Widget trên iOS 14 có thể đánh cắp dữ liệu hay ghi lại thao tác gõ phím của bạn hay không?
Câu trả lời ngắn gọn: chúng không thể!
Những ngày qua xuất hiện nhiều bài viết trên Facebook rằng các widget trên iOS 14 có thể âm thầm ghi lại các thao tác gõ phím của bạn. Nhưng đó là chuyện hoang đường, bởi chúng đơn giản là không thể làm được.
Nếu bạn bối rối trước thông tin widget là một mối nguy lớn về bảo mật, thì bạn không hề cô độc. Nếu bạn nhìn vào chiếc iPhone của mình rồi tự hỏi liệu một widget lịch có thể làm gì với thông tin mà bạn phải chạm vào nó để xem, bạn cũng chẳng hề cô độc.
Người ta nói rằng, một widget nguy hiểm khi được cài đặt sẽ không chỉ chú ý đến những lần bạn chạm vào, mà nó – theo một cách phi lý nào đó – còn có thể kích hoạt một keylogger nữa. Có nghĩa là bất kỳ thứ gì bạn gõ trên iPhone sẽ bị ghi lại và gửi về cho một gã lập trình viên mờ ám nào đó. Mọi mật mã, thông tin tài khoản, mọi tin nhắn – ai mà biết được, có lẽ cả emoji nữa – nay đã lọt vào tay một kẻ thủ ác.
Nếu ở Apple có một bộ phận chuyên thu thập và phân tích phản ứng của người dùng đối với mọi tính năng mới trên iOS 14, họ hẳn sẽ lắc đầu ngao ngán rằng chẳng thể nào làm vừa ý tất cả mọi người được.
Apple từng bị chỉ trích nặng nề vì không mang lại hệ thống widget tương tự Android. Và nay, họ quyết tâm lợi dụng hệ thống đó để trả đũa người dùng? Bạn xem phim ít thôi!
Tại sao widget trên iOS 14 không thể đánh cắp dữ liệu hay ghi lại thao tác phím?
Chúng ta không thể phủ nhận tính tiện dụng của widget, khi mà từ lâu chúng đã là một miếng ghép thú vị và hữu dụng cho iOS. Nhưng bạn có nhận ra rằng điểm khác biệt duy nhất giữa một widget và các biểu tượng ứng dụng đã xuất hiện từ năm 2007 trên iOS là…kích thước, và cách mà chúng tận dụng kích thước đó?
Video đang HOT
Ngoài ứng dụng Clock của riêng Apple, vốn luôn hiển thị thời gian hiện tại, các ứng dụng đều có một biểu tượng mà bạn chạm vào đó để mở ứng dụng lên. Widget là những biểu tượng siêu lớn mà bạn chạm vào đó để mở một ứng dụng tương ứng.
Không có widget nào làm bất kỳ điều gì khác ngoài việc thể hiện những biểu tượng siêu lớn và mở ra một ứng dụng khi bạn chạm vào chúng. Và đó là lý do tại sao không widget nào có thể làm bất kỳ điều gì khác.
Các biểu tượng cỡ lớn được chào đón bởi thay vì chỉ là một logo của nhà phát triển ứng dụng, chúng có thể trở nên hữu ích hơn, hiển thị được chữ, hình ảnh, tiêu đề tin tức, bất kỳ thứ gì!
Đó chính xác là điều khiến chúng hữu ích – và cũng là điều khiến chúng kém hữu ích hơn so với những gì bạn kỳ vọng. Ví dụ, sẽ thực sự tuyệt vời khi bạn có thể chạm vào widget của Notes và ngay lập tức viết được một thứ gì đó.
Nhưng bạn đâu thể.
Một widget có thể hiển thị rất nhiều thông tin khác nhau, nhưng nó chỉ hiển thị được thôi, và nó chỉ nằm đó, chờ bạn chạm vào để mở ứng dụng. Mọi widget đều là những biểu tượng ứng dụng, chẳng còn gì khác cả.
Tại sao người ta nghĩ widget có thể đánh cắp dữ liệu và ghi lại thao tác phím?
Có nhiều lý do tại sao một số người cho rằng widget đang làm điều đó, và tại sao một số khác đồng ý với điều đó. Đầu tiên là khi vừa nâng cấp lên iOS 14, một số người dùng nhận được thông báo rằng các mật mã của họ đã bị lộ lọt.
Tất nhiên, không phải iOS 14 tiết lộ mật mã của bạn, nó chỉ đang làm rất tốt việc thông báo cho bạn về một vấn đề nguy hiểm. Nếu bạn thực sự may mắn, vấn đề này chỉ mới xuất hiện thôi. Nhưng hiện thực thì, bạn nhiều khả năng đã và đang sử dụng các mật mã của mình trên các website từ lâu đã bị tấn công và làm lộ lọt nhiều thông tin nhạy cảm.
