WHO: Trên 1.000 người chết vì dịch bệnh Ebola
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một cơ quan của Liên Hiệp Quốc, ngày 11.8 công bố số liệu cho thấy dịch bệnh Ebola đã cướp đi sinh mạng của 1.013 người và 1.848 người nhiễm vi rút Ebola. Mỹ và WHO sẽ gửi vắc xin thử nghiệm cho Liberia.
Các nhân viên y tế khiêng xác nạn nhân thiệt mạng vì Ebola tại Liberia
Số người chết bao gồm 52 người được ghi nhận từ ngày 7-9.8 ở ba quốc gia Tây Phi đang là điểm nóng của dịch bệnh là Guinea, Liberia, Sierra Leone, theo WHO.
Chính quyền Liberia ngày 11.8 cho biết, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm (FDA) đã chấp thuận lời đề nghị từ Liberia, sẽ gửi vắc xin thử nghiệm để chữa trị cho hai bác sĩ bị nhiễm Ebola ở Liberia.
Đại diện của chính quyền Mỹ sẽ đưa vắc xin thử nghiệm đến Liberia vào cuối tuần này. Tổng giám đốc WHO Margaret Chan cho biết WHO cũng sẽ gửi thêm các thuốc thử nghiệm đến Liberia trong tuần này.
Ebola được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1976, được đặt theo tên của một con sông bây giờ thuộc Cộng hòa Congo và hiện chưa có liệu pháp hay thuốc có thể điều trị Ebola.
Theo WHO, Ebola la bênh gây ra do vi rút vơi cac triêu chưng ban đâu như sôt đôt ngôt, cơ thê suy yêu trâm trong, đau cơ va đau cô hong, sau đó dẫn đến triêu chưng oi mưa, tiêu chay va xuât huyêt cả trong lẫn ngoai cơ thê.
Video đang HOT
WHO cho biết con ngươi có nguy cơ nhiêm vi rút Ebola khi tiếp xúc vơi đông vât nhiêm bênh bao gôm dơi, tinh tinh va linh dương.
Giưa ngươi vơi ngươi, vi rút Ebola lây qua đương tiêp xuc trưc tiêp vơi mau, chât dich cơ thê, nôi tang nhiêm bênh hoăc đương tiêp xuc gian tiêp vơi môi trương co vi rút, theo WHO.
WHO cho hay cac trân dich Ebola chu yêu bung phat ơ nhưng lang mac xa xôi tại Trung va Tây Phi, gân nhưng khu rưng nhiêt đơi.
Các quốc gia trên thế giới, trong đó có khu vực Đông Nam Á, đang tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh Ebola có nguy cơ lan rộng ra khỏi Tây Phi, bằng các quy định kiểm tra, cách ly ngay tại sân bay và cửa khẩu.
Theo Thanh Niên
Cuộc chiến sinh tử ở "rốn" đại dịch Ebola
Có 50.000 người dân sinh sống ở thị trấn New Kru (Liberia) nhưng chỉ 500 ngôi nhà có chữ thập màu xanh - dấu hiệu để xác định những hộ gia đình đã được các nhân viên y tế kiểm tra và nghe theo các khuyến cáo phòng dịch. Ngược lại, rất nhiều người dân vẫn tin vào bùa phép hoặc thờ ơ với dịch bệnh Ebola.
Tin vào lời nguyền
Nguyên nhân của sự chậm trễ vô cùng nguy hiểm phần lớn là do các nhân viên y tế bị chính những người dân cản trở. Sinh sống ở những khu ổ chuột ngoại ô Thủ đô Monrovia - nơi vết tích tàn phá của chiến tranh vẫn còn hằn sâu, nhận thức còn hạn chế, lại bị ảnh hưởng nặng nề của hủ tục, nên không ít người dân nơi đây cho rằng, các nhân viên y tế chính là mầm mống lây lan căn bệnh chết người này trong thị trấn New Kru.
Khi một vài trường hợp nhiễm Ebola đầu tiên xuất hiện ở Lofa - phía Bắc Liberia hồi tháng 3 vừa qua, cán bộ y tế nghĩ rằng họ đã kiểm soát được dịch bệnh này. Tuy nhiên, đến tháng 6, việc một người dân ở New Kru rồi liên tiếp sau đó nhiều người tử vong đã khiến mọi người bấn loạn trước loại virus chết người. Khi 3 trong số các nạn nhân qua đời ở một nhà thờ địa phương, trong lúc hoảng sợ, nhiều người tin rằng dịch bệnh là một lời nguyền có thể hóa giải thông qua cầu nguyện và bùa phép. Là một bác sĩ hàng đầu của Liberia, ông Bernice Dahn cùng các đồng nghiệp đã cố gắng can ngăn những người nghi nhiễm Ebola không được tập trung trong các nhà thờ, và giải thích rằng: chỉ có thể hy vọng vào giải pháp y tế mới "giết chết" được virus Ebola
Tuy nhiên, cách đây hai tuần, Bệnh viện Redemption - một trong những cơ sở y tế chính ở địa phương đã bị một đám đông ném đá sau khi một phụ nữ nghi nhiễm Ebola tử vong. Trường hợp này là nguồn cơn xuất hiện tin đồn trên khắp cả nước rằng chính các nhân viên y tế là nguồn lây bệnh. Hiện bệnh viện Redemption đã phải đóng cửa tạm thời do lo ngại cho sự an toàn của các nhân viên.
