Xả thải ra sông biên giới, 1 DN Trung Quốc bị phạt 280 triệu đồng
Xả thải gây ô nhiễm vào nguồn nước sông biên giới Ka Long ( TP.Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh), Công ty CP Giải trí quốc tế Lợi Lai (Trung Quốc) đã bị xử phạt 280 triệu đồng.
UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành Quyết định số 1414 ngày 5.5, về việc xử phạt đối với Công ty CP Giải trí quốc tế Lợi Lai về hành vi vi phạm hành chính xả thải ô nhiễm vào nguồn nước sông Ka Long. Số tiền công ty này phải nộp phạt theo Quyết định là 280 triệu đồng.
Một trong số những cửa xả nước thải sinh hoạt sau xử lý của Công ty Cổ phần Giải trí quốc tế Lợi Lai (Ảnh M.C.G)
Theo kết quả quan trắc môi trường của Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường (mẫu lấy thời điểm kiểm tra hiện trường ngày 24.4.2017, biên bản vi phạm hành chính lập ngày 25.4.2017) chỉ tiêu amoni, coliform có trong nước thải sau xử lý của Công ty CP Giải trí quốc tế Lợi Lai xả thải ra sông Ka Long vượt quy chuẩn cho phép theo QCVN 14:2008/BTNMT-Quy chuẩn quốc gia về nước thải sinh hoạt.
Cụ thể: Chỉ tiêu amoni vượt 2,06 lần, coliform vượt 28 lần. Theo kết quả quan trắc định kỳ từ trước khi Công ty này được cấp phép đến thời điểm đề nghị gia hạn giấy phép, chỉ tiêu BOD5 (chỉ tiêu nhu cầu oxi sinh hóa) trong nước thải sau xử lý (các kết quả quan trắc quý IV năm 2012, quý IV năm 2015, quý II và quý IV năm 2016) đều vượt quy chuẩn 14:2008/BTNMT-Quy chuẩn quốc gia về nước thải sinh hoạt.
Hành vi này vi phạm quy định tại Điểm b, Khoản 5, Điều 13 Nghị định số 142/2013/NĐ-CP ngày 24.10.2013 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
Cùng với việc xử phạt 280 triệu đồng, Công ty CP Giải trí quốc tế Lợi Lai phải thực hiện các giải pháp để xử lý đạt quy chuẩn môi trường đối với các thông số vượt quy chuẩn cho phép.
Công ty cổ phần giải trí quốc tế Lợi Lai là doanh nghiệp FDI đầu tiên tại Móng Cái có vốn đầu tư 100% của Trung Quốc. Công ty kinh doanh khách sạn 5 sao cao cấp và các dịch vụ vui chơi có thưởng quy mô lớn tại Việt Nam… Hiện công ty có gần 800 lao động (bao gồm cả lao động là người nước ngoài).
Video đang HOT
Theo Danviet
Quảng Ngãi: Thêm nhà máy giấy phá rừng, xả thải ra biển
Nhà máy giấy ở Quảng Ngãi phá 50ha rừng dừa nước, đặt ống đường ống xả thải ngầm ra biển có đúng pháp luật không?
Tình trạng phá rừng làm dự án nhà máy bột giấy, đặt ống xả thải ra biển lại xuất hiện ở Quảng Ngãi.
UBND tỉnh Quảng Ngãi mới đây đã chấp nhận thu hồi gần 50ha rừng dừa nước ở xã Bình Phước (huyện Bình Phước) để xây hồ chứa nước cho nhà máy bột- giấy VNT19 trên địa bàn.
Nhà máy bột - giấy VNT19 tại Quảng Ngãi thuộc Khu Kinh tế Dung Quất.
Đây là dự án do Công ty cổ phần Bột - Giấy làm chủ đầu tư, đang trong giai đoạn xây dựng và lắp đặt thiết bị tại mặt bằng trên diện tích khoảng 117ha. Dự án này cũng đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt báo cáo tác động môi trường từ tháng 9/2015. Mặt bằng dự án ban đầu là 70ha, tới giai đoạn sau sẽ là 130 ha.
Để nhà máy giấy đi vào hoạt động, công ty sẽ phải có nguồn cung cấp nước và UBND tỉnh Quảng Ngãi đã cho phép phá 50ha rừng dừa nước để làm hồ chứa này.
Ông Nguyễn Thế Nhân, Chủ tịch UBND xã Bình Phước cho biết, rừng dừa nước có giá trị lịch sử, che bộ đội du kích trong kháng chiến. Đây cũng là mảnh đất kiếm kế sinh nhai cho nhiều gia đình. Việc pháo hủy tới 50ha/ 70ha diện tích dừa nước ở đây khiến người dân tiếc nuối.
