đảo thân yêu bởi đây là lúc Tổ quốc cần các con...", bà Dung nhắn gửi.
Thế nhưng niềm hạnh phúc của vợ chồng bà chính là hai cậu con trai Phan Văn Hiệp (SN 1980) và anh Phan Văn Định đều cùng gia nhập quân ngũ, làm cảnh sát biển vùng 4 Hải quân. "Mỗi năm chúng nó cũng chỉ về nhà được một, hai lần phép. Lúc đầu tôi cũng nhớ lắm nhưng riết rồi cũng quen. Mỗi lần chúng điện thoại về nhà hỏi thăm tình hình tôi đều dặn lòng mình phải gắng làm hậu phương vững chắc cho con được yên tâm công tác", bà Dung kể.
Biết tin hai con cùng đồng đội lên đường làm nhiệm vụ ngoài khu vực biểnĐông - nơi đang có những diễn biến phức tạp, mấy tuần nay bà Dung đềukhông rời chiếc điện thoại. Mỗi cuộc gọi đến là một lần lo âu, mong ngóng tin tức từ hai con.
"Mấy hôm trước tôi nhận được điện thoại của đơn vị báo 2 con vẫn khỏe, đang thực hiện tốt nhiệm vụ, tôi vừa mừng vừa lo. Tôi muốn nhắn đến hai con hãy yên tâm công tác, chắc tay súng bảo vệ vùng biển đảo thân yêu bởi đây là lúc Tổ quốc cần các con...", bà Dung chia sẻ với ánh mắt chan chứa niềm tin.
Doãn Hòa - Nguyễn Duy
Theo Dantri
Đau đáu kỷ vật Huy hiệu chiến sỹ Điện Biên Phủ Trong một trận bom đánh phá khốc liệt vào trọng điểm, ông hy sinh; kỷ vật còn lại là tấm huy hiệu chiến sỹ Điện Biên Phủ... Tác giả (áo xanh ngoài cùng bên phải) cùng CCB Đại đoàn 312 dâng hương trước phần mộ Anh hùng Phan Đình Giót và Tô Vĩnh Diện tại nghĩa trang liệt sĩ A1. Cha tôi là...