WHO tiếp tục “phá giải” 4 thắc mắc lớn về Covid-19
Một số vấn đề gây thắc mắc trong cộng đồng và những hướng dẫn trong giao tiếp nhằm phòng chống Covid-19 tiếp tục được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cập nhật.
1. Đeo găng tay cao su ở nơi công cộng sẽ an toàn?
Các loại găng tay cao su thông thường hay y tế không hoàn toàn bảo vệ bạn trước virus corona. Virus có thể không dính vào tay bạn nhưng dính vào đôi găng và sẽ khiến bạn bị lây bệnh nếu để chạm vào mắt, mũi, miệng trong lúc mang găng.
Vì vậy, phương án rửa tay thường xuyên vẫn có hiệu quả hơn cả.
Đừng nghĩ đeo găng tay cao su là an toàn 100%. Nguy cơ lây bệnh là có nếu như bạn chạm đôi tay đang mang găng vào mắt, mũi, miệng. Ảnh: WHO
Trước đó, WHO và các tổ chức, chuyên gia có khuyên một số người làm ở môi trường nguy cơ như bán thực phẩm, nhất là bán thịt tươi sống, sử dụng một số dụng cụ bảo hộ gồm găng tay cao su/nilon.
Video đang HOT
Tuy nhiên, bạn phải nhớ không được chạm vào mắt, mũi, miệng trong suốt quá trình mang. Với đôi găng tay y tế hoặc găng nilon làm bếp nhiều người chọn mang trong quá trình làm việc, ví dụ những người bán hàng, nên rửa tay thường xuyên trên cả đôi găng đang mang.
2. Ra đường nên “ngó lơ” nhau?
Theo WHO, bạn vẫn có thể chào người khác ở khoảng cách an toàn bằng một cái vẫy tay, một cái gật đầu, một cái cúi mình… tùy vào văn hóa nơi bạn đang sống. Khoảng cách an toàn được WHO khuyến cáo là tối thiểu 1 m.
Chỉ cần tránh những tiếp xúc vật lý là đủ, ví dụ những cái ôm hôn trong văn hóa chào nhiều nước nên được bỏ qua.
3. Bắt tay cũng làm lây truyền virus corona?
Vấn đề từng gây tranh cãi bởi cái bắt tay thường ngắn ngủi, Tuy nhiên, WHO khẳng định hành động này sẽ làm lây truyền virus, vì vậy những cái bắt tay, đập tay nên được “cho qua” trong mùa Covid-19, thay vào đó là vẫy tay hay cúi chào.
4. Thiết bị đo nhiệt độ sẽ phát hiện được người bệnh?
Các thiết bị quét, đo nhiệt độ chỉ giúp phát hiện những người mắc Covid-19 đã bị sốt, không giúp phát hiện những người còn ủ bệnh, chưa có triệu chứng. Ảnh: WHO
Máy quét, đo nhiệt độ quả thật có hiệu quả trong việc phát hiện người bị sốt, bao gồm sốt vì virus corona mới. Tuy nhiên, nó không thể phát hiện ra những người nhiễm bệnh nhưng chưa bị sốt. Điều này là do bệnh thường mất từ 2-10 ngày (và tối đa có thể 14 ngày) trước khi người bị nhiễm có triệu chứng, bao gồm phát sốt.
Vì vậy, không nên ỷ lại vào các thiết bị kiểm tra thân nhiệt mà phải áp dụng đồng thời các biện pháp phòng Covid-19 khác.
A. Thư (WHO/nld.com.vn)
Bác sỹ Mỹ: Liên kết người với người đúng cách giúp giải tỏa lo lắng mùa dịch COVID-19
Việc giải tỏa lo lắng là một trong những yếu tố quan trọng mọi người cần làm trong bối cảnh virus corona mới tiếp tục lây lan mạnh.
Chuyên gia tâm thần học người Mỹ Christine Moutier nói với kênh CNN, bên cạnh việc rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang đúng cách, việc giải tỏa lo lắng là một trong những yếu tố quan trọng mọi người cần làm trong bối cảnh virus corona mới - hay còn gọi là COVID-19 đang lây lan mạnh trong cộng đồng.
Các nhân viên y tế Mỹ mặc trang phục bảo hộ để ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19 (ảnh: CNN)
"Khi chúng ta nhìn vào dữ liệu và các sự kiện có thật trong quá khứ, những gì chúng ta nhìn thấy là trong thời điểm khó khăn, ngay cả chiến tranh hay thảm họa tự nhiên, chúng ta luôn có xu thế xích lại gần nhau và điều đó có thể đem lại một hiệu quả mang tính bảo hộ", bà Moutier nói. "Tôi cho rằng, chúng ta phải suy nghĩ cẩn thận về việc chúng ta có đang liên hệ với những người yêu thương chúng ta hay không?... Chúng ta có đang sử dụng công nghệ nếu cần thiết không? Đây là thời điểm mà chúng ta có thể sử dụng nó vì mục đích tốt đẹp".
Trong khi đó, bác sỹ Maria Van Kerkhove, một chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm của Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra những con số khá lạc quan về tỷ lệ người khỏi bệnh trên toàn thế giới. Tính đến ngày hôm qua (12/3), có ít nhất 62.793 bệnh nhân từng nhiễm COVID-19 đã hồi phục và được ra viện.
Hiện có hơn 125.000 ca dương tính với COVID-19 trên toàn cầu. Trong đó, khoảng 80% trong số tất cả các bệnh nhân ở Trung Quốc có "triệu chứng nhẹ" - có nghĩa là họ sẽ cảm thấy không khỏe trong vòng 1 hoặc 2 tuần.
Khoảng 20% người bệnh sẽ cần phải chăm sóc y tế trong bệnh viện và có thể cần phải có nhiều biện pháp y tế đặc biệt hỗ trợ. Bên cạnh đó, sẽ có một số ít người thiệt mạng. Theo tạp chí y học JAMA, tỷ lệ tử vong vì COVID-19 tại Trung Quốc là 2,3%.
Bác sỹ Van Kerkhove cũng cho biết thêm, virus corona mới "khá ổn định". "Chúng tôi biết rằng có những nhóm khác nhau của loại virus này", bà đề cập tới một nghiên cứu trước đó nhận định các biến thể khác nhau của COVID019. "Đó là sự thay đổi bình thường đối với một loại virus theo thời gian, tuy nhiên loại virus này khá là ổn định".
Theo toquoc.vn
Sát khuẩn vùng họng - "chốt chặn" virus đơn giản mà hiệu quả Để phòng tránh bị nhiễm bệnh (hay lây truyền cho người khác) chúng ta phải cố gắng ngăn chặn virus đi vào vùng hầu họng của chính mình. TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, BV Chợ Rẫy, người từng trực tiếp điều trị cho hai cha con người Trung Quốc nhiễm Covid-19 chia sẻ về kinh nghiệm điều trị khỏi...