Xã ‘thần đèn ‘ với những căn nhà sàn biết đi
Cả nước mình, xưa nay hễ cần so sánh nơi nào với chỗ xa xôi hẻo lánh nhất, nhiều người vẫn thường gọi là đó là ‘hóc Pờ Tó’, dù không biết Pờ Tó ở đâu.
Pờ Tó chính là đây, một xã căn cứ Cách mạng thời chiến, nằm dọc đường Trường Sơn Đông, thuộc huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai, cách thành phố ‘Pleiku má đỏ môi hồng’ khoảng 110 km.
Ông Lê Trọng Nam Chủ tịch UBND xã cho biết: Pờ Tó hơn 7000 dân, 2/3 là đồng bào dân tộc thiểu số, hầu hết là người Bana, kế đến J’rai, Tày … Người Bana sống hiền hòa, thong dong, “có bao nhiêu vui bấy nhiêu”, chẳng ai bận tâm phấn đấu làm giàu. Đất đai rộng lớn, sông suối chảy quanh nhưng thôn làng cứ nghèo khó mãi.
Mấy năm nay, nhờ có chương trình Nông thôn mới, xã mới có điều kiện cải trang các làng cũ quá chật chội, ô nhiễm. Bi Dông có 160 nhà, thì 27 nhà tu sửa, 44 nhà phải tách ra, khiêng qua điểm làng mới. Bộ đội Tiểu đoàn 21 về xã làm gương, lội thẳng vào sình lầy trộn lẫn phân trâu bò lưu cữu lâu năm dưới các gầm sàn để khiêng nhà đi.
Đồng bào thấy thế mới tích cực làm theo. Có những tòa nhà lớn cần tới gần 200 người mới khiêng đi nổi, nên phải tổ chức rất bài bản, khoa học, mới khớp lệnh nhịp nhàng được.
Video đang HOT
Huyện 9 xã, thì kế hoạch mỗi xã một năm di dời 1 làng. Xã Pờ Tó năm rồi lo xong làng Bi Dông, năm sau sẽ tới lượt làng Bi Da. Anh Đặng Văn Long-Chỉ huy trưởng quân sự xã Pờ Tó cho biết đồng bào Bana sống đoàn kết, hễ có việc cần ở đâu là cả làng đều xúm nhau làm, nên việc khó mấy rồi cũng xong.
“Khiêng nhà qua nơi ở mới là cách làm truyền thống của đồng bào Bana. Còn tổ chức khiêng sao cho an toàn là trách nhiệm của xã. Năm tới làng Bi Da với tổng số 120 hộ, xã cũng sẽ tổ chức khiêng mấy chục nhà đi”- ông Nam cho biết.
Ông Lê Trọng Nam Phó Bí thư, Chủ tịch UBND xã Pờ Tó.
Và cứ thế, tại Pờ Tó, thời nay vẫn có những thôn làng mới mọc lên từ những đôi vai và tình đoàn kết của cả cộng đồng.
Theo Hoàng Thiên Nga (Tiền phong)
Liên tục phát sinh ổ gà trên QL 1A qua Phú Yên
Ngày 4.1, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Phú Yên cho biết, từ ngày 27.12.2018 đến ngày 2.1, các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ (trong đó có QL1A đoạn qua Phú Yên) tiếp tục phát sinh hư hỏng mặt đường với thiệt hại ước khoảng 5,7 tỷ đồng.
Cụ thể, các tuyến QL1A, QL1D, đường Trường Sơn Đông (do Cục Quản lý đường bộ III và Ban quản lý dự án Thăng Long quản lý) phát sinh khoảng 3.800m2 mặt đường bị hư hỏng với thiệt hại khoảng 2 tỷ đồng.
Các tuyến QL25, QL29, QL19C và các tuyến tỉnh lộ (do Sở GTVT quản lý) phát sinh khoảng 6.000m2 mặt đường bị hư hỏng và sạt lở mái taluy dương bồi lấp mặt đường khoảng 2.100m3 với tổng thiệt hại khoảng 3,7 tỷ đồng.
Theo Sở GTVT, các đơn vị đã sửa chữa, đảm bảo giao thông tạm thời bằng các vật liệu như cấp phối đá dăm, đá hộc chêm chèn đá dăm,... khi phát sinh ổ gà trong thời gian xảy ra mưa lũ. Khi thời tiết thuận lợi, các đơn vị sẽ thực hiện sửa chữa, khắc phục triệt để các hư hỏng mặt đường theo như kết cấu ban đầu, dự kiến sẽ hoàn thành tuyến QL 1A trước ngày 15.1.
Các tuyến quốc lộ còn lại và tỉnh lộ hoàn thành trước ngày 25.1, đảm bảo nhu cầu đi lại thuận lợi, an toàn cho nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 (nếu thời tiết thuận lợi).
Theo Nhiệt Băng (Lao động)
Đất cằn trồng bạt ngàn cây quả đỏ, lãi nửa tỷ đồng mỗi năm Khơi nghiêp chi vơi 50 cây thanh long ruôt đo trên vung đât căn, đên nay vươn thanh long cua lao nông chân đât Nguyễn Văn Lợ (Gia Lai) đa tăng lên 2000 cây, cho thu nhâp 600 triêu đông/năm. Đo la chưa kê nguôn thu hơn 100 triêu tư 6 sao na môi năm va tương lai không xa vơi 500 cây...