Xã hội hiện đại có một thế hệ “ngại yêu” và đây là lý do căn bệnh chung của giới trẻ bây giờ
Có một thực trạng thường thấy hiện nay là giới trẻ dường như càng ngày càng… ngại yêu.
Họ luôn miệng nói muốn có người yêu, muốn hẹn hò, muốn tìm một người bạn đời tin cậy để yêu thương, nhưng vốn dĩ trên đời này không ai cho không ai cái gì cả, ngay cả tình yêu cũng vậy thôi. Khi có cơ hội chính họ lại cũng là người lười yêu đương, lười hẹn hò, lười dành thời gian để xây dựng một mối quan hệ.
Nỗi lo sợ về tình yêu có thể khiến bạn đánh mất đi hạnh phúc và tình yêu vào cuộc sống. Dưới đây là 7 lý do tại sao mà hầu hết mọi người đều “ngại” yêu, hãy đọc và cảm nhận xem liệu rằng những lý do đó có giống bạn hay không nhé!
1. Sợ những kỳ vọng không đúng với thực tế
Trong thời đại hiện nay, chắc hẳn bạn có thể dễ dàng đọc được hàng loạt những câu chuyện, bài báo hay xem những bộ phim lãng mạn về tình yêu. Chúng giúp bạn phác họa lên hình mẫu lý tưởng về người bạn đời của mình trong tương lai, nhưng cũng khiến bạn so sánh với người hiện tại đang bên cạnh bạn. Bỗng nhiên, bạn nhận ra những tiêu chuẩn mà bạn đang mong chờ người ấy đều không đáp ứng được, tự dưng bạn cảm thấy thất vọng về họ.
Yêu nghĩa là tìm được một ai đó đồng điệu tâm hồn với mình, nhưng sau đó lại bị ảnh hưởng bởi sự ngưỡng mộ những người xung quanh làm nảy sinh mâu thuẫn trong tâm trí bạn khi đem tình yêu của chính mình ra so sánh. Bạn mong đợi thứ gì đó phù hợp với những chuẩn mực xã hội, theo tiêu chí của những người xung quanh thay vì sự đồng điệu trong tâm hồn của hai người.
2. Sợ đánh mất đi chính mình
Video đang HOT
Khi một người tìm được người mà họ yêu, họ sẽ chấp nhận tất cả tính cách, sở thích của nhau và đấu tranh dù có bất cứ sự mâu thuẫn nào trong suy nghĩ vì tình yêu của họ. Vì thế, hình ảnh lúc ban đầu mà họ có về nhau bị lu mờ, sẽ có sự khác nhau giữa con người của hiện tại với người bạn yêu trong quá khứ.
3. Sợ bị bỏ rơi
“Kakorrhaphiophobia” là thuật ngữ được dùng để chỉ một nỗi sợ bị bỏ rơi trong tình yêu. Khi tình yêu nảy sinh, cũng là lúc cảm xúc xuất hiện, những cảm xúc này đóng vai trò như một dung nham bởi chúng có thể làm hồi sinh một vùng đất hay phá hủy vùng đất đó. Vì vậy, nỗi sợ bị bỏ rơi có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào trong mối quan hệ của hai người.
4. Kinh nghiệm đau thương từ quá khứ
Chúng ta đều biết những gì đang có ở hiện tại (tính cách cá nhân hay cách cư xử) là kết quả của quá khứ tạo nên. Do đó, bất cứ khi nào đánh giá một thứ gì, có lẽ bạn sẽ có xu hướng quyết định theo một hướng đã từng xảy ra trong quá khứ. Thứ gây ảnh hưởng sâu sắc sẽ khiến bạn luôn “bị ám ảnh” về nó trong đầu và điều này làm bạn cảm thấy khó khăn hơn khi đưa ra quyết định trong tương lai. Bởi hình ảnh về quá khứ có thể tạo ra xung đột với tình hình mới của bạn.
