World of Battles: Morningstar – Kinh điển nhưng… tốn tiền
Đầu tiên phải nói rằng World of Battles: Morningstar là một tựa game chiến thuật thời gian thực khá hấp dẫn lấy bối cảnh thế giới thần thoại. Với tám chủng tộc thường thấy trong thế giới thần thoại phương Tây như là: người, tiên, người lùn, undead… Với một bối cảnh như vậy và lại còn là một tựa game chơi online “miễn phí” thì cốt truyện của game cũng không có gì nhiều để hấp dẫn người chơi cho lắm, và điểm này cũng chẳng mấy quan trọng đối với một tựa game chiến thuật. Điểm hấp dẫn của game đến từ cơ chế gameplay hấp dẫn, phong phú với nhiều tùy chỉnh, lựa chọn đa dạng về quân đội, trang phục, chiến thuật,… cùng với một khối lượng đồ sộ các đơn vị quân đội đến từ tám chủng tộc khác nhau.
Phần chơi mạng là điểm sáng của World of Battles: Morningstar những đồng thời cũng là nguồn gốc gây ra sự khó chịu cho người chơi. Thủ phạm không ai khác chính là màn miễn phí… trá hình của game, bởi muốn chơi mạng bạn phải rất nhiều khoản phí nhỏ để có thể tiếp tục chiến đấu với những người chơi khác cũng như phải bỏ tiền ra để mua các đơn vị mạnh mẽ hơn nhằm chiếm được lợi thế trên chiến trường.
Các đơn vị trong game có khả năng tương khắc lẫn nhau dựa trên qui luật: Kéo – Búa – Bao kinh điển. Với bức tường lính Pikemen bạn có thể vô hiệu hóa các đợt “charge” của kị binh, nhưng kị binh lại có thể dễ dàng “lùa” cung thủ còn các đơn vị bộ binh lại rất nhạy cảm trước những làn mưa tên. Ngoài ra còn có sự góp mặt của các đơn vị Master cao cấp chiến đấu đầy lão luyện và các Giant khổng lồ có thể cày bừa, phá tan nát đội hình quân địch. Đặc biệt là kĩ năng, phép thuật của các đơn vị đặc biệt đều có thể làm thay đổi cục diện trận đấu trong nháy mắt nếu sử dụng đúng cách. Những yếu tố này khiến cho các trận chiến trong World of Battles: Morningstar vừa mượt mà, vừa đầy tính bất ngờ, khó đoán trước.
World of Battles Morningstar Gameplay.
Video đang HOT
Ngoài các trận đánh theo thời gian thực, chiến trường trong game còn mở rộng ra bản đồ theo lượt giống như trong Warhammer. Lúc này bạn có thể nâng cấp, tùy chỉnh trang thiết bị cho quân đội của mình. Không chỉ đơn giản là nâng cấp chỉ số, sức mạnh mà bạn còn có thể thay đổi từng phần như: vũ khí, giáp trụ và các trang thiết bị khác cho từng người lính trong đội quân… khổng lồ của mình.
Đồ họa của World of Battles: Morningstar khá tốt với các vật thể có độ chi tiết cao. Tông màu phong phú, khi thì tươi sáng, sặc sỡ, lúc lại tăm tối, mờ mịt. Có thể nói về game chịu ảnh hưởng khá nặng bởi phong cách đồ họa của Warhammer và Lord of the Rings. Địa hình trong game củng là yếu tố quan trọng trong những trận đánh. Vậy nên nếu chịu khó nghiền ngẫm, quan sát bản đồ sẽ đem lại cho bạn lợi thế to lớn. Bởi đồi núi thoai thoải, rừng rậm kín mít hay thành phố với các ngôi nhà san sát chật hẹp đều có thể trở thành một món vũ khí tự nhiên đầy lợi hại nếu bạn biết cách tận dụng.
