Wi-Fi trong tương lai sẽ phủ sóng 1 km
Tiêu chuẩn Wi-Fi mới mang tên HaLow giúp thiết bị thông minh truyền tín hiệu ở khoảng cách xa nhưng tiết kiệm năng lượng hơn.
Liên minh Wi-Fi ( Wi-Fi Alliance) đã công bố Wi-Fi HaLow, tiêu chuẩn mới giúp thiết bị thông minh truyền tín hiệu Wi-Fi băng tần dưới 1 GHz với phạm vi tối đa 1 km, xa hơn các chuẩn Wi-Fi khác nhưng tiêu thụ năng lượng ít hơn.
Wi-Fi HaLow truyền tín hiệu ở tần số 900 MHz, thấp hơn so với băng tần 2,4 GHz hay 5 GHz mà các mạng Wi-Fi gia đình đang sử dụng. Trong khi tần số cao phục vụ truyền nhiều dữ liệu cùng lúc, tần số thấp giúp phạm vi phủ sóng rộng hơn, phù hợp cho các cảm biến thông minh cần truyền dữ liệu bằng Wi-Fi ở khoảng cách xa.
Wi-Fi HaLow (802.11ah) có thể truyền tín hiệu ở phạm vi xa với băng tần thấp hơn.
Ngoài ra, các cảm biến dùng pin sẽ có thời gian sử dụng lâu do Wi-Fi HaLow tiêu tốn năng lượng ít hơn. “Kết nối năng lượng thấp cần cho các cảm biến, thiết bị đeo cá nhân hay đồng hồ đo đạc cần thời lượng pin kéo dài nhiều năm”, Wi-Fi Alliance mô tả trong thông cáo báo chí.
Cải tiến của Wi-Fi HaLow phù hợp cho các thiết bị Internet of Things (IoT) trong lĩnh vực gia đình, công nghiệp và nông nghiệp. Theo CNET, đang có 13,8 tỷ thiết bị IoT hoạt động trên thế giới, dự báo con số sẽ tăng gần gấp đôi lên 30 tỷ vào năm 2025.
Video đang HOT
“Wi-Fi Certified HaLow mở rộng vai trò dẫn đầu của Wi-Fi trong lĩnh vực IoT, phục vụ các mục đích sử dụng cần phạm vi xa và tiêu thụ ít năng lượng”, Edgar Figueroa, Chủ tịch Wi-Fi Alliance cho biết chuẩn Wi-Fi mới sẽ dành cho việc ứng dụng thiết bị IoT trong nhiều lĩnh vực.
Bên cạnh một số cải tiến, Wi-Fi HaLow vẫn tích hợp các tính năng Wi-Fi khác như bảo mật WPA3, cài đặt đơn giản và có thể đồng bộ vào mạng IP hiện có.
Chuẩn Wi-Fi HaLow phù hợp cho những thiết bị IoT cần truyền tín hiệu ở khoảng cách xa.
Ngoài Wi-Fi HaLow, giao thức Amazon Sidewalk ra mắt hồi đầu năm cũng cho phép truyền dữ liệu với phạm vi xa, tiêu thụ ít năng lượng dựa trên Bluetooth LE và LoRa. Tuy nhiên, các thiết bị cần tích hợp mạch giao tiếp LoRa để kết nối tầm xa. Trong khi đó, Wi-Fi HaLow chỉ yêu cầu chip Wi-Fi hỗ trợ chuẩn này.
Phil Soli, Giám đốc Nghiên cứu IDC cho biết Wi-Fi HaLow đã được trang bị cho camera an ninh và tablet trong lĩnh vực công nghiệp, dự kiến triển khai phổ biến cho mục đích thương mại vào năm 2022, bao gồm những thiết bị nhà thông minh, dự án thành phố thông minh và thị trường bán lẻ.
Google đang khiến Wi-Fi trở nên thú vị hơn
Ứng dụng WifiNanScan cho phép đo khoảng cách chính xác giữa hai điện thoại lên đến 15 mét, và là cơ sở để phát triển nhiều tính năng thú vị trên nền tảng Wi-Fi Aware.
Trang BGR hôm 22/3 đưa tin Google vừa phát hành một ứng dụng hoạt động dựa trên Wi-Fi Tuy công nghệ mới này chưa thực sự cung cấp bất kỳ tính năng hữu ích nào, động thái này cho thấy Google đang tích cực để đưa tất cả công nghệ không dây vào điện thoại thông minh.
Tính năng mới có tên WifiNanScan hoạt động tương tự Bluetooth, nhưng với khoảng cách xa hơn. Ứng dụng có thể sử dụng Wi-Fi để đo khoảng cách giữa hai điện thoại trong phạm vi 15 m và sai số trong vòng 1 m.
WifiNanScan cho phép đo khoảng cách giữa hai điện thoại lên đến 15 mét.
"Các nhà phát triển có thể sử dụng công cụ này để xác thực các phép đo khoảng cách, cho phép phát triển các mạng ngang hàng, truyền dữ liệu, ứng dụng tìm điện thoại và các ứng dụng nhận biết ngữ cảnh dựa trên Wi-Fi Aware", Google chia sẻ thêm.
Wi-Fi Aware hay Neighbor Awareness Networking (NAN), là giao thức cho phép điện thoại chạy Android 8.0 trở lên tìm thấy và tương tác với các thiết bị kỹ thuật số khác. Các thiết bị được kết nối trực tiếp với nhau mà không cần Wi-Fi hoặc GPS.
Thiết bị được kết nối qua Wi-Fi Aware có thể chia sẻ một lượng lớn dữ liệu hoặc gửi các tin nhắn văn bản ngắn. Theo Google, công nghệ này hỗ trợ "tốc độ thông lượng cao hơn ở khoảng cách xa hơn so với kết nối Bluetooth".
Wi-Fi Aware khả thi từ những việc đơn giản như kết nối với những người ở gần để chơi trò chơi, tìm bạn bè tại một buổi hòa nhạc cho đến những mục đích nâng cao như kết nối an toàn với máy in mà không cần đăng nhập vào Internet hoặc đặt chỗ tại một nhà hàng.
Các phương tiện tự hành có thể sử dụng Wi-Fi Aware để nhận biết các phương tiện và thiết bị xung quanh.
Nhờ vào WifiNanScan, Google hi vọng ứng dụng sẽ có thể tự động đánh dấu thời gian đăng ký trường học, điểm danh hoặc check-in sân bay bằng một mã ID kỹ thuật số, được gửi đến các cơ quan chức năng qua mạng không dây.
Ngoài ra, Wi-Fi Aware thậm chí có thể được sử dụng để phát triển công nghệ xe hơi tự lái, cho phép phương tiện nhận ra các thiết bị khác xung quanh và tự động trao đổi thông tin như tọa độ GPS, độ cao, hướng đi và ID chủ sở hữu.
Trong tương lai, Google sẽ kết hợp thêm các thử nghiệm Wi-Fi khác để tạo ra những tính năng mới cho điện thoại và thiết bị thông minh, trên nền tảng Wi-Fi Aware.
Thiết bị thông minh, AI làm gia tăng nguy cơ dữ liệu bị xâm phạm Sự bùng nổ của công nghệ với các thiết bị thông minh, trí tuệ nhân tạo (AI) làm gia tăng nguy cơ dữ liệu bị xâm phạm và khiến thách thức về an ninh mạng ngày càng cao hơn. Tấn công mạng ngày càng tinh vi Phát biểu tại phiên báo cáo chính của sự kiện Vietnam Security Summit 2021, Đại tá Nguyễn...