5. Sợ thất bại
Mọi người thường nói rằng: “Tình yêu là một phép nhiệm màu và phép nhiệm màu chỉ là một ảo giác”. Phép màu của tình yêu sẽ giúp lan tỏa “hương thơm” của nó ngay khi bạn đồng hành cùng nó. Nhưng ngay cả khi mùi hương đó là hương hoa hồng thì việc “hoa hồng nào mà chẳng có gai” là điều đương nhiên. Vì vậy, sự thất bại trong tình yêu cũng có xác suất may rủi, giống như trò chơi may rủi khi ta tung đồng xu lên vậy. Nỗi sợ thất bại là một phản ứng quá đỗi tự nhiên, giúp ta chống lại những mối quan hệ không đến một cách tự nhiên.
6. Mối quan hệ mới ảnh hưởng đến mối quan hệ cũ
Mối quan hệ gia đình của bạn có thể bị phá vỡ ngay khi người bạn yêu xuất hiện và từng bước đi vào cuộc sống hàng ngày của bạn. Vị trí ưu tiên sẽ thay đổi theo thời gian. Đôi khi, bạn còn tự biện minh cho bản thân rằng người yêu của bạn không làm ảnh hưởng gì đến các mối quan hệ khác cả. Những người bạn từng đứng đầu trong danh sách ưu tiên của bạn thì bây giờ đã bị tụt xuống vị trí thứ 2. Bởi vị trí đầu tiên của bạn bây giờ là người bạn yêu. Cuộc tranh đấu cho vị trí đầu tiên có thể khép lại, đơn giản chỉ là quy luật tình yêu mà bạn cần đánh đổi cho mỗi quyết định bạn làm vì nó có thể ảnh hưởng đến bạn trong tương lai.
7. Tình yêu không đến “một mình”
Khi tình yêu xuất hiện trong cuộc sống của bạn, nó không chỉ đi “một mình” mà còn kèm theo trách nhiệm, thời gian và nhu cầu không gian cho những người thân yêu. Tình yêu có thể trở thành sự xao nhãng nghiêm trọng đối với những người đang thực hiện lý tưởng của cuộc đời, bởi tình yêu và thời gian thường tỷ lệ thuận với nhau. Bạn có thể làm nếu muốn. Sau một thời gian nhất định, tình yêu của bạn càng được củng cố và bền chặt hơn. Bạn sẽ muốn dành thời gian rảnh rỗi cho người mình yêu, thậm chí nó còn chiếm cả thời gian làm việc vì mục tiêu của bản thân. Tuy nhiên, điều này còn tùy từng trường hợp. Một số người khác lại quyết định đêm không ngủ để đầu tư cho cả tình yêu và công việc được trọn vẹn.
Theo ohman.vn
Sau sinh, vợ ngại "yêu" vì mặc cảm vết khâu tầng sinh môn
Chuyện "trả bài" của vợ chồng tôi cứ ngày một thưa dần, cô ấy luôn mặc cảm vì vết khâu tầng sinh môn.
Chúng tôi kết hôn đã 3 năm, và trái ngọt của cuộc hôn nhân là một cô công chúa xinh đẹp đáng yêu. Cũng như nhiều gia đình có con nhỏ, chuyện "gối chăn" của vợ chồng tôi cũng không thể đều đặn như thời vợ chồng son được. Dù đã chuẩn bị tâm lý từ khi biết vợ có bầu đến tận sau sinh, nhưng quả thực thiếu vắng "chuyện ấy" khiến đời sống vợ chồng của chúng tôi có phần tẻ nhạt.
Nhiều lần, trong đầu tôi cũng lóe lên chút mơ hồ về chuyện "tàu nhanh" để giải tỏa, nhưng nghĩ đến vợ hiền, con nhỏ mà tôi lại tự vả vào mặt mình, để xua đi cái ý nghĩ điên rồ ấy. Nhưng có lẽ ám ảnh hơn với tôi, đó là ánh mắt đầy lo lắng, xen lẫn thái độ né tránh mỗi khi tôi có ý định gần gũi cô ấy.
