WTO: Tác động kép của AI đối với thương mại toàn cầu
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vừa công bố báo cáo “ Hoạt động thương mại với Trí tuệ: Cách AI định hình và bị định hình bởi thương mại quốc tế”, trong đó phân tích những tác động mà trí tuệ nhân tạo (AI) có thể tạo ra cho thương mại toàn cầu.
Trụ sở Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Báo cáo nhấn mạnh tiềm năng của AI trong việc giảm chi phí thương mại, định hình lại hoạt động thương mại trong lĩnh vực dịch vụ, thúc đẩy thương mại hàng hóa và dịch vụ liên quan đến AI, và định nghĩa lại lợi thế so sánh của các nền kinh tế. WTO chỉ ra vai trò của AI trong việc vượt qua các rào cản thương mại bằng cách tự động hóa hoạt động logistics, tinh giản những quy trình hải quan, hỗ trợ tuân thủ các quy định và dự đoán rủi ro. Những tiến bộ này có thể tạo ra sân chơi bình đẳng hơn cho các nền kinh tế đang phát triển và các doanh nghiệp nhỏ, giúp họ tham gia hiệu quả hơn vào thương mại quốc tế.
Tuy nhiên, báo cáo cũng cảnh báo về những thách thức, trong đó có nguy cơ gia tăng “khoảng cách về AI” giữa các nền kinh tế thu nhập cao và các nền kinh tế thu nhập thấp, sự chênh lệch giữa những công ty lớn và nhỏ, các vấn đề quản trị dữ liệu và nhu cầu đảm bảo độ tin cậy của AI. WTO dự báo việc áp dụng AI rộng rãi sẽ giúp các nền kinh tế thu nhập cao tăng năng suất nhiều nhất, trong khi những nền kinh tế thu nhập thấp hơn có thể giảm chi phí đáng kể, nhưng khoảng cách giữa các nước này có thể nới rộng nếu không có hành động phối hợp.
Báo cáo lưu ý đến tình trạng phân mảnh trong các cách tiếp cận việc quản lý AI trên toàn cầu. Điều này có thể cản trở các cơ hội thương mại, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. WTO kêu gọi có sự phối hợp toàn cầu để giải quyết sự phân mảnh trong quy định quản lý này và đảm bảo các lợi ích của AI được phân phối một cách công bằng.
Tổng Giám đốc WTO, bà Ngozi Okonjo-Iweala, nhấn mạnh trọng tâm kép của báo cáo là đảm bảo lợi ích của AI được chia sẻ rộng rãi và giải quyết các thách thức của AI một cách phối hợp trên toàn cầu. Báo cáo cho rằng vai trò của WTO như một nền tảng cho việc đàm phán và xây dựng luật lệ là rất quan trọng trong việc thúc đẩy các cơ hội mà AI mang lại, đồng thời giảm thiểu những rủi ro như sự phân mảnh quy định và các lo ngại về sở hữu trí tuệ.
WTO cảnh báo rủi ro tiềm ẩn cho triển vọng thương mại toàn cầu
Chỉ số phong vũ biểu Thương mại hàng hóa mới nhất của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) công bố ngày 5/9 cho thấy thương mại hàng hóa toàn cầu tiếp tục phục hồi trong quý III/2024.
Trụ sở Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Phong vũ biểu Thương mại hàng hóa là một chỉ báo tổng hợp hàng đầu của WTO về thương mại thế giới, cung cấp thông tin theo thời gian thực về quỹ đạo của thương mại hàng hóa so với các xu hướng gần đây. Dựa vào chỉ số này có thể đán.h giá động lực tăng trưởng thương mại toàn cầu.
Giá trị phong vũ biểu lớn hơn 100 có liên quan đến khối lượng thương mại trên xu hướng, trong khi giá trị nhỏ hơn 100 cho thấy thương mại hàng hóa đã giảm xuống dưới xu hướng hoặc sẽ giảm trong tương lai gần.
Theo WTO, chỉ số này ở mức 103, cho thấy tăng trưởng khối lượng thương mại hàng hóa nhiều khả năng duy trì ở mức khả quan trong quý II và quý III năm nay.
Tuy nhiên, bất chấp tín hiệu tích cực từ chỉ số phong vũ biểu, WTO lưu ý rằng triển vọng thương mại toàn cầu còn tiềm ẩn rủi ro, do căng thẳng địa chính trị gia tăng, các cuộc xung đột khu vực hiện nay, sự thay đổi chính sách tiề.n tệ ở các nền kinh tế lớn và xu hướng giảm số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu.
Theo WTO, trong quý I/2024, thương mại thế giới đã tăng 1% so với quý trước và 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Dữ liệu gần đây về giá trị cho thấy tăng trưởng thương mại yếu hơn dự kiến ở châu Âu, trong khi ở các khu vực khác lại có mức tăng trưởng mạnh hơn dự kiến.
Các chỉ số thành phần về sản phẩm ô tô (103,3), vận tải container (104,3), vận tải hàng không (107,1) và đơn hàng xuất khẩu (101,2) cho thấy khối lượng thương mại của các ngành này hiện đang ở trên xu hướng. Ngược lại, các chỉ số về linh kiện điện tử (95,4) và nguyên liệu thô (99,3) cho thấy tăng trưởng của các ngành này đang có xu hướng giảm.
Kinh tế toàn cầu dần tách thành hai khối sau 2 năm xung đột Nga - Ukraine Hai năm sau khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy nền kinh tế toàn cầu đang bị phân chia thành hai khối riêng và các quy tắc thương mại đa phương suốt gần 30 năm đang bị đ.e dọ.a. Tách thành hai khối Công nhân làm việc tại một công...