WTO ra phán quyết chống Trump áp thuế Trung Quốc
WTO phán quyết Trump đã vi phạm các quy tắc quốc tế khi áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc hồi năm 2018, dẫn tới chiến tranh thương mại.
Một hội đồng gồm ba chuyên gia thương mại, do Cơ quan Giải quyết Tranh chấp của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thành lập, hôm nay tuyên bố những mức thuế của chính quyền Tổng thống Donald Trump với Trung Quốc là “không phù hợp” với các quy tắc thương mại toàn cầu, đồng thời đề xuất Mỹ tuân thủ những nghĩa vụ của họ.
Washington có quyền phản đối phán quyết của WTO bằng cách nộp đơn kháng cáo vào bất kỳ lúc nào trong vòng 60 ngày tới.
Các container hàng hóa tại một cảng ở Thượng Hải, Trung Quốc, hồi tháng 7/2018. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Hội đồng chuyên gia của WTO được thành lập hồi tháng một năm ngoái, nhằm xem xét việc chính quyền Trump quyết định đánh thuế 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc hồi năm 2018, dẫn tới chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trump đã sử dụng Điều 301 Đạo luật Thương mại Mỹ năm 1974, cho phép một tổng thống Mỹ đánh thuế, hoặc áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu khác, bất cứ khi nào một quốc gia có hành vi thương mại không công bằng, ảnh hưởng tới thương mại Mỹ.
Việc sử dụng Điều 301 trong luật thương mại cũng từng xảy ra. Tuy nhiên, điều khoản này phần lớn không còn được chú ý từ những năm 1990, sau khi Mỹ đồng ý trước hết phải tuân thủ quy trình giải quyết tranh chấp của WTO, trước khi tiến hành bất cứ động thái trả đũa thương mại nào.
Bắc Kinh tuyên bố các đòn thuế của Washington vi phạm nguyên tắc tối huệ quốc của WTO, khi hàng Trung Quốc phải chịu những mức thuế khác với tất cả thành viên còn lại thuộc WTO. Ngoài ra, Bắc Kinh cáo buộc việc Washington đánh thuế còn vi phạm một nguyên tắc quan trọng khác của WTO, trong đó yêu cầu các nước đầu tiên phải đưa sự việc lên cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức, trước khi áp thuế trả đũa quốc gia khác.
Tuy nhiên, Washington lên án khiếu nại của Bắc Kinh “hoàn toàn đạo đức giả”, chỉ ra rằng nước này cũng áp thuế “phân biệt đối xử” với hơn 100 tỷ USD hàng Mỹ. Chính quyền Trump tuyên bố các đòn thuế của Mỹ là cần thiết để đối phó với tình trạng vi phạm rộng rãi của Trung Quốc trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, cũng như chính sách bắt buộc chuyển giao công nghệ từ phía Bắc Kinh.
Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung bắt đầu từ năm 2018, sau đó không ngừng leo thang với những đòn thuế “ăn miếng trả miếng” giữa hai nước, làm rung chuyển thị trường tài chính. Tình hình hạ nhiệt từ khi hai bên đạt thỏa thuận thương mại giai đoạn một hồi tháng 12/2019, giúp ngăn chặn các đòn thuế bổ sung của Mỹ và giảm một số mức từ trước đó. Đổi lại, Trung Quốc đồng ý mua số lượng lớn nông sản và hàng hóa, dịch vụ khác của Mỹ.
"Nóng" cuộc đua giành ghế Tổng giám đốc WTO
8 ứng cử viên đến từ nhiều quốc gia đã bước vào cuộc đua giành ghế Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Bất luận ai sẽ giành chiến thắng thì vị lãnh đạo mới của WTO cũng cần phải nhanh chóng đưa ra chương trình hành động cụ thể để giải quyết những thách thức hiện nay.
Mới đây, WTO đã khởi động tiến trình bầu lãnh đạo mới của cơ quan này. Tham gia vào cuộc đua giành vị trí "thuyền trưởng" của WTO là 8 ứng cử viên đến từ Hàn Quốc, Anh, Mexico, Nigeria, Ai Cập, Moldova, Kenya và Saudi Arabia. Theo thông lệ của WTO, việc tìm kiếm nhà lãnh đạo mới được thực hiện qua các vòng bầu chọn nhằm loại bỏ dần các ứng cử viên. Trong vòng bầu chọn đầu tiên, sẽ có 3 người bị loại khỏi cuộc đua. Tương tự như vậy, ở vòng bầu chọn thứ hai, trong số 5 ứng cử viên còn lại cũng sẽ có 3 người bị loại. Cuối cùng, đại diện các nước thành viên WTO sẽ lựa chọn nhà lãnh đạo mới của cơ quan này trong số hai ứng cử viên trụ vững sau hai vòng bầu chọn. Kết quả dự kiến sẽ được công bố chính thức vào đầu tháng 11 tới.
