WTO: Tăng trưởng toàn cầu giảm 13% trong năm 2020, lạc quan hơn so với kịch bản kinh tế trước đó
Ngày 4/8 vừa qua, theo WTO, thương mại toàn cầu ước tính sẽ giảm 13% trong năm 2020 do cú sốc từ cuộc khủng hoảng Covid-19, song con số này đã giảm đáng kể so với mức dự báo giảm 32% trước đó.
Thứ 3 vừa qua, Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization) dự báo thương mại toàn cầu sẽ giảm 13% trong năm nay do đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, con số này đã giảm đáng kể so với kịch bản bi quan trước đó, với mức sụt giảm 32%.
Tại sự kiện trực tuyến do ICC Brasil và Liên đoàn Công nghiệp Brazil tổ chức, Tổng Giám đốc WTO Roberto Azevedo cho biết WTO đang lo ngại rằng các quốc gia sẽ hướng đến nền kinh tế tự cung tự cấp như một biện pháp đối phó với đại dịch.
Tổng Giám đốc WTO Roberto Azevedo
Video đang HOT
Ông Azevedo khẳng định: “Việc tập trung sản xuất ở một quốc gia có thể gây ra hàng loạt cú sốc lớn hơn. Các quốc gia cần đa dạng hóa nguồn cung, đồng thời chuỗi giá trị toàn cầu cần phải được định hình lại trong thời gian tới”.
Tháng 5 vừa qua, ông Azevedo cũng đưa ra thông báo bất ngờ về việc từ chức trong tháng này, sớm hơn một năm so với kế hoạch.
Hiện tại, WTO đang phải đối mặt với nhiều thách thức về kiềm chế căng thẳng thương mại toàn cầu cũng như phối hợp ứng phó với đại dịch Covid-19.
Ông Austin Ramirez, Chủ tịch HUSCO International nhấn mạnh WTO cần hoạt động hiệu quả hơn nữa.
“Chúng ta cần những rào cản thương mại thấp hơn, cả với các hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Điều này rất khó để có để thực hiện chỉ với một hiệp định thương mại đơn phương hay song phương”, Chủ tịch Austin Ramirez khẳng định.
EVFTA giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm 20%
Ngày 2/7, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, ông Lưu Mạnh Tưởng cho biết: Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020 so với khi chưa thực hiện Hiệp định.
Hiệp định EVFTA được thực thi sẽ thúc đẩy gia tăng thương mại hai chiều, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn do dịch COVID-19.
Tại Tọa đàm "Chính sách thuế và thủ tục hải quan khi thực hiện EVFTA" do Báo Hải quan và Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) tổ chức, ông Lưu Mạnh Tưởng cho biết dự kiến năm 2025, kim ngạch xuất khẩu (KNXK) sẽ tăng 42,7% và tới năm 2030 tăng 44,37% so với khi chưa thực hiện Hiệp định. EVFTA sẽ góp phần làm GDP của Việt Nam tăng thêm ở mức bình quân 2,18 - 3,25% (giai đoạn 2019 - 2023); 4,57 - 5,3% (giai đoạn 2024 - 2028) và 7,07 - 7,72% (giai đoạn 2029 - 2033).
Với một lộ trình cắt giảm thuế cụ thể ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực thực thi, mang lại lợi ích cho cả hai bên, gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn. Cho đến nay, đây là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho Việt Nam trong các hiệp định FTA đã được ký kết. Lợi ích này đặc biệt có ý nghĩa khi EU liên tục là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của ta hiện nay.
"Thực hiện Hiệp định EVFTA, hải quan cam kết sẽ tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục hải quan. Hải quan đã và đang tích cực triển khai công tác cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa công tác hải quan, hoàn thiện thể chế pháp luật về hải quan, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của các doanh nghiệp và của nền kinh tế", lãnh đạo Tổng cục Hải quan nói.
Tại Tọa đàm, ông Hà Duy Tùng, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài chính) đã làm rõ một số vấn đề mấu chốt xung quanh việc thực hiện cắt giảm thuế quan trong EVFTA, trong đó có đề cập việc xây dựng Dự thảo Nghị định ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi và xuất khẩu ưu đãi đặc biệt là để thực hiện các cam kết của Hiệp định.
Theo đó, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế, tương đương 64,5% kim ngạch nhập khẩu từ EU; sau 10 năm là khoảng 99% số dòng thuế, tương đương 99,8% kim ngạch nhập khẩu từ EU. Đối với số dòng thuế còn lại, Việt Nam sẽ có lộ trình trên 10 năm hoặc dành ưu đãi cho EU trên cơ sở hạn ngạnh thuế quan của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế xuất khẩu với hàng hóa xuất khẩu sang EU với lộ trình lên đến 15 năm, trừ những mặt hàng được duy trì thuế xuất khẩu tập trung vào một số nhóm hàng quan trọng như dầu thô, than đá (trừ than để luyện cốc và than cốc)...
Cam kết về thuế xuất khẩu trong Hiệp định EVFTA cơ bản tương tự như cam kết về thuế xuất khẩu của Việt Nam trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Về mức thuế xuất khẩu ưu đãi: Thuế suất trung bình năm 2020 là 9,32%; năm 2021 là 9,01%; năm 2022 là 8,71%. Nghị định cũng quy định điều kiện và thủ tục áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi theo Hiệp định EVFTA tương tự quy định tại Nghị định số 57/2019/NĐ-CP ngày 26/6/2019 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định CPTPP giai đoạn 2019 - 2022.
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định EVFTA quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định, gồm mã hàng, mô tả hàng hóa, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với 10.857 dòng thuế, trong đó có 10.773 dòng thuế theo cấp độ 8 số và 84 dòng thuế được chi tiết theo cấp độ 10 số. Về mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, đại diện Bộ Tài chính cho hay: Thuế suất trung bình năm 2020 là 9,26%; năm 2021 là 7,73%; năm 2022 là 6,2%.
Dự kiến Nghị định sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực. "Bộ Tài chính đang gửi hồ sơ xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương, các hiệp hội, doanh nghiệp theo quy định. Dự thảo Nghị định đã được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính và dự kiến sẽ xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và trình Chính phủ trong tháng 7/2020", ông Hà Duy Tùng nói.
Đồng USD có thể mất giá khoảng 35% vào năm 2021 Theo dự báo của chuyên gia kinh tế Mỹ, năm 2021 đồng USD có thể mất giá khoảng 35%... Ảnh: Bloomberg Tờ Bloomberg trích dẫn nhận định của nhiều chuyên gia cho rằng đồng bạc xanh có thể sẽ mất giá khoảng 35% vào năm tới và đánh mất đặc quyền trong vai trò đồng tiền dự trữ chính của thế giới. Nguyên...