WSJ: Mỹ gửi 100 quả bom phá hầm cho Israel
Ngoài đạn xuyên đất, Mỹ còn cung cấp cho Israel một số loại bom và đạn pháo tân tiến khác để sử dụng trong chiến dịch ở Gaza.
Những ngôi nhà bị phá hủy sau cuộc không kích của Israel xuống thị trấn Beit Hanoun, Dải Gaza. Ảnh: THX/TTXVN
Theo báo cáo của tạp chí Wall Street Journal (WSJ), Mỹ đã cung cấp vũ khí được là bom phá hầm ngầm cùng hàng loạt đạn dược khác cho Israel để phục vụ cuộc chiến chống Hamas ở Gaza.
WSJ dẫn lời các quan chức Mỹ giấu tên cho biết Washington đã chuyển 100 quả bom BLU-109 cho Israel với mục đích xuyên thủng các công trình kiên cố trước khi phát nổ.
Loại bom này mang đầu đạn nặng hơn 900 kg và trước đây đã được Mỹ sử dụng trong nhiều cuộc xung đột, trong đó có cuộc chiến ở Afghanistan.
Đây không phải là loại đạn dược duy nhất Mỹ cung cấp cho Israel trong cuộc chiến tại Gaza, vốn khiến hơn 15.000 người Palestine thiệt mạng tính đến nay.
Không giống như những báo cáo về tình hình chuyển giao vũ khí thường xuyên cho Ukraine, Lầu Năm Góc hầu như giữ kín về mức độ hỗ trợ vũ khí cho Israel trong bối cảnh cộng đồng quốc tế lên án các hoạt động quân sự của Israel ở Gaza.
Báo cáo của WSJ cho biết số lượng vũ khí của Mỹ gửi cho Israel kể từ khi xung đột nổ ra bao gồm 15.000 quả bom và 57.000 quả đạn pháo 155 mm, chủ yếu được vận chuyển trên các máy bay quân sự C-17.
Washington cũng đã gửi hơn 5.000 quả bom Mk82 không điều khiển, hơn 5.400 quả bom Mk84, khoảng 1.000 quả bom đường kính nhỏ GBU-39 và khoảng 3.000 quả bom JDAM – bộ công cụ dẫn đường biến bom không điều khiển thành đạn dẫn đường chính xác.
Video đang HOT
Con số này cao hơn hàng tỷ USD mà Israel nhận được mỗi năm từ sự hỗ trợ tài chính của Mỹ cho các hoạt động quân sự của mình.
Theo WSJ, những quả bom phá hầm do Mỹ chế tạo đã được sử dụng trong một số cuộc tấn công nguy hiểm nhất của Israel vào Dải Gaza, trong đó có vụ tấn công san phẳng một khu nhà ở thuộc trại tị nạn Jabalia, khiến hơn 100 người thiệt mạng. Israel cho biết vụ tấn công đó là chính đáng vì đã tiêu diệt một thủ lĩnh của Hamas.
Israel đã nối lại cuộc oanh tạc dữ dội vào Gaza ngay sau khi kết thúc lệnh ngừng bắn kéo dài một tuần vào hôm 1/12. Hàng chục người Palestine đã thiệt mạng sau chưa đầy 24 giờ giao tranh tiếp diễn.
Quân đội Israel, vốn nhiều lần yêu cầu người Palestine sơ tán khỏi miền Bắc Gaza, ngày 2/12 thông báo rằng các khu vực phía Nam Gaza hiện cũng là vùng chiến sự. Người dân trên thực địa và các nhóm nhân quyền đã phản ánh rằng không có nơi nào an toàn ở Gaza.
Dự báo diễn biến tiếp theo ở Gaza sau khi hết 4 ngày ngừng bắn
Các nhà phân tích cho rằng giai đoạn chiến tranh tiếp theo ở Gaza sẽ khó khăn hơn và gây nhiều tranh cãi hơn.
Người dân Palestine trở về nhà ở Khan Yunis, Dải Gaza khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực, ngày 24/11/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Bốn ngày ngừng bắn đã đem đến cho người dân Palestine ở dải đất Gaza chật hẹp những giây phút bình yên hiếm hoi sau nhiều tuần sống giữa bom đạn và đau thương. Hàng chục người Israel bị phong trào Hamas bắt làm con tin trong bảy tuần qua đã được thả về với gia đình. Lệnh tạm dừng giao tranh ở Gaza trong thời gian ngắn đã giúp người Palestine rời khỏi nơi trú ẩn và tìm kiếm thực phẩm, nhiên liệu, cũng như tìm kiếm người thân mất tích và những gì còn sót lại trong ngôi nhà của họ.
Tuy nhiên, những khoảnh khắc này thật buồn vui lẫn lộn: Hầu hết các con tin vẫn chưa được giải thoát, và hầu hết người dân Palestine trở về nhà chỉ thấy đống đổ nát. Thoả thuận ngừng bắn này cũng tồn tại ngắn ngủi, dự kiến kết thúc vào ngày 28/11, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi 50 con tin Israel bị giữ ở Gaza lấy 150 tù nhân Palestine trong các nhà tù của Israel. Có thể, thỏa thuận sẽ kéo dài thêm vài ngày nữa, song cũng có khả năng kết thúc và cuộc chiến tiếp theo có thể còn tồi tệ hơn những gì trước đó.
Nội các Israel đã thông qua thỏa thuận trao đổi con tin vào ngày 22/11 sau nhiều giờ tranh luận và nhiều tuần đàm phán gián tiếp với Hamas. Ngày đầu tiên diễn ra theo đúng kế hoạch. Hai bên ngừng giao tranh vào sáng 24/11. Chiều hôm đó, Hamas đã thả 13 con tin Israel, trong đó có một bé gái hai tuổi và một cụ bà 85 tuổi, cùng 11 người nước ngoài đến từ Thái Lan và Philippines. Israel đã trả tự do cho 39 tù nhân Palestine, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em.
Tuy nhiên, nếu ngày đầu tiên diễn ra suôn sẻ thì ngày thứ hai lại không như vậy. Hamas đã trì hoãn thả con tin vài giờ, cho rằng Israel không thực hiện đúng thỏa thuận đã đạt được. Israel có ý định cho phép 200 xe tải viện trợ nhân đạo mỗi ngày vào Gaza mỗi ngày trong quãng thời gian ngừng bắn. Chỉ có 137 xe vượt qua được biên giới trong ngày đầu tiên, do việc kiểm tra an ninh cần nhiều thời gian. Nhưng sau khi có sự hòa giải của quốc gia trung gian Qatar, cuộc trao đổi vẫn tiếp tục.
Lệnh ngừng bắn có thể được gia hạn. Sau khi thỏa thuận kéo dài bốn ngày kết thúc, cứ 10 con tin được Hamas trả tự do sẽ đổi lại được 24 giờ bình yên. Các quan chức Ai Cập cho biết họ đã nhận được những tín hiệu tích cực rằng khả năng đó có thể xảy ra, mặc dù cả Israel và Hamas đều chưa xác nhận điều gì.
Các binh sĩ Israel được triển khai gần biên giới với Dải Gaza ngày 26/11/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Hamas rõ ràng có lợi ích khi làm như vậy. Một lệnh ngừng bắn lâu hơn sẽ giúp các chỉ huy quân sự của phong trào này có thời gian tập hợp lại và chuẩn bị, vừa tấn công quân đội Israel đóng quân ở phía Bắc Gaza vừa bảo vệ phía Nam, nơi quân đội Israel vẫn chưa thực hiện cuộc tấn công lớn nào.
Ngừng bắn lâu hơn cũng sẽ dẫn đến nhiều áp lực hơn để Israel không tiếp tục cuộc chiến. Gia đình của các con tin muốn thỏa thuận được kéo dài. Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng vậy. Ông mong muốn lệnh ngừng bắn sẽ tiếp tục kéo dài hơn nữa.
Tuy nhiên, đến một lúc nào đó, Hamas sẽ hết con tin mà họ sẵn sàng thả trong vòng đàm phán này. Lực lượng vũ trang này có thể sẽ giữ lại binh lính và người dân Israel, với hy vọng đạt được một thỏa thuận lớn hơn như lệnh ngừng bắn vĩnh viễn và thả thêm nhiều tù nhân Palestine.
Khi lệnh ngừng bắn đi đến hồi kết tất yếu, Israel sẽ tiếp tục cuộc chiến chống Hamas. Phát biểu từ Gaza vào ngày 26/11, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khẳng định: "Chúng tôi có ba mục tiêu cho cuộc chiến này: loại bỏ Hamas, mang về tất cả con tin của chúng tôi và đảm bảo rằng Gaza không trở thành mối đe dọa đối với Nhà nước Israel nữa. Chúng tôi sẽ tiếp tục cho đến tận cùng, cho đến khi chiến thắng. Sẽ không có gì ngăn cản được chúng tôi".
Trong đợt giao tranh tiếp theo, quân đội Israel sẽ tiếp tục lùng sục đống đổ nát ở phía Bắc Gaza để tìm kiếm lối vào đường hầm, bệ phóng tên lửa và các tài sản quân sự khác.