Trụ sở của WTO tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Reuters
Hiện nay, vị trí lãnh đạo WTO đang bỏ trống sau khi ông Roberto Azevedo chính thức rời ghế tổng giám đốc của cơ quan này vào ngày 31-8 vừa qua. Trước đó, từ giữa tháng 5 năm nay, ông Roberto Azevedo đã đưa ra thông báo từ chức sớm một năm trước khi nhiệm kỳ kết thúc vào năm 2021. Quyết định của ông Roberto Azevedo gây khá nhiều bất ngờ, nhất là vào thời điểm nền kinh tế toàn cầu đang chịu những tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19.
Bắt đầu hoạt động vào năm 1995, với mục tiêu thiết lập, duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch, WTO được coi là trung gian hòa giải tranh chấp thương mại, đưa các nước ngồi vào bàn đàm phán để giải quyết mâu thuẫn, thu hẹp bất đồng, qua đó thúc đẩy các chuẩn mực dựa trên quy tắc vì lợi ích chung. Sau 25 năm hoạt động, không thể phủ nhận là WTO đã đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên một sân chơi thương mại công bằng cho các nước thành viên. Tuy nhiên, tổ chức này cũng đối mặt với nhiều thách thức trong giải quyết một số vấn đề như căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng và tăng trưởng kinh tế thế giới suy giảm do dịch Covid-19.
Chính vì vậy, nhân vật nào trong số 8 ứng cử viên được WTO "chọn mặt gửi vàng" cho vị trí lãnh đạo cơ quan này đang thu hút sự quan tâm của cả thế giới. Theo đánh giá của các chuyên gia, 8 ứng cử viên đều là những người dày dạn kinh nghiệm về thương mại toàn cầu. The Korea Herald nhận định, hai ứng cử viên nữ sáng giá nhất đang nổi lên là bà Amina Mohamed, hiện là Bộ trưởng Thể thao Kenya, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Kenya, cựu Chủ tịch Đại hội đồng của WTO và bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu Bộ trưởng Tài chính của Nigeria. Nếu một trong hai ứng cử viên này chiến thắng thì WTO sẽ có nữ tổng giám đốc đầu tiên và cũng là nhà lãnh đạo đầu tiên từ "lục địa đen". Từ khi ra đời cho đến nay, WTO đã có 6 tổng giám đốc đến từ các châu lục, trong đó có 3 người châu Âu, một người châu Đại Dương, một người châu Á và một người Nam Mỹ. Giới quan sát đánh giá, trong cuộc đua lần này, các đại diện đến từ châu Phi có nhiều cơ hội dù WTO không áp dụng nguyên tắc luân phiên khu vực trong việc lựa chọn người đứng đầu cơ quan này.
Bất kể ai ngồi vào "ghế nóng" tại WTO cũng đều phải gánh vác trách nhiệm lớn như giải quyết các tranh chấp thương mại khi chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch gia tăng, cải thiện quan hệ với Mỹ cũng như hỗ trợ các quốc gia thành viên phục hồi kinh tế sau đại dịch. Ngoài ra, người đứng đầu WTO cũng phải đối mặt với một nhiệm vụ khác vô cùng khó khăn, đó là cải cách WTO theo yêu cầu của các nước thành viên để thích ứng với tình hình thế giới hiện nay.
Trong bối cảnh WTO đang đứng trước nhiều thách thức, các nước thành viên cơ quan này cần bàn bạc, xem xét kỹ lưỡng để tìm ra "vị thuyền trưởng" mạnh mẽ chèo lái "con thuyền" WTO vượt qua dông bão.
40 năm Biden thay đổi quan điểm với Trung Quốc Tháng 8/2001, trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên với tư cách chủ tịch Ủy Đối Ngoại Thượng viện Mỹ, Joe Biden đã tới Bắc Đới Hà, Trung Quốc. Mục tiêu của Biden khi tham dự một loạt cuộc họp với giới lãnh đạo Trung Quốc khi đó là giúp mở ra kỷ nguyên quan trọng trong quan hệ hai nước, bao...