Tiếp theo, hầu hết những người khẳng định chắc như đinh đóng cột rằng widget là những thứ nguy hiểm một mực tin mình đúng bởi điện thoại của họ chậm đi đáng ngờ khi cài đặt widget.
Họ không chỉ cài đặt widget. Họ vừa cài đặt iOS 14, sau đó cài một widget bên thứ ba, hoặc thêm một trong những widget của Apple lên homescreen.
Mấu chốt ở đây là iOS 14. Bất kỳ bản cập nhật hệ điều hành nào cũng là một sự khác biệt lớn, và ban đầu, nó thường sẽ khiến thiết bị của bạn chậm đi vì phải tái sắp xếp lại các chỉ mục phục vụ chức năng tìm kiếm. Các chỉ mục là thứ mà khi bạn muốn khởi chạy một ứng dụng, iOS sẽ dùng chúng để biết ứng dụng nằm ở đâu và mở nó ra ngay lập tức.
Những người nghĩ widget nguy hiểm hẳn đã cho rằng có kẻ nào đó đang ghi lại thao tác phím của bạn một cách quá lộ liễu, đến nỗi làm điện thoại chậm đi thấy rõ. Nhiều người thậm chí sợ hãi đến mức xoá hoàn toàn mọi dữ liệu trên iPhone và bắt đầu lại từ con số không.
Làm vậy, iPhone của bạn sẽ nhanh hơn hẳn. Dù sao thì iPhone của bạn cũng sẽ nhanh hơn nếu bạn kiên nhẫn một chút, còn xoá sạch iPhone khiến nó nhanh hơn là bởi chẳng còn ứng dụng nào để hệ thống phải lập chỉ mục cả, vì làm gì có gì để tìm kiếm?
Ai cũng muốn widget có tính tương tác cao hơn, trở thành một thứ gì đó cao siêu hơn chỉ là một biểu tượng siêu to của ứng dụng chính, nhưng chúng sẽ không như vậy đâu. Ít nhất thì ở thời điểm hiện tại, chúng không thể làm những thứ đó.
Mỹ: Tin tặc đánh cắp dữ liệu cá nhân của hàng chục nghìn cựu binh
Tin tặc đã đánh cắp dữ liệu cá nhân của 46.000 cựu binh Mỹ và sử dụng những thông tin này nhằm gây rối loạn việc chi trả của Chính phủ đối với các dịch vụ y tế của các cựu binh.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, trong thông cáo báo chí ngày 14/9, Bộ Cựu Chiến binh Mỹ (VA) cho biết tin tặc đã đánh cắp dữ liệu cá nhân của 46.000 cựu binh Mỹ và sử dụng những thông tin này nhằm gây rối loạn việc chi trả của Chính phủ đối với các dịch vụ y tế của các cựu binh.
Thông cáo nêu rõ: "Trung tâm Dịch vụ Tài chính (FSC) của VA đã xác định được một trong số những ứng dụng trực tuyến của cơ quan này bị những tài khoản bất minh truy cập nhằm gây rối loạn việc chi trả đối với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế cộng đồng dành cho việc chữa trị của các cựu binh.
Cũng theo thông cáo, FSC bắt đầu đưa ra cảnh báo với những người bị ảnh hưởng bởi những hành vi nói trên, trong đó có thân nhân của những cựu binh đã qua đời, bao gồm nguy cơ tiềm ẩn đối với thông tin cá nhân của họ, và cung cấp dịch vụ giám sát tín dụng miễn phí dãnh cho những người có số An sinh xã hội có thể bị đánh cắp.
Theo thông tin từ truyền thông, từ đầu năm 2020 đến nay, nhiều vụ xâm phạm dữ liệu lớn đã xảy ra, bao gồm vụ tấn công mạng có thể ảnh hưởng tới hơn 5 triệu khách hàng của chuỗi khách sạn Marriott trong tháng 3/2020 và một vụ xâm nhập thông tin do hãng phát hành trò chơi điện tử Nintendo công bố hồi tháng 6/2020 ảnh hưởng tới khoảng 300.000 tài khoản người dùng./.
Tải xuống bản cập nhập Google Chrome giả có thể bị đánh cắp dữ liệu Các doanh nghiệp trên toàn thế giới đã bị nhắm mục tiêu từ một trò lừa đảo trực tuyến mới khi mạo danh những trang tải xuống cập nhật Google Chrome. Các nhà nghiên cứu tại Proofpoint đã xác định rằng trò lừa đảo này nhắm đến các tổ chức ở Canada, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Ý, Vương quốc Anh và Mỹ,...