Kiên trì nhưng không khoan nhượng
Bác sỹ Tamba Bundor và các đồng nghiệp từ một nhóm tình nguyện viên nhiệt huyết thuộc tổ chức y tế từ thiện địa phương mang tên Dịch vụ Phát triển Cộng đồng, một đối tác của UNICEF - cũng từng bị tấn công khi cố tiếp cận ngôi nhà của một gia đình có người tử vong ở New Kru. Người thân của nạn nhân khăng khăng rằng họ chết vì lời nguyền, chứ không phải vì một bệnh dịch nào đó. Ở New Kru, dù sao nguyên nhân này ít bị xã hội kỳ thị hơn là bị nhiễm dịch bệnh như Ebola.
"Đứng trước đám đông, một số người cáo buộc chúng tôi là nguồn lây lan bệnh tật. Họ thậm chí chạm vào một phóng viên địa phương (đi cùng đoàn y tế), quát lớn "Nếu các anh nghĩ chúng tôi gây ra bệnh, giờ đến đây, chúng tôi sẽ làm cho các anh lây bệnh", Anthony Worpor - một thành viên trong nhóm tình nguyện của
Bundor kể khi đang mặc trên người chiếc áo có dòng chữ "Hãy rửa tay trước khi ăn để bảo vệ tính mạng".
Dù chiến dịch tuyên truyền trong cộng đồng đã đạt được một số thành công, nhưng ước tính vẫn còn khoảng 40% người dân New Kru phủ nhận nguy cơ của Ebola và sự cần thiết của các biện pháp y tế để phòng tránh dịch vô cùng nguy hiểm này. Như tại quán rượu Alan's Bar, rõ ràng áp phích cảnh báo về sự nguy hiểm của Ebola đã được dán ở ngay trước cửa, trong đó có khuyến cáo tránh tụ tập đông người, nhưng các nhóm người bên trong vẫn chẳng mảy may quan tâm. Hay trường hợp bà mẹ trẻ 3 con Tina Teeh, 26 tuổi. Cuộc sống sinh hoạt của 3 mẹ con chị Tina Teeh cũng giống như hầu hết 50.000 người dân ở thị trấn New Kru: không có nhà vệ sinh, bồn rửa hay phòng tắm. Kể từ ngày nhà được đánh dấu thập, 3 mẹ con chị đã có xô đựng nước chứa Clo dùng để rửa tay, nhưng lại không có gáo riêng để múc nước vì lý do "không có tiền mua".
Bác sỹ Bundor và các đồng nghiệp đang vất vả và kiên trì từng bước để đẩy lùi dịch bệnh Ebola ở New Kru, bởi đó là một cuộc chiến sinh tử nhưng không khoan nhượng.
Nhiều nước nỗ lực ngăn chặn dịch Ebola
Bờ Biển Ngà ngày 11-8 ra thông báo cấm tất cả các chuyến bay từ các nước đang có dịch Ebola trong nỗ lực nhằm ngăn ngừa virus chết người này.
Zambia đã quyết định đóng cửa biên giới và ngăn chặn người dân đi du lịch tới Guinea, Sierra Leone và Liberia, những nước mà căn bệnh này đang hoành hành.
Ấn Độ đã đặt các sân bay trong tình trạng báo động cao sau khi Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp. Tất cả những hành khách đến Ấn Độ từ những nước bùng phát Ebola sẽ phải khai báo địa điểm xuất phát, thời gian lưu trú ở những nước có dịch, triệu chứng sức khỏe cùng những thông tin quan trọng khác.
Trung Quốc cử 3 nhóm chuyên gia cùng các trang thiết bị y tế tới 3 nước bùng phát dịch Ebola gồm Guinea, Liberia và Sierra Leone nhằm góp phần ngăn chặn dịch bệnh cũng như giúp các công dân Trung Quốc tại các nước bản địa tăng cường biện pháp kiểm soát và chống dịch.
Hồng Kông (Trung Quốc) cũng nâng mức cảnh báo cao sau khi có một du khách đến từ Nigeria bị nghi nhiễm virus Eloba với triệu chứng nôn mửa và tiêu chảy, tuy nhiên, kết quả xét nghiệm đã cho kết quả âm tính.
Theo An Ninh Thủ Đô
12 câu hỏi lớn về đại dịch Ebola Dịch Ebola bùng phát và đang lan rộng ở Tây Phi đã cướp đi mạng sống của ít nhất 1.000 người dân vô tội. Một loạt các quốc gia trên thế giới đang lo ngại khả năng dịch bệnh này sẽ lây lan sang những châu lục khác. Dưới đây là hệ thống 12 câu hỏi về đại dịch Ebola được các chuyên...