Vậy là World of Battles: Morningstar đáng lẽ đã là một tựa game RTS khá là ổn nếu không có hệ thống Gem. Một sản phẩm của chiêu bài miễn phí… trá hình mà nhà phát triển FrogWares đã áp dụng một cách hơi bị “thái quá” bởi áp lực phải xài Gem đến ngay khi người chơi đi sâu vào game, khi mà các trận chiến trở nên khó khăn hơn, nhất là phần chơi mạng. Gem mang đến nhiều lợi ích vượt trội cho người chơi khi có thể sử dụng để mua đồ nâng cấp như: khiên, lá chắn, kiếm… cho các đơn vị quân phổ thông và nhất là có thể dùng để mua các loại quân “khủng”.
Thế nhưng giá của Gem là không hề rẻ nếu không muốn nói là đắt “lòi mắt”. Một gói 750 Gems giá 9,99 đô, gói 7000 Gems giá 69,99 đô vậy nhưng một đơn vị cấp cao có giá tận 500 tới 1000 Gem. Điều này còn tạo ra sự mất cân bằng khủng khiếp khi những người mới chơi với túi tiền xông xênh thừa sức cho những cao thủ “ăn hành” chứ chưa nói đến các gà mờ mới tập tọe vào chơi!
Dù cho cơ chế nạp tiền cộng với tính năng Gem có gây cho người chơi sự khó chịu nhất định khi liên tục phải trả những khoản phí nhỏ. Thậm chí đôi lúc còn khiến game trở nên mất cân bằng. Tuy nhiên World of Battles: Morningstar vẫn là một tựa game RTS mang phong cách cổ điển rất đáng chơi với gameplay đơn giản, mượt mà cùng nhiều tùy chỉnh, chiến thuật phong phú. Dù bạn là fan gạo cội của thể loại game chiến thuật hay mới chỉ là newbie của thể loại game này và đang muốn thử cảm giác mới là thì đây vẫn là một tựa game chiến thuật bạn nhất định phải thử qua. Nhất là trong bối cảnh thị trường tràn ngập những sản phẩm FPS, Action… như bây giờ.
Theo Game Thủ
Thần Ma Đại Lục tới tay gamer Việt ngày 20/06
Như đã biết, cách đây 2 ngày tựa game đình đám Thần Ma Đại Lục đã bất ngờ ra mắt teaser tiếng Việt tại địa chỉ http://thanmadailuc.com . Đây là động thái chứng minh trò chơi sắp cập bến, nhưng thời điểm mở cửa vẫn chưa rõ ràng.
Và theo trao đổi với đại diện NPH, ngày 20/06 tới sẽ là lúc người chơi nội địa được "sờ tận tay" MMORPG 3D mới. Thời điểm này trùng khớp với đồng hồ đếm ngược trên trang teaser. Việc tiến hành test nhanh chóng như vậy cho thấy đơn vị phát hành đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng từ trước.
TMĐL sẽ mở cửa ngày 20/06 tới.
Nếu bạn chưa biết, thì TMĐL là tựa game lấy bối cảnh đậm chất thần thoại phương Tây và được xây dựng từ đội ngũ thiết kế tới từ khắp 5 châu lục để nhằm kết hợp hài hòa các nền văn hóa.
Game có tổng cộng 5 chủng tộc lớn: Huyết Tộc, Người Khổng Lồ, Người Lùn, Tinh Linh và Loài Người. Mỗi chủng tộc có đặc tính và năng lực riêng. Người chơi có thể lựa chọn một trong 8 class nhân vật sao cho phù hợp với khả năng của từng tộc.
TMĐL còn áp dụng phong cách lối chơi "đa dạng hóa nghề nghiệp". Nghĩa là trong game người chơi sẽ không bị ràng buộc bởi một hệ thống nghề nghiệp nào mà được tự do phát triển nhân vật theo cách mình muốn, nói chung, thế giới game cũng biến động không ngừng phụ thuộc hoàn toàn vào hành vi của game thủ.
Theo Game Thủ
Vì sao Thánh Chiến hút người chơi? Phải mở thêm máy chủ dự bị chỉ sau một giờ đồng hồ từ khi mở cửa đón người chơi, với phong cách giốngHeroes III, Thánh Chiến đã không phụ lòng mong đợi của game thủ về game này. Hiện sức nóng của Thánh Chiến vẫn không có dấu hiệu suy giảm khi mà trên diễn đàn lượng người đăng ký thành viên,...