Ông Nhân cho biết, ngày nay, ít người còn sử dụng dừa nước nhiều như trước, nên rừng dừa Cà Ninh không còn hiệu quả kinh tế như trước. Rừng dừa Cà Ninh trở thành "lựa chọn" cho xây dựng bể chứa nước phục vụ Nhà máy Bột-Giấy.
Bà Hà Thị Anh Thư, Bí thư Huyện ủy Bình Sơn (Quảng Ngãi), xác nhận trên Báo Thanh niên :"Quan điểm của huyện là ủng hộ chủ trương của tỉnh trong việc thu hồi đất để làm dự án. Tuy nhiên, không thể đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế. Do vậy, nhà đầu tư cần phải trồng lại diện tích rừng thay thế nhằm đảm bảo cân bằng môi trường sinh thái trong khu vực".
Cũng theo bà, Sở NN-PTNT Quảng Ngãi yêu cầu nhà đầu tư phải nộp cho quỹ phát triển rừng của tỉnh khoảng 500 triệu đồng/ha để trồng lại rừng dừa nước.
50ha rừng dừa nước sẽ sớm bị phá bỏ. Ảnh: TNO
Ông Nguyễn Thế Nhân cho rằng qua các lần tổ chức họp, người dân đồng ý phá rừng dừa nước để làm hồ chứa nước nhưng nhiều người băn khoăn, lo lắng về vấn đề môi trường.
"Khoảng 20 ha rừng dừa nước nằm ngoài phạm vi hồ chứa nước thuộc sở hữu của người dân, cơ quan chức năng cần lấy tiền đền bù của chủ đầu tư mua lại để chuyển thành rừng phòng hộ, giữ môi trường sinh thái trong vùng", ông Nhân kiến nghị.
Đường ống nước thải nhà máy giấy đổ thẳng ra biển, phải đặt ngầm hay "phơi" lên?
Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường, thì vị trí xả thải của Dự án tại vịnh Việt Thanh (thôn Lệ Thủy, xã Bình Trị, huyện Bình Sơn) cách bờ biển khoảng 500m - 1,5 km. Và với vị trí xả thải này, thì chủ đầu tư Dự án sẽ phải lắp đặt ống ngầm dưới nước, giống như trường hợp của nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh.
Song lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi băn khoăn, đó là "vấn đề này có đảm bảo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam hay không?"
Khu vực vịnh Việt Thanh mà dự án nhà máy giấy sẽ xả thải.
Thông tin từ UBND tỉnh Quảng Ngãi, vì lo ngại điều này, ngay từ năm 2011, lãnh đạo tỉnh đã đề nghị chủ đầu tư trong quá trình thiết kế, xây dựng nhà máy, phải xây dựng một hồ nuôi cá bằng nước thải của nhà máy trước khi thải ra biển nhằm kiểm nghiệm tiêu chuẩn nước thải trước khi thải ra môi trường.
Tuy nhiên, trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án vào tháng 9/2015 lại không nhắc tới vấn đề này.
Do vậy, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét yêu cầu chủ đầu tư xây dựng hồ chỉ thị sinh học để kiểm chứng chất lượng nước thải sau khi xử lý trước khi xả thải ra môi trường, hoặc có ý kiến chính thức về vấn đề này.
Quảng cáo dùng máy móc tốt nhưng lắp đặt máy cũ chất lượng tồi
Khi chấp thuận dự án, tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu chủ đầu tư phải sử dụng công nghệ tiên tiến, máy móc, thiết bị hiện đại, đồng bộ, quy trình công nghệ khép kín, đáp ứng điều kiện về các chỉ tiêu kinh tế và đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên, trên thực tế Công ty CP bột - giấy VNT19 không lắp đặt máy móc thiết bị mới mà nhập khẩu máy móc, thiết bị cũ, đã qua sử dụng.
Hiện, tỉnh Quảng Ngãi đã đề nghị Bộ KH-CN hỗ trợ kiểm tra, giám sát việc thẩm định, giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ dự án Nhà máy bột - giấy VNT19.
(Theo Đất Việt)
Sống chung với nước thải: Tỉnh "bật đèn xanh" để doanh nghiệp xả thải Ngày 2/5 có bài phản ánh tình trạng người dân ở thôn Liên Trì 2, xã Bình Kiến, TP.Tuy Hòa (Phú Yên) kêu trời vì sống chung với mùi hôi thối từ nước thải của khu công nghiệp An Phú (xã An Phú, TP.Tuy Hòa) do Ban Quản lý khu kinh tế Phú Yên quản lý. Sống chung với nước thải: Tỉnh "bật...