Windows Defender là một trong những phần mềm diệt virus tốt nhất năm 2021
Viện Nghiên cứu bảo mật CNTT có trụ sở tại Đức, AV-TEST, đã phát hành báo cáo đánh giá các chương trình chống virus máy tính tốt nhất vào tháng 10.2021 cho người dùng Windows 10 gia đình.
Theo Neowin, AV-TEST đã xem xét 21 chương trình chống phần mềm độc hại khác nhau từ nhiều công ty, bao gồm cả Windows Defender của Microsoft. Chương trình của Microsoft đã đạt điểm rất cao trong bài đánh giá này. Trên thực tế, đó là một trong những phần mềm tốt nhất hiện nay ghi được đầy đủ 18 điểm hiện có. Do đó ứng dụng nhận được chứng nhận “AV-TEST TOP PRODUCT” vì đã đạt tổng số điểm cao hơn 17,5 điểm.
Windows Defender được AV-TEST đánh giá cao
Tuy nhiên, Windows Defender không là sản phẩm duy nhất đứng đầu khi các chương trình bảo mật khác như Avira, AVAST, AVG, Bitdefender, ESET… cũng nhận được mức đánh giá này. Phần còn lại của các sản phẩm đạt dưới 17,5 điểm, do đó chỉ nhận được chứng nhận “AV-TEST Certified”.
Toàn bộ 18 điểm của bài kiểm tra được AV-TEST đưa ra dựa vào ba loại, với mỗi loại 6 điểm. Các danh mục này bao gồm sự bảo vệ, màn biểu diễn và khả năng sử dụng.
Ông Nguyễn Tử Quảng hồi tưởng điểm trùng lặp 26 năm trước với việc Bkav làm phần mềm chống dịch miễn phí hiện nay
Chủ tịch tập đoàn an ninh mạng Việt Nam nói về quá trình đóng góp cho công tác chống dịch, tiết lộ về những sản phẩm mới của Bkav và việc giảm giá Bphone.
Video đang HOT
Ông Quảng khẳng định Bkav đầu tư nguồn lực để phục vụ xã hội
Chia sẻ trên trang cá nhân mới đây, ông Nguyễn Tử Quảng liên hệ việc Bkav ra mắt phần mềm diệt virus nhiều năm trước và phát triển ứng dụng chống dịch ở Việt Nam hiện nay rằng: "Có sự trùng lặp đáng ngạc nhiên. Cách đây 26 năm, phần mềm diệt virus Bkav ra đời, xuất phát từ 1 vấn đề xã hội. Khi đó virus máy tính lần đầu tiên phá hủy diện rộng hàng loạt dữ liệu của người dùng máy tính Việt Nam, tại Hà Nội, TP.HCM.
Tôi khi đó là sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội, đã viết phần mềm diệt virus cung cấp miễn phí cho hàng triệu người dùng, trong hàng chục năm sau đó. Lần này là virus sinh học COVID-19. Để chống lại sức lây lan khủng khiếp, không thể thiếu công nghệ, tuy không trực tiếp, nhưng góp phần ngăn chặn virus".
CEO Bkav tiết lộ hiện khoảng 200 người của tập đoàn tham gia chống dịch, với 100 người thường xuyên, "tất cả đều miễn phí, vô vụ lợi".
"Một lần nữa chúng tôi lại tình nguyện tích cực tham gia chống dịch, bằng khả năng phân tích logic, năng lực công nghệ và khả năng tổ chức thực hiện của mình. Làm các việc xã hội cần, bằng khả năng công nghệ là gen của Bkav", ông Quảng tuyên bố.
Chủ tịch Bkav liên tưởng việc Bkav phát triển phần mềm diệt virus và ứng dụng phòng chống dịch đều vì mục đích xã hội
Hiện tại, Bkav phát triển 5 nền tảng phần mềm của hệ thống chống dịch gồm nền tảng quản lý lấy mẫu xét nghiệm và trả kết quả trực tuyến, nền tảng khai báo y tế và phản ánh dịch bệnh, nền tảng truy vết, nền tảng giám sát vào ra bằng quét mã QR, nền tảng giám sát nguy cơ dịch bệnh.
