WP: Ukraine có thể buộc phải đàm phán với Nga trong vòng vài tháng tới
Tờ Washington Post ngày 26/11 dẫn các nguồn tin ẩn danh cho biết, các quan chức Mỹ đang bắt đầu thừa nhận rằng Ukraine có thể buộc phải đàm phán với Nga.
Binh sĩ Ukraine tham gia buổi huấn luyện ở ngoại ô Kiev ngày 21/11/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo bài báo, khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào tháng 1/2025 và lực lượng Ukraine chịu tổn thất ngày càng nặng nề trên chiến trường trong bối cảnh Nga tái chiếm các khu vực ở vùng Kursk, Ukraine đang ở vào vị thế yếu nhất trong gần ba năm qua.
Nhiều quan chức Nhà Trắng cho rằng trong vòng vài tháng tới, Ukraine có thể bị buộc phải đàm phán với Nga và có khả năng phải nhượng lại lãnh thổ. Washington Post cũng nói rằng ngày càng nhiều đồng minh châu Âu của Ukraine ngầm thừa nhận rằng Kiev có thể phải nhượng bộ lãnh thổ.
Quyết định gần đây của Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa (ATACMS) do Mỹ cung cấp để tấ.n côn.g sâu vào lãnh thổ Nga, cùng việc cung cấp cho Kiev các loại mìn bị cấm, được đưa ra với hy vọng giúp Ukraine “có được lợi thế tối đa” trước bất kỳ cuộc đàm phán nào với Moskva khi ông Trump nhậm chức vào tháng 1 tới.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã bác bỏ mọi đề xuất về việc nhượng lãnh thổ cho Nga. Tuy nhiên, theo bài báo, các quan chức của Tổng thống Biden hầu như đã chấp nhận khả năng ông Trump sẽ không cung cấp thêm viện trợ cho Ukraine.
Theo Washington Post, nhiều đồng minh châu Âu của Ukraine cảm thấy “thất vọng” vì Washington mất quá nhiều thời gian mới cung cấp các năng lực mới nhất cho Kiev, điều mà lẽ ra nên được thực hiện khi quân đội Ukraine vẫn còn ở vị thế mạnh hơn.
Tuy nhiên, các quan chức Mỹ giải thích rằng các quyết định của Tổng thống Biden là do điều kiện chiến trường đang thay đổi và bất chấp áp lực từ Kiev, ông chỉ phê duyệt việc sử dụng một số loại vũ khí nhất định khi các điều kiện cho phép.
Video đang HOT
Washington đặc biệt lo ngại rằng khi Ukraine chuyển quân tới vùng Kursk của Nga, nước này đã mất lãnh thổ ở phía đông với tốc độ nhanh hơn.
Đáp lại việc Mỹ cho phép Kiev sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuần trước tuyên bố triển khai tên lửa đạn đạo siêu vượt âm Oreshnik mới của Nga. Loại vũ khí này, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, đã được sử dụng để tấ.n côn.g một cơ sở công nghiệp quân sự của Ukraine tại thành phố Dnipro.
Theo ông Putin, trong cuộc tấ.n côn.g này, Liên bang Nga đã thử nghiệm thành công một trong những hệ thống tên lửa tầm trung mới nhất của mình trong điều kiện chiến đấu và đó là một tên lửa đạn đạo được trang bị thiết bị siêu vượt âm phi hạt nhân, có tên là “Oreshnik”.
Ông Putin lưu ý rằng Liên bang Nga thử nghiệm tên lửa Oreshnik là đáp trả các hành động gây hấn của các nước thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đối với Moskva và việc triển khai thêm tên lửa tầm trung và tầm ngắn sẽ do nước này quyết định, dựa trên hành động của Mỹ cùng các đồng minh của Mỹ.
Tổng thống Liên bang Nga nhấn mạnh: “Chúng ta sẽ xác định các mục tiêu cần tiê.u diệ.t trong các cuộc thử nghiệm tiếp theo của hệ thống tên lửa mới nhất này, dựa trên những mối đ.e dọ.a đối với an ninh của Liên bang Nga. Chúng ta có quyền sử dụng vũ khí chống lại các cơ sở quân sự của những nước cho phép vũ khí của họ được sử dụng để tấ.n côn.g các cơ sở của chúng ta”.
Ông Putin khuyến nghị lãnh đạo của những quốc gia đang âm mưu sử dụng lực lượng quân sự chống lại Liên bang Nga cần “suy nghĩ thật nghiêm túc về điều này”.
Phương Tây không còn kỳ vọng Ukraine đạt được đột phá trong phản công trước mùa đông
Các quan chức phương Tây ở những nước đối tác của Ukraine ngày càng nhận thấy sự phi thực tế về những kỳ vọng ban đầu của họ đối với cuộc phản công của Kiev, không còn hy vọng đạt được bước tiến lớn trên chiến trường vào mùa Thu và đang lo ngại về một "trò chơi đổ lỗi" từ phía Ukraine.
Quan chức Mỹ nhận định cuộc phản công của Ukraine chưa có đột phá Tại sao nhiều công ty phương Tây vẫn đang chọn ở lại kinh doanh tại Nga? Tổng thống Ukraine hé lộ nguyên nhân thất bại trong cuộc phản công
Kênh CNN (Mỹ) ngày 9/8 dẫn lời 4 quan chức cấp cao của Mỹ và phương Tây có khả năng tiếp cận với nguồn thông tin tình báo mới nhất cho biết, sau nhiều tuần diễn ra cuộc phản công của Ukraine, các quan chức phương Tây đang nhận được những đán.h giá ngày càng "nghiêm túc" về khả năng lực lượng Ukraine có thể giành lại quyền kiểm soát một số khu vực quan trọng.
"Tôi nghĩ việc thực sự đạt được tiến bộ có thể thay đổi cán cân của cuộc xung đột này đối với họ [các lực lượng phản công của Ukraine] là điều cực kỳ khó khăn và rất khó xảy ra", một nhà ngoại giao cấp cao của phương Tây nói với CNN.
Về phần mình, nghị sĩ Mike Quigley, một đảng viên Đảng Dân chủ từ Illinois, người vừa trở về từ các cuộc họp ở châu Âu với các chỉ huy Mỹ huấn luyện lực lượng thiết giáp Ukraine, cho biết: "Các cuộc họp giao ban của chúng tôi rất nghiêm túc. Chúng tôi được thông báo về những thách thức mà họ phải đối mặt. Đây là thời điểm khó khăn nhất của cuộc giao tranh".
Thách thức chính đối với các lực lượng Ukraine vẫn là phá vỡ các tuyến phòng thủ nhiều lớp của Nga ở phía Đông và phía Nam, được bao phủ bởi các bãi mìn lên tới hàng chục nghìn quả và một mạng lưới chiến hào rộng lớn.
CNN đưa tin rằng quân đội Ukraine đã phải chịu "tổn thất đáng kinh ngạc" ở đó, khiến bộ chỉ huy Ukraine phải rút lui một số đơn vị để củng cố lực lượng và giảm thiểu tổn thất.
"Các lực lượng Nga có một số tuyến phòng thủ vững chắc và họ [lực lượng Ukraine] chưa thực sự vượt qua được tuyến đầu tiên. Khi họ chưa tạo ra nhiều đột phá trong suốt 7, 8 tuần qua, việc họ tiếp tục chiến đấu trong vài tuần tới có thể khiến tổn thất nhiều hơn về nhân lực, bởi vì điều kiện quá khó khăn", một quan chức phương Tây thông báo thêm.
Trong khi đó một quan chức cấp cao của Mỹ lưu ý Washington thừa nhận những khó khăn mà các lực lượng Ukraine phải đối mặt, nhưng cho rằng Ukraine "vẫn còn hy vọng về những tiến bộ hơn nữa".
"Tất cả chúng tôi đều nhận ra rằng cuộc phản công đang diễn ra khó khăn và chậm chạp nhất nhiều so với kỳ vọng - kể cả phía Ukraine - nhưng chúng tôi vẫn tin rằng vẫn còn thời gian và không gian để họ có thể đạt được tiến bộ", quan chức này nêu rõ.
Nhiều quan chức phương Tây cho biết mùa thu sắp tới, khi thời tiết và điều kiện chiến đấu được cho là sẽ xấu đi, khiến các lực lượng Ukraine có ít thời gian và điều kiện để tiến lên.
Hơn nữa, các quan chức phương Tây cho rằng tiến độ phản công chậm cho thấy sự phức tạp trong việc biến quân đội Ukraine thành một lực lượng chiến đấu cơ giới hóa liên hợp, thường chỉ có 8 tuần huấn luyện về xe tăng và các hệ thống vũ khí mới khác do phương Tây cung cấp.
Một quan chức quân sự cấp cao của Mỹ nhấn mạnh việc thiếu tiến bộ trên thực địa là một trong những lý do khiến các lực lượng Ukraine ngày càng tấ.n côn.g vào lãnh thổ Nga "để cố gắng thể hiện sự dễ bị tổn thương của Nga".
Theo CNN, những nhận xét mới nhất là một sự thay đổi đáng kể so với sự lạc quan khi bắt đầu cuộc phản công. Các quan chức phương Tây thừa nhận rằng những kỳ vọng ban đầu là "không thực tế" và hiện đang góp phần gây áp lực đối với một số người ở phương Tây nhằm khởi động các cuộc đàm phán hòa bình. "Nga đang chờ đợi điều này và sẵn sàng kéo dài thời gian", nghị sĩ Quigley nói.
Một số quan chức lo ngại rằng khoảng cách ngày càng lớn giữa kỳ vọng và kết quả sẽ dẫn đến một "trò chơi đổ lỗi" giữa các quan chức Ukraine và những người ủng hộ ở phương Tây của họ, có thể tạo ra xích mích trong một liên minh phần lớn vẫn còn duy trì được trong gần hai năm sau khi xung đột nổ ra. "Tất nhiên, vấn đề ở đây là khả năng xảy ra trò chơi đổ lỗi mà phía Ukraine sau đó sẽ đổ lỗi cho chúng tôi", một quan chức phương Tây nói.
Trước đó tại Diễn đàn An ninh Aspen hồi tháng 7, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng việc cung cấp vũ khí chậm từ phương Tây là lý do khiến quân đội Ukraine chậm tiến trên thực địa: "Chúng tôi dự định bắt đầu [cuộc phản công] vào mùa Xuân, nhưng chúng tôi đã không làm. Bởi vì, thẳng thắn mà nói, chúng tôi không có đủ đạn dược và vũ khí, và chúng tôi không có đủ nhân lực được huấn luyện bài bản. Ý tôi là được huấn luyện bài bản về [vận hành] những vũ khí này".
Đặc phái viên Trung Quốc kêu gọi 'ngừng đưa vũ khí ra chiến trường' Ukraine Đặc phái viên của Trung Quốc, ông Li Hui, hôm thứ Sáu (2/6) kêu gọi các quốc gia khác "ngừng đưa vũ khí ra chiến trường" ở Ukraine và kêu gọi đàm phán hòa bình. Lời kêu gọi trên được đưa ra vào thời điểm Washington và các đồng minh châu Âu đang tăng cường cung cấp tên lửa và xe tăng cho...