Xả sớm Quỹ bình ổn xăng dầu, dân thiệt 12 tỷ đồng/ngày?
Quyết định của Bộ Tài chính về việc xả Quỹ bình ổn mới đây đã ban hành sớm hơn quy định 3 ngày, khiến cho mỗi ngày, các doanh nghiệp có thể được lời thêm 12 tỷ đồng?.
Hôm 5/12, Bộ Tài chính đã cho phép các doanh nghiệp xăng dầu được tăng mức sử dụng Quỹ bình ổn để bù lỗ.
Theo đó, đối với mặt hàng xăng, doanh nghiệp được tăng mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá thêm 100 đồng/lít (từ 200 đồng/lít lên 300 đồng/lít). Mặt hàng dầu điêzen tăng mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá thêm 200 đồng/lít (từ 300 đồng/lít lên 500 đồng/lít). Tổng mức sử dụng Quỹ tăng thêm 300 đồng/lít.
Thông báo này được ban hành chỉ cách thời điểm có quy định mới về điều hành thị trường xăng dầu 7 ngày thay vì 10 ngày theo quy định.
Quỹ bình ổn được xả sớm, dân thiệt
Video đang HOT
Cụ thể, lần điều hành xăng dầu gần đây nhất là ngày 26/11, tính đến ngày 5/12, thời gian giữa 2 lần điều chỉnh này là 9 ngày. Song, theo thông lệ, các phiên giao dịch xăng dầu trên thị trường Singapore- thị trường tham chiếu trong công tác điều hành giá xăng dầu của Việt Nam sẽ nghỉ giao dịch vào thứ 7 và Chủ nhật.
Đọc những thông tin kinh tế – tài chính mới nhất trên FICA: Xả sớm Quỹ bình ổn, dân thiệt 12 tỷ/ngày?Tiền chảy ngược, đại gia đón lộc cuối nămTan man chuyên vôn, lai suât, nơ&’Ngã ngựa’ chạy đua tín dụng cuối năm
Do đó, khi lấy dữ liệu giá thế giới để làm căn cứ điều hành giá xăng dầu thì khoảng thời gian giữa 2 lần điều hành này chỉ còn 7 ngày.
Việc ban hành sớm lệnh mới về giá xăng dầu như vậy đã giúp cho doanh nghiệp được lời khá nhiều.
Ước tính, mỗi tháng, Việt Nam tiêu thụ 1 triệu tấn xăng dầu, mỗi ngày trung bình sẽ tiêu thụ khoảng 40 triệu lít xăng dầu. Với chỉ đạo mới, các doanh nghiệp sẽ được bù thêm tổng cộng 300 đồng lít cả xăng và dầu diezen. Như vậy, tổng số tiền Quỹ bình ổn bù cho giá xăng dầu mỗi ngày sẽ tăng thêm 12 tỷ đồng.
Nếu nhân con số này với 3 ngày sớm hơn quy định, các doanh nghiệp đã được bù thêm 36 tỷ đồng từ Quỹ bình ổn xăng dầu.
Tuy nhiên, Quỹ bình ổn hiện nay cũng đã cạn kiệt, các doanh nghiệp có nguy cơ sử dụng âm Quỹ. Hơn nữa, đây lại tiền trích vào kết cấu giá bán, là tiền của người dân đóng góp. Do vậy, việc giữ giá bán lẻ, song lại cho tăng xả Quỹ sớm hơn quy định như vậy, người dân đã thực chất chịu thiệt hại thay vì được lợi.
Điều đáng chú ý là, sở dĩ có động thái điều hành xăng dầu sớm như vậy là do vừa qua, một số doanh nghiệp xăng dầu đã đề nghị tăng giá bán lẻ.
Theo Phạm Huyền
VEF
Tăng mức trích Quỹ, giữ ổn định giá bán xăng dầu
Bộ Tài chính yêu cầu doanh nghiệp xăng dầu đầu mối giữ nguyên giá bán, tăng mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá đối với mặt hàng xăng, dầu diezel.
Mặt hàng xăng tăng mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá từ 200 đồng/lít lên 300 đồng/lít
Bộ Tài chính cho biết, giá xăng dầu thế giới kể từ sau ngày điều hành giảm giá xăng (ngày 26-11-2013) có biến động tiếp tục tăng so với những phiên liền kề trước đó.
Bình quân 30 ngày gần đây từ ngày 4-11-2013 đến 3-12-2013 giá xăng RON 92 là 112,15 USD/thùng; dầu diezel. 0,05S là 123,70 USD/thùng; dầu hỏa: 122,98 USD/thùng, dầu mazut 180 cst 604,96 USD/tấn.
Trước diễn biến tăng của giá xăng dầu thế giới, liên Bộ Tài chính, Công Thương vừa có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối giữ ổn định giá bán, đồng thời cho phép tăng mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá đối với mặt hàng xăng, dầu diezel.
Theo đó, mặt hàng xăng tăng mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá thêm 100 đồng/lít (từ 200 đồng/lít lên 300 đồng/lít). Mặt hàng dầu diezel tăng mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá thêm 200 đồng/lít (từ 300 đồng/lít lên 500 đồng/lít). Đồng thời tiếp tục chưa tính đủ lợi nhuận định mức trong cơ cấu giá cơ sở đối với mặt hàng dầu điêzen, dầu hỏa (tạm tính 100 đồng/lít).
Theo Bộ Tài chính, sau khi thực hiện phương án điều hành giá xăng dầu như trên, nếu tính đúng, tính đủ giá cơ sở theo nguyên tắc hiện hành (tính đủ lợi nhuận định mức theo quy định) thì giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu vẫn cao hơn giá bán hiện hành.
"Như vậy, các doanh nghiệp sẽ phải chia sẻ khoảng 56% lợi nhuận định mức đối với mặt hàng xăng và 43% với mặt hàng dầu", Bộ Tài chính cho biết.
Theo ANTD
Giá sữa quá cao, trách nhiệm thuộc về ai? Câu chuyện về giá sữa quá cao đã được đề cập trên báo chí từ nhiều tháng nay. Thủ tướng Chính phủ đã phải yêu cầu Bộ Tài chính và Bộ Y tế có báo cáo về quản lý mặt hàng sữa. Mới đây, cả hai bộ đã có công văn báo cáo Thủ tướng. Tuy nhiên không bộ nào nhận trách nhiệm...