WHO: Virus corona chủng mới có nguồn gốc từ tự nhiên
WHO tái khẳng định virus corona chủng mới có nguồn gốc tự nhiên sau khi Tổng thống Trump tuyên bố có bằng chứng virus này đến từ một phòng thí nghiệm Trung Quốc.
Tại cuộc họp báo hôm 1/5, chuyên gia Michael Ryan, Giám đốc điều hành Chương trình y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tái khẳng định quan điểm về nguồn gốc virus corona chủng mới của WHO, nhấn mạnh “virus corona chủng mới có nguồn gốc từ tự nhiên”.
“Điều quan trọng là chúng tôi muốn xác định vật chủ tự nhiên của virus này là gì cũng như cơ chế lây từ động vật sang người. Những hiểu biết này có thể cho phép chúng ta áp dụng các biện pháp phòng ngừa y tế công cộng cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh”, chuyên gia Michael Ryan cho hay.
Giám đốc điều hành Chương trình y tế khẩn cấp của WHO Michael Ryan. (Ảnh: Reuters)
Trước đó, WHO tuyên bố muốn tham gia cuộc điều tra của chính phủ Trung Quốc về nguồn gốc của virus corona chủng mới gây dịch COVID-19.
Các nhà khoa học tin rằng virus corona chủng mới đã lây nhiễm từ động vật sang người, xuất hiện ở Trung Quốc vào cuối năm ngoái, có thể là từ một khu chợ buôn bán động vật ở Vũ Hán.
Hôm 30/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đã thấy bằng chứng về việc Viện Virus học Vũ Hán thực sự là nguồn gốc của dịch COVID-19, song ông từ chối cung cấp thông tin chi tiết.
Cũng tại buổi họp báo hôm 1/5, người đứng đầu WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, tiếp tục bác các chỉ trích chống lại WHO, nhất là từ Tổng thống Donald Trump – người đã đình chỉ tài trợ của Mỹ cho tổ chức này, sau khi cáo buộc WHO hạ thấp mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh và “thiên vị” Trung Quốc.
Video: Ngoại trưởng Mỹ – Trung Quốc báo dịch trễ, giấu thông tin với WHO
Tổng giám đốc WHO cho rằng tổ chức này đã đưa ra mức độ cảnh báo cao nhất khi tuyên bố dịch COVID-19 là trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu vào ngày 30/1. Tại thời điểm đó, chưa có trường hợp thiệt mạng và chỉ có 82 người nhiễm bệnh bên ngoài Trung Quốc.
“Chúng tôi đã không lãng phí thời gian. Thế giới đã có đủ thời gian để can thiệp. Đại dịch COVID-19 hiện vẫn là trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu”, ông Tedros cho hay.
Bình luận của ông Tedros được đưa ra sau khi Ủy ban khẩn cấp của WHO – gồm 19 chuyên gia độc lập, gặp nhau lần đầu tiên sau ba tháng. Trong khi duy trì mức cảnh báo toàn cầu, các chuyên gia đã đưa ra một loạt các khuyến nghị chung về cách WHO và các quốc gia nên điều chỉnh phản ứng của họ đối với đại dịch.
WHO: Phong tỏa thôi chưa đủ
Trong khi ngày càng nhiều nước phong tỏa, hạn chế đi lại để chống đại dịch COVID-19, ông Michael Ryan, giám đốc điều hành Chương trình y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cảnh báo việc chỉ áp dụng biện pháp phong tỏa là không đủ.
Chuyên gia Michael Ryan và Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus - Ảnh: REUTERS
Theo ông Ryan, nếu không có các biện pháp y tế cộng đồng mạnh mẽ để dập dịch, dịch có nguy cơ bùng phát trở lại khi gỡ bỏ phong tỏa.
"Điều chúng ta cần tập trung là tìm người bị bệnh, người mang virus và cách ly họ, tìm và cách ly những người tiếp xúc với họ. Nếu bây giờ chúng ta không áp dụng các biện pháp y tế cộng đồng mạnh mẽ, khi những biện pháp hạn chế đi lại và phong tỏa được gỡ bỏ, bệnh có nguy cơ bùng phát trở lại " - chuyên gia của WHO nói trên Đài BBC ngày 22-3.
Mỹ và nhiều nước châu Âu, Á đang áp dụng biện pháp phong tỏa tương tự như Trung Quốc từng làm để ngăn chặn sự lây lan của virus corona chủng mới (SARS-CoV-2). Người dân được yêu cầu làm việc ở nhà trong khi trường học, nhà hàng, quán rượu... phải đóng cửa.
Tuy nhiên, ông Ryan cho biết các nước Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc áp dụng việc phong tỏa cùng với các biện pháp mạnh như xét nghiệm mọi ca nghi nhiễm. Đây là hình mẫu cho các nước châu Âu, hiện đang là điểm nóng của dịch COVID-19.
"Một khi trấn áp được việc lây lan, chúng ta phải truy theo virus và chống lại nó" - ông nói.
Chuyên gia WHO cũng cho biết nhiều loại văcxin chống COVID-19 đang được phát triển nhưng chỉ mới có một loại bắt đầu thử nghiệm ở Mỹ. Nhưng để đảm bảo an toàn, có thể mất đến một năm nữa để đưa vào sử dụng.
TRẦN PHƯƠNG
WHO: Các nước ngoài TQ không chia sẻ dữ liệu cốt lõi về dịch Covid-19 WHO hôm 18/2 cho biết các quy định về bảo mật dữ liệu đã cản trở việc cung cấp thông tin quan trọng về sự lây lan của virus corona (Covid-19) bên ngoài Trung Quốc đại lục. "Chúng tôi liên tục yêu cầu (các cơ quan y tế của các nước) chia sẻ với chúng tôi dữ liệu cốt lõi mà chúng tôi...