WiFi Mesh 6 đầu tiên do người Việt làm chủ công nghệ ra mắt
Đây là WiFi Mesh 6 đầu tiên tại Việt Nam do các kỹ sư công nghệ Việt Nam nghiên cứu, phát triển và sản xuất đồng bộ.
Theo ông Lý Quốc Chính – Phó Tổng Giám đốc VNPT Technology, WiFi Mesh 6 không chỉ là một thiết bị mà đây còn là một hệ sinh thái các thiết bị WiFi Mesh, Fiber Home Gateway, hệ thống quản lý Cloud, Mobile App.
Đây là thiết bị WiFi Mesh 6 đầu tiên do người Việt làm chủ công nghệ (Ảnh: VNPT).
Tùy thuộc vào cấu hình mà tốc độ tối đa của WiFi Mesh 6 có thể cao gấp 3-4 lần so với phiên bản trước đó. Nhờ sở hữu công nghệ điều chế 1024QAM và channel bandwidth lên tới 160 Hz, WiFi Mesh 6 cho phép triển khai các ứng dụng tốc độ cao như AR/VR, 8K video streaming.
Nhờ việc tích hợp công nghệ đa truy nhập OFDMA, tương tự công nghệ 4/5G và công nghệ chống can nhiễu xung đột giữa các thiết bị – BSS coloring, kết hợp với tính năng MU-MIMO đã được thay đổi cho cả up-link và down-link, WiFi Mesh 6 cho phép cung cấp kết nối WiFi tại những môi trường đông đúc, mật độ cao như nhà ga, sân bay hay trung tâm thương mại.
WiFi Mesh 6 còn sử dụng công nghệ Target – wake time cho phép tiết kiệm năng lượng cho các thiết bị client, kết hợp với hỗ trợ số lượng lớn thiết bị tạo lợi thế đặc biệt cho WiFi 6 so với các thế hệ WiFi trước đó. Công nghệ OFDMA cũng cho phép giảm độ trễ, kết hợp khả năng tăng số lượng luồng video stream, đồng thời giúp đáp ứng tốt hơn nhu cầu xem video 4K/8K trong gia đình.
Giải pháp có tính bảo mật rất cao nhờ tích hợp công nghệ WPA3, cho phép chống tấn công ngay cả khi bạn cấu hình ở chế độ xác thực Open. Thiết bị này sẽ được bán ra thị trường với mức giá 1,19 triệu đồng.
Video đang HOT
Tương lai của Smart Home: Siêu tiện ích hay siêu đắt?
Con người không bao giờ sở hữu hoàn toàn công nghệ nhà thông minh, bởi chúng cũng có những mặt trái.
Trong những năm gần đây, công nghệ nhà thông minh - Smart Home đã trở nên quen thuộc hơn và được nhiều người ưa chuộng. Bên cạnh những hữu ích, tiện lợi, chúng cũng có những mặt trái của mình.
Nhưng có lẽ ví dụ tiêu cực nhất về mặt tài chính của việc sở hữu đầy đủ các sản phẩm công nghệ nhà thông minh là mô hình kinh doanh được Tesla sử dụng. Hãng này đã đưa vào chiếc xe điện cao cấp của mình hàng loạt các tính năng xịn sò, nhưng chúng chỉ có thể được mở khoá sử dụng khi người dùng chi tiền sử dụng một lần hoặc phí đăng ký đắt đỏ. Các công ty khác đang noi gương Tesla trong việc tính phí thêm cho các dịch vụ bổ sung.
Với công nghệ nhà thông minh, các công ty có thể thay đổi bộ tính năng của sản phẩm ngay sau khi bạn mua nó. Đầu tiên là cập nhật chương trình cơ sở.
Nói chung, các bản cập nhật chương trình sẽ bổ sung thêm chức năng, thay vì loại bỏ các chức năng vô dụng. Ví dụ, với HomeKit, các công ty ban đầu đã tung ra các sản phẩm không hỗ trợ HomeKit và sau đó đã nâng cấp chương trình cơ sở để bổ sung tính năng này.
Ưu điểm: Đồng nhất hệ điều hành từ xa
Một ví dụ mới nhất chính là công ty iRobot ra mắt hệ điều hành riêng - iRobot OS. Công ty đã thêm các tính năng mới cho robot hút bụi Roomba hiện có thông qua bản cập nhật chương trình cơ sở vào tháng 3, bao gồm hỗ trợ cho Phím tắt Siri. Việc có một hệ điều hành chung cho một loạt sản phẩm nhà thông minh sẽ giúp công ty này tiến xa hơn.
