WTO, WIPO, WHO công bố nền tảng chung giúp thu hẹp khoảng cách về tiếp cận vaccine
Ngày 24/6, những người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới ( WIPO) và Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO) đã thông báo về một nền tảng chung nhằm giúp các nước thu hẹp khoảng cách trong việc tiếp cận vaccine, phương pháp điều trị và công nghệ liên quan tới bệnh COVID-19.
WTO, WIPO, WHO công bố nền tảng chung giúp thu hẹp khoảng cách về tiếp cận vaccine. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố chung, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WIPO Daren Tang và Tổng giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala nêu rõ: “Chúng tôi sẽ triển khai một nền tảng chung về hỗ trợ công nghệ ba bên cho các nước liên quan tới nhu cầu của họ đối với công nghệ y khoa liên quan tới COVID-19″.
Tuyên bố nêu rõ nền tảng này sẽ hỗ trợ các quốc gia trong việc tiếp cận và ưu tiên hóa những nhu cầu chưa được đáp ứng đối với vaccine ngừa COVID-19, thuốc điều trị và các công nghệ có liên quan khác. Nền tảng này cũng sẽ giúp các nước tận dụng mọi sự lựa chọn sẵn có để tiếp cận những công cụ như vậy, trong đó thông qua hợp tác với các nước cũng đang đối mặt với những thách thức tương tự.
Video đang HOT
Các nhà lãnh đạo WHO, WIPO và WTO cũng thông báo tổ chức một loạt cuộc hội thảo chia sẻ thông tin nhằm thúc đẩy việc tiếp cận công bằng với công nghệ liên quan tới COVID-19.
WHO đang kêu gọi tạm thời từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine ngừa COVID-19 nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất vaccine trên toàn thế giới, từ đó giúp các nước nghèo trên thế giới có thể tiếp cận được vaccine.
Theo số liệu của hãng tin AFP, gần 2,8 tỉ liều vaccine ngừa COVID-19 đã được sử dụng ở ít nhất 216 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ở những nước có thu nhập cao nhất theo phân loại của Ngân hàng Thế giới (WB), cứ 100 dân thì có 76 liều vaccine được sử dụng. Trong khi đó, ở 29 quốc gia có thu nhập thấp nhất, tỉ lệ này là 1 liều/100 dân.
WHO: Covid-19 gây đau thương hơn Thế chiến II
WHO cho biết đại dịch Covid-19 tác động tới cuộc sống và chấn thương tâm lý lớn hơn Thế giới II, với ảnh hưởng kéo dài "trong nhiều năm tới".
"Sau Thế chiến II, thế giới trải qua nhiều đau thương, vì cuộc chiến đó ảnh hưởng đến rất nhiều sinh mạng. Còn bây giờ, đại dịch Covid-19 có cường độ thậm chí lớn hơn, ảnh hưởng đến nhiều người hơn", Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nói tại một cuộc họp báo hôm 5/3. "Gần như toàn bộ thế giới bị ảnh hưởng, mỗi cá nhân trên thế giới thực sự đều bị tác động".
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tại cuộc họp về Covid-19 ở Thụy Sĩ hồi tháng 1. Ảnh: Reuters .
"Điều đó đồng nghĩa những đau thương đại dịch gây ra thậm chí lớn hơn những gì thế giới phải trải qua sau Thế chiến II", ông nói thêm, nhấn mạnh ảnh hưởng của Covid-19 đến sức khỏe tâm thần mọi người. "Và khi có chấn thương tâm lý hàng loạt, nó sẽ ảnh hưởng đến cộng đồng trong nhiều năm tới".
Bình luận của ông Tedros được đưa ra để trả lời câu hỏi liệu các quốc gia có nên tính đến tác động của đại dịch đối với kinh tế và sức khỏe tâm thần khi vạch ra định hướng cho tương lai. Các quan chức khác trong WHO cũng cho rằng sức khỏe tâm thần phải được ưu tiên trong ứng phó với đại dịch.
"Câu trả lời là toàn toàn có", Maria Van Kerkhove, người đứng đầu đơn vị về bệnh lây từ động vật sang người và bệnh mới xuất hiện của WHO, cho biết. "Có nhiều tác động khác nhau đối với các cá nhân, như mất người thân, bạn bè, mất việc làm, những trẻ em chưa được đi học, những người buộc phải ở nhà trong hoàn cảnh rất khó khăn".
Kerkhove nói thêm rằng thế giới vẫn trong "giai đoạn cấp tính" của đại dịch, khi loại virus này tàn phá các cộng đồng, giết chết hàng chục nghìn người mỗi tuần. Dù vậy, thiệt hại về sức khỏe tâm thần sẽ nổi lên như vấn đề lớn dài hạn, "cần được các chính phủ, cộng đồng, gia đình và cá nhân chú trọng nhiều hơn".
Tiến sĩ Mike Ryan, giám đốc điều hành chương trình y tế khẩn cấp của WHO, kêu gọi mọi người không chỉ xem mức độ tổn thương sức khỏe tâm thần trong đại dịch như một vấn đề, mà phải thảo luận các giải pháp.
"Có một điều cần nói rằng sức khỏe tâm thần và sức khỏe tâm lý của người dân đang phải chịu áp lực, điều đó đúng. Nhưng ngược lại, chúng tôi cũng đang nỗ lực hỗ trợ và cung cấp trợ giúp tâm lý xã hội cho mọi người và cộng đồng", ông nói.
Thế giới hiện ghi nhận hơn 116 triệu ca Covid-19, trong đó gần 2,6 triệu người đã chết. Chương trình tiêm chủng đang được triển khai tại nhiều quốc gia, song WHO cảnh báo đại dịch sẽ không chấm dứt trong năm nay.
WHO và LHQ hoan nghênh những quyết sách của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden Ngày 21/1, lãnh đạo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Liên hợp quốc đã hoan nghênh những quyết định vừa được tân Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố liên quan đến tư cách thành viên của Mỹ trong WHO và chính sách nhập cư. Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tại cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ....