“World of WarCraft giống như một bộ phim câm”
Riccitiello tin rằng Star Wars: The Old Republic sẽ còn vượt qua World of WarCraft vì trong tay họ đang nắm giữ công nghệ mới nhất của dòng game này.
Mặc dù EA gần đây gặp phải khá nhiều chuyện không may cũng như các rắc rối về kiện tụng nhưng giám đốc điều hành của hãng, John Riccitiello vẫn tỏ ra vô cùng tự tin rằng họ sẽ sớm vượt qua. Không chỉ có vậy, sản phẩm sắp tới của EA, tựa game MMORPG Star Wars: The Old Republic còn mang tham vọng “không tưởng”, đó là chiếm lấy thị phần của World of WarCraft và thống trị làng game online thế giới.
“Chúng tôi đang đi đúng hướng và chúng tôi muốn khẳng định vị trí thủ lĩnh tại đây. Tôi không dám chắc rằng sẽ lật đổ Blizzard nhưng việc chiếm lĩnh một phần lớn thị trường của họ là hoàn toàn có thể xảy ra”, Riccitiello phát biểu trước báo giới.
Star Wars: The Old Republic là tựa game đầu tiên hỗ trợ lồng tiếng.
Ngài Riccitiello không cho rằng World of WarCraft là một tựa game hấp dẫn hơn sản phẩm Star Wars của EA chỉ vì đơn giản nó quá thiếu tính chất cạnh tranh của một tựa game MMO hiện đại: tiếng nói.
Trong khi đó, Star Wars, vì ra đời sau nên đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm để có thể vươn lên ngôi vị bá chủ: “Thế này, sản phẩm của họ (ám chỉ Blizzard) là một bộ phim câm và của chúng tôi là bộ phim có âm thanh đầu tiên. Game của họ hoàn toàn không phải là một tựa MMO có lồng tiếng còn của chúng tôi được lồng rất nhiều loại ngôn ngữ bên trong”.
Không đồng tình với nhận định lạc quan của John Riccitiello tất nhiên có rất nhiều người. Trớ trêu nhất là trong đó lại có ông trùm Greg Zeschuk của BioWare, hãng game phát triển Star Wars: The Old Republic.
Theo Zeschuk thì chính WoW đã tạo nên chuẩn mực của một tựa game MMO và nếu không đi theo thì đó là… “ngu ngốc”: “Nó đã tạo nên một chuẩn mực, tạo nên cái cách mà bạn chơi một tựa game MMO. Tôi đã chơi thử qua tất cả những tựa game MMO ngày nay và nếu chúng không tuân thủ &’luật của WoW’, đó là ngu ngốc”.
Video đang HOT
Blizzard vẫn đang đón chờ một kẻ thách thức thực thụ.
Trái với tham vọng của ông chủ EA, muốn chiếm lấy thị phần của WoW, Zeschuk lại chỉ mong ước rằng có được vị trí vững chãi trong làng game, đó đã là thành công của Star Wars: The Old Republic. Trước mắt, chính chủ tịch Blizzard, Mike Morhaime đã phải lên tiếng ca ngợi rằng BioWare đã tạo nên một sản phẩm tuyệt vời như StarWars và ông hoan nghênh sự có mặt của một “kẻ ngáng đường” như thế.
Nếu bạn chưa biết, được cho là dự án tiêu tốn nhiều tiền của nhất của EA, The Old Republic đồng thời cũng mang danh hiệu “Tựa game Star Wars lớn nhất mọi thời đại”. Lấy bối cảnh cuộc chiến Jedi vào thời gian 3500 năm trước khi những sự kiện đầu tiên trong series film nổi tiếng của Lucas đầu, tựa game sẽ đem đến cho người chơi những cuộc chiến khốc liệt nhất trong lịch sử Star Wars với đầy đủ các thành phần “sừng sỏ” nhất: Jedi, Sith, Bounty Hunter…
Vì sao các game đỉnh vẫn nói không với Việt Nam?
Đi tìm lý do các siêu phẩm như WoW, Aion... vẫn chưa thể về với game thủ Việt.
Game online đã cập bến và chinh phục được thị trường trong nước được gần một thập kỷ. Tình yêu của game thủ Việt với loại hình giải trí này được thể hiện qua tốc độ tăng trưởng chóng mặt của nó trong suốt thời gian vừa qua.
Tuy vậy, hầu hết các game online cập bến thị trường trong nước đều là các game thuộc tầm trung hoặc thấp chứ hầu như chưa có bất cứ một game đỉnh nào của thế giới đến tay game thủ Việt dưới dạng phiên bản tiếng Việt. Đâu là nguyên nhân của vấn đề này?
Tất nhiên, nếu bạn nghĩ đến lý do là do thị trường Việt Nam là một thị trường nghèo, không hấp dẫn thì thật sai lầm. Thị trường GO Việt Nam đang là một trong những thị trường lớn, sôi động và có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới hiện nay. Có thể nói, con số hơn 2 triệu game thủ cộng với doanh thu 109 triệu USD trong năm 2009 (nguồn Forbes) là niềm mơ ước của bất cứ NPH nào trên thế giới.
Thị hiếu game thủ
Yếu tố đầu tiên phải nhắc đến trong chuỗi lý do game "đỉnh" không thể về trong nước chính là thị hiếu có phần khác biệt của game thủ Việt so với phần còn lại của thế giới. Một game online được coi là hay, hấp dẫn và đáng chơi trên thế giới (đặc biệt là các nước phương Tây) chưa chắc đã sống được tại Việt Nam và ngược lại, những game "cùi" với một số lý do lại đang chinh phục hoàn toàn game thủ nước nhà.
Có thể lấy ví dụ những game được đánh giá cao như GE, Atlantica... đều nhận kết quả thảm thương tại Việt Nam trong khi Kiếm Thế (một game trung bình) lại đang trên đỉnh cao của làng game Việt. Tất nhiên, thị hiếu có thể thay đổi theo thời gian nhưng ít nhất tại thời điểm này, nó vẫn là rào cản lớn nhất ngăn các NPH "rinh" game đỉnh về thị trường trong nước.
Thị hiếu gamer Việt cực kỳ khó đoán trước.
Điều kiện phát hành
Có những game thậm chí có tiền NPH cũng không thể phát hành phiên bản nội địa. Điều này đơn giản là do các NSX lớn đều có những quy định khắt khe về các yếu tố liên quan nhằm đảm bảo cho sự thành công của game tại thị trường đó. Chúng nhằm đảm bảo cho danh tiếng của họ bởi bất cứ thất bại tại một thị trường nào cũng làm người chơi và các nhà đầu tư đặt dấu hỏi lớn.
Đây là điều khá lạ với game thủ Việt nhưng là điều kiện quá quen thuộc trên thị trường quốc tế. Các quy định này thường là về: Lượng người chơi, CCU, số nhân viên hỗ trợ, kinh nghiệm của NPH và đặc biệt là cả mức phí tối thiểu trên mỗi người chơi (với một số trường hợp như WoW).
Các NPH trong nước vẫn chưa chứng tỏ được năng lực đối với thế giới.
Lấy ví dụ như WoW, không phải không có doanh nghiệp nào trong nước muốn đưa game này cập bến Việt Nam. Tuy nhiên, những yêu cầu khắt khe Blizzard đưa ra đặc biệt là về việc "fix cứng" hình thức thu phí giờ chơi và mua nội dung đã khiến họ bị loại ngay từ "vòng gửi xe". Thậm chí dù có giành quyền phát hành chăng nữa thì thất bại cũng là điều hiển nhiên.
Chi phí và điều kiện "ăn chia"
Rõ ràng, ai cũng hiểu là với những game đỉnh, chi phí đưa về thị trường trong nước là rất lớn. Điều này cộng thêm với việc các NSX lớn cũng chưa thật sự mặn tới thị trường nước ta làm cho các điều kiện "ăn chia" đi kèm rất "kinh khủng", nhiều NPH trong nước phải chùn tay khi quyết định đưa game về.
Điều này cộng với yếu tố rủi ro (do thị hiếu khác thường của giới trẻ Việt) khiến cho đến bây giờ, vẫn chưa có ai dám đưa game "đỉnh" ở khu vực Châu Âu, Bắc Mỹ hoặc ngay cả Hàn Quốc về với game thủ Việt.
Khoản phí quá lớn cộng với tỷ lệ ăn chia bất lợi khiến các doanh nghiệp chùn tay.
"Danh tiếng" của game thủ Việt tại các server Global
Yếu tố này không ảnh hưởng trực tiếp tới các NPH trong nước nhưng là yếu tố khiến cho các NSX game không muốn con cưng của mình đến Việt Nam và đương nhiên, nó là một trong các nguyên nhân chính khiến cho game thủ Việt vẫn phải cặm cụi tại các server quốc tế.
Dù không muốn nhưng ai cũng hiểu rằng tại các server ngoại, game thủ Việt thường bị "hắt hủi" do cái danh hack và liên tục vi phạm quy định của các game này. Việt Nam là một trong những cái tên bị ban IP nhiều nhất trên thế giới game online. Rõ ràng, điều này ảnh hưởng cực lớn tới quyết định và niềm tin của các NSX khi đưa sản phẩm tới Việt Nam. Không ai muốn sản phẩm của mình bị hack, bị "chà đạp",...
Bị coi như hủi tại nhiều server global, gamer Việt đang tự làm khó mình.
Như vậy, nguyên nhân chính và quan trọng nhất khiến đến bây giờ các game thủ Việt vẫn chỉ được chơi các game "trung bình khá" là do bản thân mình. Hi vọng trong tương lai, những điều này sẽ thay đổi.
Theo PLXH
Blizzard: 20 năm một huyền thoại (Phần I) Gắn liền với những tượng đài như World of Warcraft, Starcraft hay Diablo, cái tên Blizzard Entertainment không còn xa lạ với người chơi Việt nữa. Nhưng liệu bạn có biết, Blizzard đã thành công từ trước những thương hiệu này? Với sự thành công và thu nhập hàng năm khổng lồ từ WoW, Blizzard có được lợi thế là nghiên cứu và...