World Cup với tuyển Việt Nam xa vời vợi, dù ông Park giỏi và khát vọng
Nhìn từ U23 châu Á 2018 đến ASIAD 18, AFF Cup 2018, ASIAN Cup 2019 và cuộc chiến đang dang dở ở vòng loại World Cup 2022 thì bóng đá Việt Nam đang thành công.
Khi bước lên một đỉnh cao thì bắt đầu mơ tới một đỉnh cao khác. Đó là sứ mệnh của tuyển Việt Nam, sau khi vô địch AFF Cup (sân chơi Đông Nam Á) thì cần hướng ra châu Á (ASIAN Cup), hay có thể mơ xa hơn là lần đầu góp mặt ở sân chơi World Cup. Cánh cửa có thể mở ra theo cách tăng dần độ khó, đầu tiên là đi đến vòng loại cuối cùng World Cup, kế đến là tấm vé đi World Cup. Tức tuyển Việt Nam bây giờ chưa thể đi World Cup nhưng có thể đi đến vòng loại cuối cùng. Tạo ra một cột mốc mới và nghĩ đến một cột mốc khác.
Nhưng bóng đá Việt Nam sẽ được nâng tầm như thế nào để hướng đến giấc mơ to lớn là tấm vé dự World Cup? Chúng ta có niềm tin mãnh liệt dành cho thế hệ cầu thủ hiện tại và HLV Park Hang Seo nhưng sự thật cơ hội cực kỳ mong manh. Sự chênh lệch đẳng cấp và trình độ so với những đội bóng thường xuyên dự World Cup như Nhật Bản, Iran, Hàn Quốc, Úc là quá lớn. Chúng ta có thể chơi với 100% khả năng, thi đấu quả cảm như U23 Việt Nam ở U23 châu Á 2018 nhưng đối thủ quá mạnh thì yếu tố tinh thần không thể bù đắp. Trình độ của tuyển Việt Nam thể hiện trước Nhật Bản, Iran… ở AISAN Cup 2019 đã phản ánh khá đầy đủ.
Sẽ có ý kiến rằng không ai đánh thuế giấc mơ, tuyển Việt Nam hãy cứ chơi và chờ chuyện cổ tích xuất hiện, giống như cách Hi Lạp từng vô địch EURO 2004, hay Đan Mạch từ kẻ đi “tàu vét” đến ngôi vô địch EURO 1992. Gần nhất chính là chuyện U23 Việt Nam từ tư thế kẻ lót đường đi đến trận chung kết U23 châu Á 2018… Nhưng một hành trình cổ tích chắc chắn không thể là thước đo chung cho sự phát triển toàn diện của một nền bóng đá. Hi Lạp và Đan Mạch là ví dụ, sau một phút huy hoàng thì gần như “mất tích” ở các sân chơi lớn.
Với U23 Việt Nam, chúng ta cần có một cái nhìn toàn diện hơn về sự thành công. Đó là cả một hành trình rất dài từ sự chăm lo của các ông bầu, trong đó phải nói đến sự thay đổi rất lớn từ tư duy và cách đầu tư của bầu Đức cho bóng đá trong hơn 1 thập kỷ qua. Từ những sự trải nghiệm ở các giải đấu liên tục, qua đó các cầu thủ trưởng thành và có tài năng thực sự. Sau đó, những cầu thủ giỏi của bóng đá Việt Nam được HLV Park Hang Seo dẫn dắt để thành công chứ không phải phần lớn do sự may mắn quyết định. Bằng chứng là sau U23 châu Á 2018 thì thế hệ cầu thủ này tiếp tục thành công ở ASIAD 18, AFF Cup, ASIAN Cup và giành HCV SEA Games 30.
HLV Park Hang Seo rất giỏi và am hiểu bóng đá Việt Nam nhưng chỉ trông chờ vào tài năng của ông thì quá khó để nghĩ đến sân chơi World Cup, bởi tuyển Việt Nam có giới hạn nhất định về đẳng cấp.
Ở đó, bầu Đức là người tiên phong trong đào tạo trẻ với Học viện bóng đá HAGL, sau này những nơi khác tiếp bước như PVF, Viettel, Trung tâm đào tạo trẻ của Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội (nơi đào tạo ra những Quang Hải, Duy Mạnh, Đức Huy, Hùng Dũng để cho CLB Hà Nội), CLB Hà Nội (có Đoàn Văn Hậu), SLNA (có Phan Văn Đức, Trọng Hoàng, Xuân Mạnh). Nhờ vậy, bóng đá Việt Nam có được những cầu thủ giỏi để gặt hái thành công dưới thời HLV Park Hang Seo.
Tuy nhiên, con đường hiện tại vẫn chưa phải là những bước đi hoàn chỉnh, vì phụ thuộc vào chính các ông chủ chứ không phải đến từ lộ trình bài bản của Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF). Ngay đến câu chuyện HLV thì có một nghịch lý lớn là hai lần thành công của bóng đá Việt Nam thì HLV Calisto do bầu Thắng “tặng”, còn HLV Park Hang Seo được bầu Đức mời về. Những HLV ngoại do VFF chọn đều sớm chia tay, hoặc bị sa thải.
Một vấn đề quan trọng khác là sân chơi V.League, nơi được xem là “bộ mặt” của bóng đá Việt Nam đang bị chính thành viên tham gia phản ứng. Có ý kiến là phải thay đổi chuyện một người ngồi nhiều ghế, không thể để VPF với sứ mệnh ra đời là tách bạch khỏi VFF, bây giờ người của VFF nắm giữ cả hai chiếc ghế quan trọng là Chủ tịch và Tổng giám đốc.
Không ai đánh thuế giấc mơ nhưng không có có nghĩa là bóng đá Việt Nam mơ đi World Cup với tài năng của HLV Park Hang Seo, trong khi cả nền bóng đá tồn tại nhiều vấn đề, nhất là câu chuyện xoay quanh sân chơi chuyên nghiệp – nơi đang có chóp đỉnh V.League to hơn phần chân đế. Một ví dụ khác dễ thấy là ngày càng ít doanh nhân tham gia làm bóng đá, trong đó có những người nghỉ chơi vì cho rằng cuộc chơi chưa công bằng.
Muốn đi xa thì bóng đá Việt Nam phải phát triển bài bản với việc quản lý tốt sân chơi chuyên nghiệp và phát triển bóng đá trẻ, phải thu hút được những người đam mê đầu tư cho bóng đá, chứ không thể chờ đợi kỳ tích theo kiểu chuyện cổ tích nhờ tài năng của HLV Park Hang Seo. Vì ông Park muốn thành công thì cần có nhiều cầu thủ giỏi, cần có nhiều sự hỗ trợ khác nhau, tức tập hợp sức mạnh của cả một nền bóng đá.
Khi Bùi Tiến Dũng khoác lên chiếc áo quá rộng trong áp lực vô hình
Hơn hai năm sau U23 châu Á 2018, Bùi Tiến Dũng gặt thêm chức vô địch AFF Cup 2018 và tấm HCV SEA Games 30 nhưng chuyên môn trở thành câu hỏi lớn.
Năm nay, Bùi Tiến Dũng đã bước sang tuổi 23. Thủ môn xứ Thanh chính thức bước qua cột mốc cầu thủ trẻ, chỉ còn đích ngắm vươn lên là tuyển Việt Nam. Nhưng dường như ánh hào quang U23 châu Á 2018 với danh xưng "người hùng Thường Châu" trở nên quá lớn so với Bùi Tiến Dũng, khiến anh gặp khó với cái bóng của chính mình trong hành trình trưởng thành.
Sau U23 châu Á 2018, thủ môn Bùi Tiến Dũng tiếp tục được HLV Park Hang Seo nhấc lên tuyển Việt Nam. Ông Park rõ ràng kỳ vọng cậu học trò sớm tiến bộ, xứng đáng với tấm vé ở tuyển Việt Nam, dù lẽ ra cơ hội đó sẽ trao cho những người giỏi hơn. Có thể hiểu, ông Park có một sự ưu ái lớn cho Bùi Tiến Dũng và vế còn lại là tin tưởng Tiến Dũng sẽ vươn lên một tầm cao sau U23 châu Á 2018 để trở thành trụ cột tuyển Việt Nam.
Ở cấp CLB, Bùi Tiến Dũng được CLB Thanh Hóa đặc cách cho mức lương gấp đôi, từ 10 triệu nâng lên 20 triệu đồng. Bùi Tiến Dũng cũng nhanh chóng được trao cơ hội bắt chính, dù đội bóng xứ Thanh có hai thủ môn chất lượng là Thanh Thắng và cựu thủ môn tuyển Việt Nam - Bửu Ngọc. Phần lớn không đến từ chuyên môn của Tiến Dũng, đó là câu chuyện sức ép từ truyền thông với những câu hỏi liên tục đặt ra kiểu như: Bao giờ Bùi Tiến Dũng được bắt chính?
Một lý do khác là đội bóng xứ Thanh không thể để thủ môn Bùi Tiến Dũng dự bị là muốn khai thác triệt để hiệu ứng của anh sau U23 châu Á 2018. Vì cơ hội quá lớn để họ có thêm khán giả, nhà tài trợ và sự quan tâm từ truyền thông.
Bùi Tiến Dũng rời xứ Thanh đến Hà Nội FC cũng mang theo nhiều kỳ vọng lớn. Nhiều người chờ đợi Dũng sẽ nắm bắt cơ hội có một suất bắt chính khi anh không còn phải cạnh tranh với những thủ môn chất lượng. Kết cục, Tiến Dũng phải dự bị cho Văn Công trong gần cả mùa giải.
Thủ môn Bùi Tiến Dũng đang chìm dần trong những áp lực vô hình, phần lớn đến từ những chiếc quá rộng so với anh.
Không còn ở lại Hà Nội FC sau một mùa bóng gặt được chức vô địch V.League và Cúp quốc gia nhưng dự bị dài hạn, Bùi Tiến Dũng đến TPHCM để tìm kiếm cơ hội ra sân. Nhưng mọi thứ không thay đổi, Bùi Tiến Dũng tiếp tục dự bị cho thủ môn Thanh Thắng.
Ba mùa bóng sau U23 châu Á 2018, Bùi Tiến Dũng chơi cho 3 CLB khác nhau. Mẫu số chung là anh đều phải dự bị cho các đàn anh dù họ không hề là những thủ môn có tên tuổi lớn của bóng đá Việt Nam. Vậy Bùi Tiến Dũng có vấn đề hay không được trao cơ hội ra sân thể hiện tài năng?
Vấn đề chính là do Bùi Tiến Dũng mắc quá nhiều sai lầm. Thanh Hóa mất đi cơ hội vô địch Cúp quốc gia 2018 vì Bùi Tiến Dũng mắc hai sai lầm dẫn đến bàn thua trong trận chung kết, chưa kể có thêm những trận đấu chơi không tốt ở V.League. Bùi Tiến Dũng chỉ có vài trận bắt chính cho Hà Nội FC nhưng liên tiếp phạm sai lầm, thậm chí "ném" tấm vé vào chung kết AFC Cup 2019 của đội bóng Thủ đô. Bùi Tiến Dũng ra mắt CLB TPHCM bằng sai lầm ở AFC Cup 2020.
Mặc khác, Bùi Tiến Dũng cũng không còn là chính anh ở cấp đội U23 Việt Nam. Anh sai lầm ở U23 châu Á 2020 khiến đội nhà thua U23 Triều Tiên. Trước đó, Bùi Tiến Dũng mắc sai lầm ở SEA Games 30 và mất luôn suất bắt chính.
Áp lực về sự kỳ vọng chắc chắn là rất lớn với Bùi Tiến Dũng kể từ khi anh được gọi là "người hùng Thường Châu". Anh xuất hiện dày đặc trong các chương trình quảng cáo, kể cả thời trang. Có thời điểm Bùi Tiến Dũng được ví "bay như chim", gần như không có thời gian tập luyện. Những người được xem là đại diện của Bùi Tiến Dũng cũng khiến anh bị cuốn vào vòng xoáy tranh luộn trên mạng xã hội không ngừng nghỉ.
Nhưng có một sự thật thì không nhiều người nhìn nhận đúng mực về Bùi Tiến Dũng: Anh đang khoác lên những chiếc áo quá rộng so với tài năng thực sự. Lẽ ra, Dũng cần thời gian để phát triển, hay sai sót thì nhìn nhận và tự điều chỉnh chứ không phải sai rồi lên mạng xã hội xin lỗi theo kiểu ngôi sao showbiz.
Tuổi 23, một độ tuổi rất đẹp để Bùi Tiến Dũng bắt đầu về giấc mơ trở thành trụ cột tuyển Việt Nam, trở thành một thủ môn tài năng ở V.League. Nhưng thực tế đang cho thấy Bùi Tiến Dũng chững lại, thậm chí đánh rơi chính mình sau vô vàn áp lực, cùng những sai lầm trong khung gỗ.
Văn Nhân
HLV Park Hang Seo chia tay tuyển Việt Nam sẽ về Học viện HAGL của bầu Đức? Nếu HLV Park Hang Seo chia tay tuyển Việt Nam thì không loại trừ khả năng về với Học viện bóng đá HAGL của bầu Đức. Cuối năm 2019, HLV Park Hang Seo từng chia sẻ tại Hàn Quốc với mục tiêu sau khi nghỉ cầm quân. Cụ thể, nếu đến ngày HLV Park Hang Seo chia tay tuyển Việt Nam thì có...