Từ tháng 4/2021, Bkav giới thiệu Bluezone, nền tảng truy vết người liên quan COVID-19. Ban đầu, team Bluezone có 40 nhân sự. Sau khi ra mắt ứng dụng, trong khoảng 3 tuần tiếp theo, đội ngũ lên tới 100 người bao gồm cả cán bộ nghiên cứu và các cán bộ truyền thông, thu thập dữ liệu, đào tạo... để hoàn thiện ứng dụng. Theo dữ liệu từ Trung tâm Công nghệ phòng chống COVID-19 quốc gia, Bluezone cán mốc hơn 20 triệu lượt tải trên các kho ứng dụng.
Mới đây, Bkav cũng là đơn vị chính phát triển ứng dụng duy nhất chống dịch PC-Covid, bên cạnh Viettel và VNPT. PC-Covid là bản cập nhật của Bluezone, được thống nhất sử dụng chung trên cả nước.
Ứng dụng PC-Covid liên tục được cập nhật để sửa lỗi
PC-Covid bắt đầu được đưa lên 2 kho ứng dụng App Store và Google Play từ ngày 30/9 nhưng vẫn chưa được áp dụng đồng loạt trên cả nước. Tính đến ngày 20/10, số lượt tải gộp của PC-Covid và Bluezone đạt 53,2 triệu. Ứng dụng đang có 26,5 triệu người sử dụng thường xuyên, 29,2 triệu người đăng ký số điện thoại. Hiện tại, các tỉnh thành như Khánh Hòa, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ninh, Hà Nội, Đồng Nai, Tây Ninh... từng bước sử dụng PC-Covid làm ứng dụng chính, phục vụ phòng chống dịch.
PC-Covid cung cấp giải pháp về QR Code. Việc quét mã QR thông qua các ứng dụng phòng chống dịch khi ra vào các địa điểm công cộng giúp cơ quan y tế tìm được những người liên quan nếu họ vô tình xuất hiện cùng khung thời gian với ca F0. Tại Hà Nội, giải pháp này từng giúp tìm ra gần 400 người liên quan đến F0 tại chợ và siêu thị ở quận Hà Đông hồi đầu tháng 10.
Chủ tịch tập đoàn Bkav khẳng định: "Đây đều là các nền tảng phần mềm lớn, chúng phục vụ hàng chục triệu người dùng, hàng chục nghìn nhân viên y tế hay chính quyền được cấp quyền sử dụng theo các cấp đến phường, xã. Các tỉnh, thành được cấp tài khoản và cứ thế là dùng được luôn để chống dịch. Tôi biết có nhiều người vẫn nghĩ chúng tôi được Chính phủ trả phí cho việc này".
Bphone có thể được Bkav giảm giá
Sau khi chia sẻ về những đóng góp của Bkav với công tác chống dịch, ông Nguyễn Tử Quảng tiết lộ về kế hoạch, sản phẩm mới của tập đoàn.
"Tham gia chống dịch nhưng chúng tôi vẫn miệt mài sáng tạo sản phẩm mới. Ngoài những nhân viên tham gia chống dịch, chúng tôi còn hơn 1.000 nhân viên khác. Cá nhân tôi tham gia chống dịch, công việc tăng gần gấp đôi, nhưng chúng tôi còn có hơn 10 Phó chủ tịch khác miệt mài nghiên cứu các sản phẩm", ông Quảng nói.
Người sáng lập Bkav tiết lộ giới thiệu smartphone Bphone 5G, tai nghe không dây AirB True Wireless trong tuần sau. Ông Quảng cũng chia sẻ Bkav sẽ sớm công bố chính sách giảm giá Bphone.
Chiêu thức hack tinh vi bằng card đồ họa Cách tấn công này cho phép hacker vượt qua phần mềm diệt virus. Thông thường, các phần mềm chống virus chỉ quét mã độc trong bộ lưu trữ RAM của máy tính. Để qua mặt, hacker đã tìm ra cách giấu virus trong RAM của card đồ hoạ, hay VRAM. Theo Bleeping Computer , PoC, hay bằng chứng cho thấy phương pháp này...