Xả nước “cứu” rừng khiến hàng nghìn ha nông nghiệp bị ảnh hưởng
Việc các công ty lâm nghiệp mở cống thoát nước chống ngập úng rừng tràm trong những ngày gần đây đã khiến hàng nghìn ha nông nghiệp của tỉnh Cà Mau bị ảnh hưởng.
Ngày 22/6, tin từ UBND huyện Thới Bình (tỉnh Cà Mau) xác nhận, đơn vị này đã có kiến nghị đến UBND tỉnh và các ban ngành chuyên môn về một số nội dung liên quan đến vấn đề sản xuất lúa, tôm của người dân trên địa bàn bị ảnh hưởng do cơ quan quản lý lâm nghiệm U Minh Hạ (Cà Mau) và U Minh Thượng (Kiên Giang) đồng loạt mở cống xả nước “cứu rừng” mà không thông báo và không thực hiện đúng thời gian đã thông báo.
Theo đó, thời gian gần đây có đến hàng nghìn hecta đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thới Bình bị ảnh hưởng do việc xả nước “cứu rừng” như nói trên.
Cụ thể, xã Biển Bạch Đông đã có đến khoảng 3.500 ha bị ảnh hưởng; xã Tân Bằng có hơn 3.000 ha bị ảnh hưởng…
Hàng nghìn ha đất tôm, lúa ở Cà Mau bị ảnh hưởng vì đập xả nước.
Theo báo cáo của UBND các xã nói trên, việc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ chỉ thông báo thời gian xả nước bắt đầu từ ngày 7/6, nhưng lại không thông báo cụ thể thời gian đóng cống nên người dân ở các xã không chủ động được việc lấy nước phục vụ sản xuất.
Video đang HOT
Ngoài ra, nguồn nước do mở cống, khui đập xả ra có màu đen, nhiễm phèn nặng gây khó khăn cho việc lấy nước phục vụ sản xuất.
Bên cạnh đó, việc mở cống 12 và 13 để thoát úng mà Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện U Minh Thượng (tỉnh Kiên Giang) đã thông báo thì chỉ mở cống từ ngày 25/5 đến hết này 31/5, nhưng đến ngày 15/6 cả 2 cống mới được đóng.
Các địa phương nhận định, việc mở cống, xả đập dẫn đến tình trạng nước bị đen, nhiễm phèn rất ô nhiễm gây khó khăn không chỉ cho việc lấy nước vào vuông tôm phục vụ sản xuất mà còn ảnh hưởng đến việc sinh hoạt của người dân.
Trước vấn đề trên và để tháo gỡ khó khăn cho người dân các xã bị ảnh hưởng, UBND huyện Thới Bình đã có kiến nghị đến UBND tỉnh Cà Mau có văn bản chỉ đạo Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ trước khi mở cống xả nước phải có thông báo quy định cụ thể thời gian mở cống và thời gian đóng cống để người dân thuận lợi cho việc lấy nước phục vụ sản xuất.
UBND huyện Thới Bình cũng kiến nghị Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau có văn bản kiến nghị đến Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang về việc quy định thời gian mở cống và đóng cống đúng thời gian như đã thông báo để không ảnh hưởng đến sản xuất của người dân.
Tuấn Thanh
Theo Dantri
Cống bung nắp, hàng nghìn gốc mai Thủ Đức bị nhấn chìm
Người dân phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức (TP HCM) "đứng ngồi không yên" vì hàng nghìn gốc mai và hoa màu đang bị ngập dù không mưa hay triều cường.
Ông Vân bên gốc mai chìm trong nước. Ảnh: Thành Nguyễn.
Ngày 26/2, ông Trương Hoàng Vân, người dân khu phố 5 phường Hiệp Bình Phước cho biết, chiều qua ông và nhiều người phát hiện nắp cống Tư Mậu gần vườn mai bị tháo gỡ bất thường. Nước sông Sài Gòn tràn vào khu dân cư ào ạt.
"Gia đình tôi có hơn 4.000 gốc mai bị ngập, đến sáng nay nước chỉ rút khoảng 5 cm. Tôi lo quá, mai sẽ chết hết nếu nước rút chậm", ông Vân nói.
Hàng xóm của ông Vân, ông Trường Minh Châu ngồi buồn so. "Gia đình tôi có 2.000 gốc mai bị nhấn chìm. Vị trí xảy ra sự cố nằm trong khu vực đang san lấp mặt bằng của công ty gần đây nhưng chưa thấy họ tới gặp các hộ dân để giải quyết".
Đại diện khu phố 5 và UBND phường Hiệp Bình Phước đã làm việc với 8 hộ dân trồng mai bị ảnh hưởng. Tổng cộng có gần 8.000 m2 vườn mai bị ngập nước, nhiều thửa hoa màu cũng bị nhấn chìm.
"Trước mắt, chúng tôi ghi nhận ý kiến các hộ dân và sẽ báo cáo với lãnh đạo UBND phường để có phương án giải quyết cụ thể", đại diện khu phố 5 nói.
UBND phường Hiệp Bình Phước huy động máy bơm cứu vườn mai bị ngập. Ảnh: Thành Nguyễn.
Đến 12h, một số công nhân của công ty - nơi nắp cống Tư Mậu bị tháo - đã huy động máy bơm cùng lực lượng phường Hiệp Bình Phước hút nước ra ngoài để cứu các vườn mai. Cống Tư Mậu vẫn chìm trong nước, không thể quan sát.
Khu vực xảy ra sự số là nơi trồng mai lâu đời của Sài Gòn, cung cấp mai cho thị trường TP HCM và các tỉnh lân cận dịp tết.
Thành Nguyễn
Theo VNE
Hơn 320 tỷ đồng cải tạo 4.000 m cống cũ ở TP HCM Hệ thống hơn 4.000 m cống thoát nước cũ được TP HCM đề xuất cải tạo bằng công nghệ không đào hở với tổng kinh phí 324 tỷ đồng. Theo công văn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND TP HCM đề xuất chủ trương đầu tư dự án Cải tạo phục hồi đường cống thoát nước cũ, xuống cấp bằng công...