WHO: Trung Quốc không nỗ lực điều tra nguồn gốc nCoV
Tài liệu nội bộ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy các quan chức Trung Quốc “điều tra rất ít” về nguồn gốc Covid-19 khi đại dịch mới bùng phát.
Báo cáo WHO đưa ra hôm 10/8/2020, được tờ báo Guardian công bố ngày 23/2. Thời điểm đó, khi phái đoàn của cơ quan y tế Liên Hợp Quốc đến Trung Quốc, các nhà khoa học được cung cấp rất ít thông tin và không có bất cứ tài liệu văn bản nào. Báo cáo chỉ rõ nhóm chuyên gia WHO đã gặp những trở ngại nào trong nỗ lực ban đầu tìm hiểu về virus.
Hồ sơ dài hai trang tóm tắt chuyến đi của WHO và trưởng phái đoàn Peter Ben Embarek đến Trung Quốc, từ ngày 10/7 đến ngày 3/8/2020. Theo đó, sứ mệnh bắt đầu với quy trình cách ly y tế kéo dài hai tuần. Tiếp đến là 10 ngày gặp mặt trực tiếp với các cơ quan chuyên trách, bao gồm Ủy ban Y tế Quốc gia, Bộ Nông nghiệp và Các vấn đề về Nông thôn, Viện Virus Vũ Hán và cơ quan quản lý nhà nước về điều tiết thị trường.
“Sau các cuộc thảo luận sâu rộng và lời giải thích từ phía Trung Quốc, có vẻ như việc điều tra dịch tễ xung quanh Vũ Hán đã được thực hiện rất ít kể từ tháng 1/2020. Phía Trung Quốc chỉ đưa dữ liệu bằng miệng, không thuyết trình bằng PowerPoint và hoàn toàn không chia sẻ bất cứ tài liệu nào”, báo cáo của WHO nêu rõ.
Trả lời về nhiệm vụ hồi tháng 7-8/2020, tiến sĩ Maria Van Kerkhove, chuyên gia bệnh truyền nhiễm, trưởng nhóm kỹ thuật của tổ chức, cho biết các nhà khoa học đã đến Trung Quốc để “tìm hiểu điều gì đang diễn ra”.
Video đang HOT
Một nhân viên bảo an đứng giám sát bên ngoài chợ hải sản Hoa Nam. Ảnh: AFP
Tiến sĩ Michael Ryan, giám đốc chương trình khẩn cấp của WHO, nói thêm: “Nhiệm vụ rất quan trọng, nhưng cũng có một số nghiên cứu sơ bộ cần được thực hiện. Những đồng nghiệp của chúng tôi ở Trung Quốc đã thảo luận về các nghiên cứu chuyên sâu với nhóm chuyên trách. Chúng tôi hy vọng rằng có thể bắt đầu càng sớm càng tốt”.
Những câu hỏi khác về thái độ hợp tác của Trung Quốc trong sứ mệnh nghiên cứu nguồn gốc nCoV đã xuất hiện sau chuyến đi tháng 1 của phái đoàn WHO. Dominic Dwyer, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Australia, thành viên nhóm điều tra, đã yêu cầu giới chức cung cấp dữ liệu bệnh nhân thô, song chỉ nhận được bản tóm tắt.
Dwyer nhận định đây là thông tin tiêu chuẩn để điều tra ổ dịch. Ông cho biết dữ liệu thô đặc biệt quan trọng trong nỗ lực tìm hiểu về Covid-19, vì chỉ một nửa trong số 174 ca nhiễm đầu tiên có ghé thăm chợ hải sản Hoa Nam, nơi khởi phát đại dịch.
“Đó là lý do vì sao chúng tôi đã kiên trì yêu cầu dữ liệu. Vì sao họ chưa cung cấp, tôi không thể bình luận”, Dwyer nói.
Trong một tuyên bố với Guardian, WHO cho biết họ đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc tìm hiểu nguồn gốc virus “ngay từ đầu”, thảo luận nhu cầu nghiên cứu và chia sẻ thông tin với Trung Quốc trong suốt năm 2020.
Jake Sullivan, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, cũng kêu gọi Trung Quốc công khai dữ liệu từ những ngày đầu dịch bệnh bùng phát để tất cả quốc gia có một quy trình chung, “minh bạch và mạnh mẽ” nhằm ngăn ngừa, ứng phó với các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe.
Trung Quốc muốn chia sẻ 10 triệu liều vaccine toàn cầu
Trung Quốc lên kế hoạch cung cấp 10 triệu liều vaccine Covid-19 theo sáng kiến chia sẻ vaccine Covax, khi ba công ty dược phẩm nước này xin gia nhập.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân công bố kế hoạch chia sẻ vaccine trên trong cuộc họp báo thường kỳ hôm nay, nhưng không cung cấp chi tiết.
Sáng kiến chia sẻ vaccine toàn cầu Covax, do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và liên minh vaccine GAVI dẫn đầu, dự kiến cung cấp vaccine Covid-19 cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình trong tháng này, với 2 trong số 3 tỷ liều dự kiến được phân phối năm nay.
Y tá tiêm vaccine Sinovac cho tình nguyện viên ở Brazil hồi tháng 8. Ảnh: Reuters .
Bộ Ngoại giao Trung Quốc tháng trước cho hay 3 công ty của nước này là Sinovac Biotech, Sinopharm và CanSino Biologics đã đệ đơn xin gia nhập sáng kiến.
WHO đang xem xét các đơn và có thể đưa ra quyết định với vaccine của Sinopharm và Sinovac sớm nhất vào tháng 3, theo một tài liệu nội bộ của Covax. Ba công ty Trung Quốc hiện chưa bình luận về vấn đề này.
Trung Quốc đang tổ chức tiêm chủng cho người dân bằng vaccine Sinovac và Sinopharm. Hai vaccine cũng đang được phân phối ở nhiều quốc gia, bao gồm Brazil, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Vaccine của CanSino đã được phê duyệt sử dụng trong quân đội Trung Quốc.
Chưa có công ty Trung Quốc nào công bố dữ liệu chi tiết về hiệu quả của các vaccine, nhưng do nguồn cung vaccine của các nhà sản xuất phương Tây hạn chế nên nhiều nước đang phát triển vẫn đăng ký dùng vaccine của Trung Quốc.
Sinovac và Sinopharm ban đầu cho biết vaccine của họ đạt hiệu quả hơn 78%, nhưng các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối của ứng viên vaccine Sinovac tại Brazil chỉ cho hiệu quả 50,38%.
Sinovac vẫn khẳng định vaccine của mình hiệu quả, bất chấp một số nước đã cân nhắc và tạm dừng việc phân phối vaccine này, trong khi các nhà khoa học kêu gọi công ty dược Trung Quốc cung cấp thêm dữ liệu.
Sinopharm, công ty thuộc sở hữu nhà nước có vaccine Covid-19 đầu tiên được phê duyệt ở Trung Quốc, cho biết sản phẩm của họ đạt hiệu quả 79,34% trong các thử nghiệm.
Biến thể nCoV gây thảm họa y tế ở Brazil Biến thể nCoV mới tên P.1 đang khiến giới khoa học lo lắng về tốc độ lây nhiễm, khả năng gây bệnh nặng và lẩn trốn vaccine. Biến thể P.1 được phát hiện lần đầu ở hai du khách Nhật Bản đến Amazon vào đầu tháng 1 và đã lan ra 7 quốc gia. Các nhà khoa học lo ngại tốc độ lây...