Họ cũng sẽ bắt đầu chuyển hướng trọng tâm đến nơi khác. Các quan chức ở Tel Aviv tỏ ra dè dặt về cách thức tiến hành chiến dịch ở miền Nam. Họ không thể dễ dàng cử các đơn vị thiết giáp đến để áp đảo khu vực này như đã làm ở miền Bắc, bởi vì nơi đây có quá nhiều dân thường di tản từ miền Bắc.
Người dân nướng bánh tại khu lều tạm ở Rafah, phía nam Dải Gaza, ngày 25/11/2023, sau khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực. Ảnh: AFP/TTXVN
Advertisement: 0:11
Close Player
Thay vào đó, họ có thể tìm cách tiến quân từng phần: tiến vào từng khu vực một, có thể bắt đầu từ thành phố trung tâm Khan Younis, cố gắng dồn người dân Gaza vào một "khu vực nhân đạo" được chỉ định gần bờ biển. Tuy nhiên, điều này đầy rẫy nguy hiểm. Thường dân sẽ phải lựa chọn giữa việc co ro trên bãi biển hoang vắng và ẩn náu trong nhà hoặc những nơi trú ẩn tạm bợ. Cả hai đều có thể dẫn đến hậu quả kinh khủng. Chiến đấu ở những khu vực đông đúc mà không có thiết giáp hạng nặng cũng sẽ nguy hiểm hơn cho binh sĩ Israel.
Thật khó để đánh giá sức mạnh của Hamas. Hầu hết các tay súng của lực lượng này được cho là đang ẩn náu trong các đường hầm. Tuy nhiên, các sĩ quan Israel nói rằng gần một nửa lực lượng này đã bị tổn thất nghiêm trọng. Vào ngày 26/11, phong trào Hamas xác nhận rằng Ahmed al-Ghandour, chỉ huy lữ đoàn phía Bắc đã Israel tiêu diệt.
Là thành viên hội đồng quân sự và là người chỉ huy khu vực của Hamas trong một năm qua, ông al-Ghandour là một trong những thành viên cấp cao nhất đã bị tiêu diệt kể khi xung đột nổ ra ngày 7/10. Đã có những báo cáo về sự lục đục trong hàng ngũ Hamas, đặc biệt là những người được triển khai tới miền Bắc hoang tàn, nơi các chỉ huy khác của Hamas đã thiệt mạng và có điều kiện sống rất khắc nghiệt. Tuy nhiên, Hamas khó có thể đầu hàng và chắc chắn tổ chức này sẽ chiến đấu quyết liệt hơn ở phía Nam, giành giật điểm tựa cuối cùng.
Tất cả những điều này khiến nước Mỹ lo lắng. Ông Biden vẫn chưa kêu gọi ngừng bắn, nhưng ông lo ngại về kế hoạch tấn công lớn hơn vào miền Nam của Israel. Ông nói vào ngày đầu tiên diễn ra lệnh ngừng bắn: "Tôi đã khuyến khích Thủ tướng Israel tập trung vào việc cố gắng giảm số thương vong trong khi nỗ lực loại bỏ Hamas. Đó là một nhiệm vụ khó khăn và tôi không biết sẽ mất bao lâu".
Mỹ muốn Israel tạm dừng chiến dịch phía Nam Gaza - đặc biệt là khi ông Netanyahu không có kế hoạch rõ ràng về số phận của Gaza sau chiến tranh. Mỹ có thể thúc đẩy Israel tiếp tục tấn công ở phía Bắc và phong tỏa phía nam, với dòng viện trợ nhân đạo mở rộng qua Ai Cập. Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken có thể đến thăm khu vực này một lần nữa trong tuần này. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người đã kêu gọi ngừng bắn lâu dài, cũng có kế hoạch này.
Nếu Mỹ gây áp lực buộc Israel phải kiềm chế, điều này có thể giúp 2,2 triệu người dân Gaza tránh được một đợt chiến đấu và di tản khác. Nhưng điều này cũng sẽ khiến họ mắc kẹt ở vùng đất chật chội và tuyệt vọng, thậm chí còn nhỏ hơn nơi họ sống trước đây, dưới quyền kiểm soát đang tan rã dần dần Hamas.
Tổng thống Biden viết cho người Mỹ tới hai lá thư về xung đột Israel Hamas Tổng thống Joe Biden đưa ra những thông điệp khác nhau về cuộc chiến ở Trung Đông trong hai bức thư gửi người Mỹ ủng hộ Palestine và người Mỹ ủng hộ Israel. Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng ở Washington, DC ngày 14/11/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Theo kênh CNBC ngày 18/11, trong khi một lá thư nhấn mạnh sự...