WHO: Việc tiêm vắc xin COVID-19 cho các nước nghèo có thể bắt đầu trong tháng 2
Cố vấn cấp cao của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết cơ quan y tế của Liên Hiệp Quốc kỳ vọng có thể bắt đầu tiêm vắc xin COVID-19 tại các nước nghèo từ tháng 2-2021.
Ông Bruce Aylward, cố vấn cao cấp của WHO, trong cuộc họp báo ngày 24-2-2020 tại Bắc Kinh, Trung Quốc thảo luận về cuộc điều tra nguyên nhân bùng phát đại dịch COVID-19 – Ảnh: REUTERS
Theo Hãng tin Reuters, phát biểu trong cuộc họp báo ngày 11-1, ông Bruce Aylward, cố vấn cao cấp của WHO, cho biết: “Chúng tôi hi vọng và rất tin tưởng rằng sẽ có thể bắt đầu tiêm vắc xin trong tháng 2 tại những nước này (tức các nước có thu nhập thấp và cận trung bình – PV)”.
“Tuy nhiên chúng tôi không thể đơn phương làm việc đó. Chúng tôi cần sự hợp tác của các nhà sản xuất vắc xin để ưu tiên phân phối cho sáng kiến COVAX”, ông Bruce Aylward nói.
Cho tới nay, sáng kiến COVAX với sự hỗ trợ của WHO, liên minh vắc xin GAVI và Liên minh các sáng kiến dự phòng ứng phó đại dịch (CEPI) đã huy động được 6 tỉ USD và đặt mua được 2 tỉ liều vắc xin COVID-19, cộng thêm với các lựa chọn được mua thêm 1 tỉ liều khác.
Video đang HOT
Tuy nhiên trong bối cảnh nhiều quốc gia như Trung Quốc, Mỹ, Israel và một số nước khác đang chiếm ưu thế trong việc được tiếp nhận sớm các lô vắc xin COVID-19, WHO lo ngại 92 quốc gia có thu nhập thấp và cận trung bình có thể bị hạn chế tiếp cận vắc xin.
Do đó, cũng trong ngày 11-1, WHO một lần nữa thúc giục các nhà sản xuất vắc xin tăng nguồn cung vắc xin COVID-19 cho chương trình COVAX triển khai tại các nước nghèo.
Tới nay trên toàn thế giới đã có hơn 40 nước bắt đầu tiêm vắc xin COVID-19 cho người dân. Số vắc xin được phê chuẩn ngày càng nhiều hơn, trong đó có vắc xin của Pfizer/BioNTech, Moderna, AstraZeneca và các vắc xin được phát triển tại Nga và Trung Quốc.
Ông Bruce Aylward lưu ý cho tới nay hầu như tất cả những nơi đã tiêm vắc xin COVID-19 đều là những nước có thu nhập cao hoặc trung bình, do đó cần phải tạo điều kiện để vắc xin này đến được với người dân ở những nước có thu nhập thấp hoặc cận trung bình.
Ông cũng lạc quan cho rằng chương trình tiêm vắc xin trong khuôn khổ sáng kiến COVAX tại các nước nghèo thậm chí còn có thể khởi động ngay trong tháng này.
“Tuy nhiên cũng cần phải nhắc lại, điều đó đòi hỏi sự hợp tác của các bên tham gia – ông Bruce Aylward nói – Ngay lúc này chúng ta đang thấy một tình huống bất bình đẳng”.
Thống kê của Reuters cho biết Trung Quốc tới nay là nước triển khai tiêm vắc xin được nhiều nhất với khoảng 9 triệu người. Kế đó là Mỹ với 6,7 triệu người và thứ ba là Israel với 1,8 triệu người.
Trung Quốc cho chuyên gia WHO tới điều tra nguồn gốc Covid-19
10 nhà khoa học thuộc nhóm chuyên gia WHO sẽ được nhập cảnh Trung Quốc từ ngày 14/1 để điều tra về nguồn gốc Covid-19.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc hôm nay cho biết nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sẽ tiến hành "hợp tác nghiên cứu về nguồn gốc Covid-19" với các nhà khoa học nước này.
Nhóm chuyên gia WHO dự kiến phải cách ly trong hai tuần sau khi tới Trung Quốc và có khả năng sẽ đến thăm Vũ Hán, nơi xuất hiện những ca nhiễm đầu tiên hồi cuối năm 2019.
Các nhân viên y tế trước ga Hán Khẩu, thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, hồi tháng 4/2020. Ảnh: AP .
WHO hôm 5/1 cho biết nhóm chuyên gia phụ trách điều tra nguồn gốc nCoV của họ không được Trung Quốc cấp visa, dù một số thành viên đã lên đường. Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus khi ấy đã bày tỏ thất vọng trước thông tin trên và cho biết đã kêu gọi Trung Quốc để nhóm chuyên gia này nhập cảnh thực hiện nhiệm vụ.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc sau đó lý giải đoàn chuyên gia chưa được phép nhập cảnh không chỉ do vấn đề visa, song hai bên vẫn tiếp tục đàm phán về "phương án và thời gian cụ thể" cho chuyến thăm trong tương lai.
"Vấn đề truy vết nguồn gốc vô cùng phức tạp. Để đảm bảo công việc của nhóm chuyên gia quốc tế tại Trung Quốc diễn ra thuận lợi, chúng tôi phải tiến hành các thủ tục cần thiết và thu xếp phù hợp", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh hôm 6/1.
WHO đã nỗ lực gửi các chuyên gia quốc tế từ một số nước đến Trung Quốc từ nhiều tháng qua để điều tra nguồn gốc đại dịch. Họ bắt đầu bàn bạc với giới chức Trung Quốc từ hồi tháng 7. Các nhà khoa học từ lâu khẳng định cần phải tìm ra cách thức nCoV lây truyền từ động vật sang người như thế nào.
Một năm sau khi Covid-19 bùng phát, đại dịch đã xuất hiện tại 218 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 90,6 triệu người nhiễm và hơn 1,9 triệu người chết, trong khi câu hỏi về nguồn gốc của nCoV vẫn chưa được giải đáp thỏa đáng. Nhiều quốc gia, tích cực nhất là Mỹ và Australia, liên tục kêu gọi "điều tra minh bạch" về nguồn gốc virus.
Bị tố chặn chuyên gia WHO điều tra nguồn gốc COVID-19, Trung Quốc nói gì? Bắc Kinh tuyên bố sẵn sàng để các chuyên gia của WHO tới điều tra dịch COVID-19 sau khi Tổng Giám đốc WHO nói Trung Quốc vẫn chưa để nhóm chuyên gia nhập cảnh. Hôm 9/1, Trung Quốc xác nhận công tác đon tiêp một phái đoan của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Vũ Hán để điều tra nguồn gốc...