Chuyện "trả bài" của vợ chồng tôi cứ ngày một thưa dần, cô ấy luôn mặc cảm vì vết khâu tầng sinh môn - Ảnh minh họa
Hồi mới cưới, chúng tôi vẫn duy trì tuần 3 nhịp, ăn ý và đều như vắt chanh. Có lẽ vì tự tin hình thể với 3 vòng nóng bỏng và khá hòa hợp về "chuyện ấy" mà tin vui con cái mau đến với vợ chồng tôi. Nhưng cũng kể từ lần ấy, sau những tháng ngày kiêng cữ, sinh nở, vợ tôi thay đổi hẳn, né tránh chuyện chăn gối của hai vợ chồng.
Nhiều lần tôi cũng ôm ấp, thủ thỉ hỏi han, mới biết cô ấy khá mặc cảm về vết khâu tầng sinh môn. Vì sinh thường nên cũng như bao sản phụ khác, tầng sinh môn của cô ấy bị rạch và phải khâu 4 cm. Tôi đã giữ gìn, kiêng cữ cùng vợ suốt 6 tháng sau sinh mới trở lại "chuyện ấy". Lần đầu sau bao ngày xa cách, vợ tôi cũng như tôi, thái độ khá hân hoan. Tranh thủ lúc gái rượu say ngủ, vợ chồng tôi kéo sang phòng riêng để "hành sự". Mọi thứ khá mượt, từ nụ hôn đến những mơn trớn đều bài bản như xưa, nhưng khi đến vùng cấm địa, thấy rõ vết sẹo tầng sinh môn của vợ, không biết có phải vì lỡ mồm chê bai vết khâu thiếu thẩm mỹ không mà kể từ đó vợ tôi ngại chuyện này hẳn. Dù sau đó, tôi cũng nói đó là dấu vết thiêng liêng, vết sẹo đẹp chứng tỏ những hi sinh cao quý của vợ tôi để chúng tôi có được thiên thần xinh đẹp bé nhỏ bên cạnh, nhưng có vẻ nó chưa thể giúp vợ tôi giải tỏa sự tự ti về hình thể sau sinh của mình.
Chuyện "trả bài" của vợ chồng tôi cứ ngày một thưa dần, cô ấy luôn mặc cảm vì vết khâu tầng sinh môn. Trong lòng tôi thực sự áy náy và cũng muốn giúp vợ vơi đi phần nào nỗi buồn ấy để chuyện "gối chăn" của vợ chồng tôi lại nồng nàn như thủa đầu.
Tôi định đưa cô ấy đến một trung tâm tạo hình thẩm mỹ để cải thiện tầng sinh môn, nhưng thực sự chưa dám mở lời vì sợ cách thể hiện thiếu tinh tế có thể khiến cô ấy phiền lòng. Chỉ mong vợ tôi suy nghĩ tích cực, thoáng hơn. Bởi vì nếu cứ duy trì tình trạng cấm vận hoặc lâm trận không khí thế như thế này thì chuyện tình cảm của chúng tôi sớm muộn sẽ rạn nứt, một điều mà chắc chắn cả hai chúng tôi đều không mong đợi.
Theo GĐVN
Không phải tình đầu, cũng chẳng là tình cuối, rồi nhất định sẽ có một người yêu bạn bằng cả trái tim Tay nắm giữ hiện tại, tay còn lại chẳng thể nào rời quá khứ, khi không dứt khoát xin đừng bắt đầu gì cả. Thứ tình cảm không tròn trịa có khác nào dối lòng mình, lừa lòng người? Tình cảm thường bắt đầu từ một khoảnh khắc giản đơn, nếu bạn đem kể cho ai đó nghe, họ sẽ không thể nào...