WikiLeaks: Malaysia là điểm nóng buôn người
Hàng ngàn phụ nữ từ các nước Đông Nam Á cũng như từ Trung Quốc và Ấn Độ đã bị buôn lậu sang Malaysia, sau đó bị buộc lao động khổ sai và làm trong các nhà thổ – tài liệu WikiLeaks tiết lộ một bức điện tín từ Đại sứ quán Mỹ ở Kuala Lumpur năm 2006 cho biết.
Nhiều phụ nữ nước ngoài đến Malaysia lao động là nạn nhân của các đường dây buôn người – Ảnh: Malaysia News
Trong thông điệp gửi Bộ Ngoại giao Mỹ đề ngày 3-3-2006, đại sứ Mỹ ở Malaysia khi đó là Christopher LaFleur báo cáo Malaysia là điểm đến và là nơi chuyển tiếp đối với nhiều phụ nữ và nam giới bị buôn lậu và sau đó bị buộc lao động khổ sai.
“Một số lao động nhập cư kinh tế từ các nước trong khu vực đã làm các công việc như giúp việc nội địa và lao động trong ngành xây dựng cũng như lĩnh vực nông nghiệp, họ đang đối diện với các điều kiện bóc lột lao động ở Malaysia” – ông LaFleur viết. Cùng với nhiều phụ nữ từ Philippines, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam, một số lượng nhỏ phụ nữ Campuchia, Myanmar và Lào cũng bị đưa trái phép vào Malaysia, theo ông LaFleur.
Trong đó, Trung Quốc là nước có số lượng lớn nhất phụ nữ phục vụ trong ngành mại dâm ở Malaysia, nhiều người trong số này là nạn nhân của các đường dây buôn người. Phụ nữ Trung Quốc nhập cư sang Malaysia dễ dàng do chính sách của Malaysia khá thoáng trong việc cấp visa cho người của nước này.
Theo thống kê của các đại sứ quán nước ngoài và các tổ chức phi chính phủ, năm 2005 có ít nhất 500 nạn nhân của các đường dây buôn người được giải thoát và trả về nước. Nguồn tin ngoại giao Mỹ tiết lộ trong chín tháng đầu năm 2005, có 4.678 phụ nữ bị bắt ở Malaysia do nghi ngờ có liên quan đến hoạt động mại dâm, so với 5.783 người của năm 2004. Trong đó, Trung Quốc chiếm 40%, Indonesia 25%, Thái Lan 17% và Philippines chiếm 10%.
Video đang HOT
Song, các cơ quan thực thi luật pháp của Malaysia khẳng định rằng phần lớn phụ nữ nước ngoài đến Malaysia hành nghề mại dâm là tự nguyện và nhập cảnh vào nước này bằng con đường du lịch.
Theo Tuổi Trẻ
Cẩn thận bị lừa làm lao động khổ sai
Ở các huyện miền núi Nghệ An thời gian gần đây có tình trạng một số người địa phương hoặc từ nơi khác đến rủ rê người lao động vào các tỉnh miền trong làm ăn, nhưng thực chất là đưa vào các bãi vàng bóc lột sức lao động.
Chúng tôi ngược lên bản Cha Hìa, xã Xiêng My (huyện Tương Dương), tìm đến nhà anh Lô Văn Khoa (SN 1981), người vừa trốn thoát từ một bãi vàng ở huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Anh Khoa mới về nhà được gần một tuần và vẫn chưa hết sự mệt mỏi pha lẫn sự kinh hoàng.
Niềm vui của vợ chồng anh Khoa trong ngày đoàn tụ.
Sa vào địa ngục
Anh Khoa và chị Lộc Thị Bảo (SN 1982) kết hôn năm 2003, đã sinh được 2 cháu là Lô Thị Điệp (SN 2004) và Lô Duy Na (SN 2006). Cuộc sống nhiều khó khăn, bởi vợ chồng anh không có nguồn thu nhập nào khác ngoài nương rẫy. Mấy năm nay thời tiết không thuận, mất mùa liên tục, cuộc sống gia đình càng trở nên khốn khó.
