WikiLeaks giáng đòn mới vào quan hệ hạt nhân Nga – Iran
Công bố mới nhất của WikiLeaks ngày hôm nay cho biết, khi nhậm chức Tổng thống Nga vào năm 2006, Tổng thống Putin từng hạ lệnh ngăn cản chương trình hạt nhân của Iran.
Trong bức điện ngoại giao bị Wikileaks công bố, Đại sứ lâm thời của Mỹ tại Israel Richard Jones cho biết, ông được người phụ trách Ủy ban Năng lượng hạt nhân Israel Gideon Frank tiết lộ: trong chuyến thăm Nga vào tháng 2/2006, quan chức cấp cao Cục Tình báo an ninh Nga đã kể với ông này rằng đích thân Putin hạ lệnh áp dụng các biện pháp kéo dài tiến độ xây dựng nhà máy điện hạt nhân Bushehr của Iran. Do đó, Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế Liên bang Nga đã theo lệnh kéo dài thời gian cung cấp nhiên liệu hạt nhân cho Israel.
Tổng thống Putin “hai lòng” với Iran
Video đang HOT
Cũng theo ông Frank, Chủ tịch Ủy ban Năng lượng nguyên tử Nga Sergei Kiriyenko đã tiết lộ, phía Nga dự tính giải thích nguyên nhân chậm trễ này bằng “nguyên nhân lỗi kĩ thuật”.
Ông chủ WikiLeaks”ẵm” Giải Hòa bình vì”lòng can đảm phi thường khi theo đuổi nhân quyền”.
Theo thỏa thuận năm 1995, Nga đồng ý giúp đỡ Iran hoàn thành xây dựng nhà máy điện hạt nhân, hơn nữa cung cấp nhiên liệu hạt nhân, điều kiện là Iran cam kết trả lại phế liệu hạt nhân. Trong thời gian dài, Nga luôn giúp đỡ Iran xây dựng các lò phản ứng hạt nhân, nhưng tháng 6 năm ngoái lại ủng hộ Liên Hợp Quốc trừng phạt Iran.
Theo VTC
Bí mật về lò phản ứng do TQ chế tạo ở Pakitstan
Các công ty Trung Quốc chính thức xây dựng thêm một lò phản ứng điện hạt nhân tương tự, vừa được khánh thành vào ngày 12/5.
Vài ngày sau lễ khánh thành lò phản ứng hạt nhân do Trung Quốc chế tạo tại Tổ hợp nhà máy Chashma ở miền Trung Pakistan, Thủ tướng Yusuf Raza Gilani bắt đầu chuyến thăm quốc gia Đông Bắc Á.
Chashma là một Tổ hợp nhà máy điện hạt nhân của Pakistan, được xây dựng dựa vào kinh nghiệm và thiết kế của Trung Quốc. Năm 2000, lò phản ứng đầu tiên với công suất 300 MW đã đi vào hoạt động tại Chashma.
Mới đây, các công ty Trung Quốc chính thức xây dựng thêm một lò phản ứng điện hạt nhân tương tự, vừa được khánh thành vào ngày 12/5. Các công ty Trung Quốc đã ký hợp đồng xây thêm 2 lò phản ứng hạt nhân tại Chashma nhưng không tiết lộ thông tin chi tiết về thời điểm khởi công.
Theo các chuyên gia, chính sách đối ngoại tập trung cùng những động cơ thương mại xem ra chi phối quyết định của Trung Quốc. Lâu nay, Trung Quốc đã coi Pakistan là một đối tác lâu năm và Bắc Kinh cũng tin rằng việc ủng hộ Pakistan sẽ có ý nghĩa quan trọng trước sự lớn mạnh của Ấn Độ trong khu vực. Ngoài ra, Trung Quốc cũng cảnh giác trước sự thống trị của Mỹ ở khu vực Nam Á, nghi ngờ việc Washington ký kết thỏa thuận năng lượng hạt nhân với Ấn Độ vào năm 2008.
Bên cạnh đó, việc Trung Quốc giúp Pakistan xây thêm lò phản ứng điện hạt nhân còn xuất phát từ sức hấp dẫn thương mại. Các công ty Trung Quốc mong muốn chiếm lĩnh các thị trường nước ngoài và hiện Pakistan là thị trường nước ngoài duy nhất mà tại đó Trung Quốc có thể chứng tỏ các kỹ năng của họ để từ đó hy vọng có thể thu hút các khách hàng khác.
Theo Bee.net.vn
Nhật Bản tạm dừng kế hoạch làm mát lò phản ứng Các kỹ sư Nhật Bản vừa từ bỏ nỗ lực làm mát mới nhất để ổn định một lò phản ứng bị tê liệt tại nhà máy hạt nhân Fukushima I. Công nhân phát hiện ra mực nước tại lò phản ứng số 1 không còn đủ. Nhà điều hành Tepco đã có ý định làm mát lò phản ứng số 1 bằng...