Robot hút bụi iRobot Roomba.
Hệ điều hành mới sẽ cho phép iRobot phát triển sự hiểu biết đầy đủ hơn về ngôi nhà và tận dụng điều đó để mở rộng sang các khu vực khác của ngôi nhà thông minh. Hiện tại, hệ điều hành này sẽ chạy trên robot nhưng tương lai sẽ chạy trên các thiết bị khác, có thể bao gồm máy lọc không khí từ Aeris, một công ty đã được iRobot mua vào năm ngoái.
Với hệ điều hành mới, máy lọc không khí có thể tự động biết mình đang ở trong phòng nào. Thông thường, máy lọc không khí và robot hút bụi thường bị người dùng tắt vì chúng quá ồn. Nhưng iRobot OS sẽ giúp máy lọc không khí tìm ra một căn phòng hoặc nhà trống và chuyển sang chế độ tăng áp để lọc không khí nhanh hơn, sau đó trở về chế độ yên tĩnh khi người dùng quay lại, triệt để giảm tiếng ồn.
Nhược điểm: Công nghệ nhà thông minh dễ dàng bị huỷ loại từ xa
Các công ty có thể thêm các tính năng cho sản phẩm của mình và tất nhiên, họ cũng có thể loại bỏ chúng. Điều này đặc biệt đúng với các sản phẩm dựa vào kết nối với máy chủ do công ty điều hành. Điển hình là thông báo Amazon sẽ ngừng hoạt động Cloud Cam.
Trong 5 năm qua, Cloud Cam đã hoạt động như một camera an ninh trong nhà đáng tin cậy và là trung tâm cho các ổ khóa thông minh tương thích với Amazon Key hoạt động với Alexa. Kết quả là, người dùng sẽ không thể sử dụng thiết bị Cloud Cam hoặc các ứng dụng đồng hành của mình nữa. Tất cả lịch sử video sẽ bị xóa vào ngày 2/12/2022.
Để giải quyết việc này, Amazon sẽ cung cấp cho chủ sở hữu Cloud Cam một camera an ninh Blink Mini miễn phí và đăng ký một năm cho dịch vụ Blink Subscription Plus cao cấp hơn trước khi chức năng Cloud Cam kết thúc vào ngày 2/12. Chủ sở hữu Key Edition cũng sẽ nhận được loa Echo thế hệ thứ tư.
Nhưng khi kết thúc đăng ký miễn phí một năm, chủ sở hữu sẽ phải trả 30 USD/ năm cho các tính năng mà họ đã có miễn phí trước đây. Ngoài ra, một số chủ sở hữu đã sử dụng Cloud Cam làm trung tâm Zigbee để kết nối với khóa thông minh và camera sẽ phải thay thế lại toàn bộ.
Rõ ràng, bằng nhiều cách, các công ty công nghệ có thể rút thêm tiền từ ví khách hàng từ sản phẩm của mình.
Thực tế: Người dùng không có tiếng nói
Sau tất cả, đây có phải là một cái giá đáng trả không? Bỏ qua những tiện ích khi mua thiết bị, người dùng lại có nguy cơ mất quyền truy cập vào chúng bất cứ lúc nào hoặc phải chi thêm tiền. Nếu không chi thêm tiền, một sản phẩm đắt tiền của công nghệ nhà thông minh bỗng tự dưng trở nên vô dụng?
Sự thật là, công nghệ nhà thông minh chính là "cỗ máy hút tiền". Bất kỳ sản phẩm nào dựa vào chức năng máy chủ đều có nguy cơ ngừng hoạt động. Đây cũng là một rủi ro cố hữu của công nghệ. Những người dùng từng tin tưởng vào các sản phẩm của Google đều đã trải qua.
Chưa hết, khi sử dụng đồng bộ các thiết bị Smart Home, gia chủ hoàn toàn có nguy cơ bị tấn công bởi những hacker công nghệ cao, bị phá rối, tệ hơn là không thể vào nhà hay sử dụng thiết bị.
Những rủi ro này khiến cho người dùng phải cân nhắc kỹ càng khi mua và lựa chọn sản phẩm Smart Home cho ngôi nhà của mình.
Anh điều tra Google lần thứ ba trong 16 tháng Đây là cuộc điều tra thứ ba của Anh nhằm vào Google. Lần này, công nghệ quảng cáo của công ty Mỹ là mục tiêu. Google đối mặt cuộc điều tra thứ ba của Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường Anh (CMA) chỉ trong vòng 16 tháng. Công ty bị cáo buộc lợi dụng sự thống trị thị trường để bóp mẹo...