Windows 11 “bắt thóp” hacker “đoán mò mật khẩu”
Kể từ phiên bản Windows 11 sẽ có tính năng “ tự động ngăn chặn xâm nhập máy tính trái phép”, bao gồm cả quản trị viên.
Không phải tất cả mối đe doạ đối với máy tính đều do virus hoặc email lừa đảo. Có một số người chỉ cố gắng xâm nhập máy tính của người khác bằng cách “đoán mò mật khẩu”, tức đăng nhập nhiều lần bằng nhiều mật khẩu khác nhau.
Cách này gọi là tấn công “brute-force”, một phương pháp “bẻ khóa” phổ biến. Thông thường, kẻ xấu sẽ “đoán tên người dùng và mật khẩu” để truy cập trái phép vào hệ thống.
Video đang HOT
Các chuyên gia cảnh báo phương pháp tấn công “brute-force” tuy đơn giản nhưng có tỷ lệ thành công cao. Thực tế, nó tùy thuộc vào độ dài và độ phức tạp của mật khẩu, việc bẻ khóa mật khẩu có thể mất từ vài giây đến nhiều năm. Do đó, các trang web sử dụng phương thức đăng nhập dựa trên mật khẩu hoàn toàn có thể bị tấn công nếu không thực hiện đầy đủ biện pháp bảo vệ.
” Windows 11 hiện có thể ngăn chặn điều đó” – chuyên trang công nghệ Digital Trends dẫn tuyên bố của Microsoft khẳng định. Phiên bản Windows 11 mới nhất chặn các cuộc tấn công này bằng chính sách “khóa tài khoản”. Hệ điều hành sẽ tự động khóa các tài khoản, bao gồm cả tài khoản quản trị viên, sau 10 lần đăng nhập không thành công.
Theo Microsoft, với chính sách khoá tài khoản, Microsoft chấm dứt việc hacker xâm nhập trái phép vào máy tính người dùng bằng tấn công brute-force. Kẻ tấn công sẽ bị khoá sau 10 lần không đoán được mật khẩu và điều này chỉ diễn ra sau khoảng vài giây.
Cisco bị tấn công mạng
Cisco xác nhận băng nhóm tội phạm mã độc tống tiền Yanluowang xâm nhập mạng lưới từ cuối tháng 5.
(Ảnh: Bleeping Computer)
Cisco cho biết kẻ tấn công chỉ có thể khai thác và đánh cắp dữ liệu không nhạy cảm từ một thư mục Box liên kết với tài khoản của nhân viên bị xâm phạm. "Chúng tôi đã ngay lập tức có hành động khống chế và tiêu diệt tác nhân xấu", người phát ngôn Cisco trả lời trang Bleeping Computer. Theo Cisco, sự cố không gây ảnh hưởng gì đến hoạt động kinh doanh, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ, dữ liệu khách hàng hay thông tin nhân viên, tài sản sở hữu trí tuệ, chuỗi cung ứng.
Vào ngày 10/8, thủ phạm công bố một danh sách các tập tin lấy được trong sự cố lên web đen (dark web). Cisco đã áp dụng những biện pháp bổ sung để bảo vệ hệ thống và chia sẻ chi tiết kỹ thuật nhằm giúp bảo vệ cộng đồng an ninh mạng.
Nhóm Yanluowang đã tấn công tài khoản Google cá nhân của nhân viên Cisco, có chứa thông tin đăng nhập được đồng bộ từ trình duyệt của họ để truy cập mạng lưới công ty. Chúng mạo danh các tổ chức đáng tin cậy thuyết phục nhân viên Cisco chấp nhận các thông báo xác thực nhiều lớp (MFA). Cuối cùng, chúng lừa nạn nhân bấm vào một trong các thông báo MFA và có được quyền truy cập VPN.
Sau khi xâm nhập mạng lưới, chúng lan sang các máy chủ Citrix và bộ điều khiển tên miền. Tiếp đó, chúng sử dụng các công cụ liệt kê như ntdsutil, adfind và secretdump để thu thập thêm thông tin và cài đặt một loạt mã độc vào các hệ thống bị xâm nhập, trong đó có một cửa hậu. Cuối cùng, Cisco đã phát hiện và đuổi chúng khỏi môi trường của mình nhưng chúng vẫn tiếp tục cố gắng lấy lại quyền truy cập trong những tuần tiếp theo song không thành.
Tuần trước, nhóm tin tặc đứng sau vụ tấn công Cisco đã email cho Bleeping Computer một danh sách thư mục chứa các tập tin bị đánh cắp. Chúng khẳng định đã lấy đi 2,75GB dữ liệu, bao gồm xấp xỉ 3.100 tập tin. Nhiều trong số này là các thỏa thuận không tiết lộ (NDA), bản vẽ kỹ thuật. Chúng còn gửi một tài liệu NDA làm bằng chứng của cuộc tấn công.
Cisco co biết dù Yanluowang nổi tiếng với hành vi mã hóa tập tin của nạn nhân, họ không tìm thấy bằng chứng có mã độc tống tiền trong vụ tấn công.
Thiết bị Internet trên trời của Elon Musk bị hack Chỉ với một thiết bị tự chế giá 25 USD, một nhà nghiên cứu đã xâm nhập được hệ thống Starlink và truy cập những tính năng an ninh bị khóa. Kể từ năm 2018, Starlink đã phóng hơn 3.000 vệ tinh lên quỹ đạo Trái Đất. Mạng Internet vệ tinh của tỷ phú Elon Musk đã mang kết nối Internet tới các...