Sau Tết Nguyên đán Tân Mão, một người có tên thường gọi là Bình Dung, ở huyện Con Cuông (Nghệ An) tìm đến rủ anh Khoa vào Quảng Nam làm ăn, công việc chính là xẻ gỗ và có thu nhập cao. Không đắn đo, hôm sau anh Khoa cùng 8 người khác ở bản Cha Hìa (xã Xiêng My) và xã Bình Chuẩn, huyện Con Cuông (nằm sát xã Xiêng My) theo Bình Dung lên xe khách đi thẳng vào hướng Nam.
Hơn một ngày thì họ đến thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Đến đây, anh Khoa cùng mọi người được bàn giao cho ông chủ có tên là Hằng Liễu. Hằng Liễu cho ô tô chạy gần 1 ngày chở tất cả mọi người đến một bãi làm vàng nằm sâu trong núi. Tại đây, anh Khoa ước tính có khoảng trên 100 người tham gia đào đãi vàng, hầu hết đều là người Nghệ An.
Những "phu vàng" phải làm việc từ 6 giờ sáng đến 10 giờ đêm, bất kể nắng hay mưa. Khổ cực là vậy nhưng chủ bãi vàng không trả tiền công cho họ. Ai đòi tiền, bỏ trốn, chủ cho bọn tay chân đánh đập dã man. Làm việc được hơn 1 tháng không có một đồng tiền gửi về quê, anh Khoa lên gặp chủ đòi, nhưng chỉ nhận được những lời hứa suông. Lần khác, anh gặp chủ để xin về liền bị bọn đầu gấu, bảo kê lôi ra bãi vàng dùng gậy gộc đánh đập túi bụi.
Những lời hứa hão
Trước tình cảnh đó, anh Lô Văn Thìn quê xã Tiên Kỳ, huyện Tân Kỳ (Nghệ An) và anh Khoa rủ nhau trốn khỏi bãi vàng. Lợi dụng một đêm trời mưa to, hai người băng rừng 3 ngày, 3 đêm. Đói chặt gốc cây rừng để ăn, khát uống nước suối, mệt leo lên cây ngủ...
Tưởng như tuyệt vọng giữa rừng già, may mắn họ gặp một ngôi làng của đồng bào dân tộc Cơ Tu. Được dân bản giúp đỡ, chỉ đường, hơn một ngày sau hai anh tìm đến được một bến xe trên Quốc lộ 1A để đón xe về quê.
Chúng tôi mong bà con hết sức cảnh giác với trò lừa đảo này và đề nghị các ngành chức năng tỉnh Nghệ An sớm vào cuộc để nghiêm trị những kẻ lợi dụng sự kém hiểu biết để lừa đảo bà con các dân tộc vùng cao.
Không một xu dính túi, mình mẩy đau ê ẩm, lại không mấy khi rời khỏi bản làng, anh Khoa theo về và lưu lại nhà anh Thìn gần 10 ngày mới liên lạc được với người nhà xuống đón anh về.
Anh Khoa, anh Thìn chỉ là hai trong rất nhiều trường hợp bị các đối tượng bất nhân lừa đảo đưa vào làm lao động khổ sai ở các bãi vàng.
Tìm hiểu, chúng tôi được biết ở các bản làng vùng sâu, vùng xa ở các huyện Con Cuông và Tương Dương, nhiều người đã trở thành nạn nhân của bọn cò lao động bất nhân.
Anh Vi Văn Kiên - người từng lái xe tuyến Tương Dương-Vinh cho biết: "Những kẻ lừa đảo thường vào các bản rủ rê những người trình độ nhận thức thấp, sau đó tập hợp lại rồi đưa lên xe khách, đến Diễn Châu có xe khác đón sẵn và chở thẳng vào hướng Nam. Nhiều người trong số đó hiện bặt vô âm tín".
Theo Dân Việt
Ba học sinh bị bán làm lao động khổ sai Chiều 24.5, cả ba học sinh ở Khánh Hòa mất tích trước đó là Lê Thanh Liêm, Nguyễn Ngọc Duy và Nguyễn Tấn Long đã được lực lượng Cảnh sát thuộc Bộ Công an giải cứu tại một bãi đào thiếc ở Lâm Đồng. Các em đã được đưa về đến gia đình tại xã Cam Thành Bắc, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa....