WHO: Thế giới có thể kiểm soát Covid-19 vào năm sau nếu “may mắn”
Giới chức Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng thế giới có thể kiểm soát được dịch Covid-19 vào năm sau “nếu thực sự may mắn”.
Giám đốc điều hành chương trình y tế khẩn cấp của WHO Mike Ryan (Ảnh: Reuters).
“Tôi cũng muốn nói rằng đại dịch sẽ kết thúc vào năm nay, nhưng tôi thực sự không nghĩ như vậy. Nếu chúng ta thực sự may mắn, chúng ta sẽ kiểm soát được đại dịch vào năm tới”, Tiến sĩ Mike Ryan, giám đốc điều hành chương trình y tế khẩn cấp của WHO, cho biết.
Theo ông Ryan, đại dịch có thể kết thúc sớm hơn nếu các quốc gia đảm bảo vắc xin được phân phối công bằng cho các nước nghèo hơn, thực hiện giãn cách xã hội và hỗ trợ tài chính đầy đủ cho các bệnh viện.
Quan chức WHO cho rằng, các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao có thể chứng kiến đại dịch kết thúc sớm hơn. Ông Ryan cũng chỉ trích các nhà lãnh đạo thế giới vì không chia sẻ kho dự trữ vắc xin của họ nhiều nhất có thể với các quốc gia nghèo hơn.
Theo bà Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật về Covid-19 của WHO, nhiều nơi trên thế giới vẫn đang gia tăng số ca nhiễm.
“Trong 7 ngày qua, ở cấp độ toàn cầu, đã tăng 11,5% số ca nhiễm và 1% số ca tử vong”, bà Van Kerkhove cho biết.
Trong tuần trước, nhiều khu vực trên thế giới đều ghi nhận số ca nhiễm gia tăng. Châu Âu tăng gần 21%, Đông Nam Á tăng 16,5%, khu vực Tây Thái Bình Dương tăng khoảng 30% và khu vực Đông Địa Trung Hải ghi nhận mức tăng 15%.
Số ca tử vong do Covid cũng đã tăng lên một số khu vực trong 7 ngày qua. Tây Thái Bình Dương có số người chết tăng 10%, Đông Nam Á tăng 12%, Đông Địa Trung Hải tăng 4% và khu vực châu Phi cũng ghi nhận mức tăng đột biến gần đây.
Video đang HOT
Các biến chủng mới được dự đoán sẽ tiếp tục khiến số ca nhiễm tăng đột biến.
“Biến chủng Delta sẽ không phải là biến chủng cuối cùng mà bạn nghe thấy chúng tôi nhắc đến”, bà Van Kerkhove cho biết.
Thời gian người dân trên khắp thế giới không được tiêm chủng và tiếp xúc với nhau càng kéo dài, nguy cơ xuất hiện biến chủng nguy hiểm hơn càng cao. Các quan chức của WHO cho rằng việc đi lại giữa các quốc gia chỉ nên thực hiện trong trường hợp thực sự cần thiết.
Trước đó, trong cuộc họp báo ngày 15/7, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: “Trong bất kỳ đợt bùng phát dịch nào, chúng ta phải tìm hiểu nguồn gốc của nó. Chúng ta cần phải biết những gì đã xảy ra để ngăn chặn đợt dịch tiếp theo”.
Ông Tedros cũng cảnh báo thế giới đang bước vào làn sóng Covid-19 thứ 3 khi biến thể virus bùng phát ở nhiều quốc gia.
Tổng giám đốc WHO nói chưa thể loại trừ giả thuyết Covid-19 có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm. Ông dẫn lại kinh nghiệm của mình khi còn là một kỹ thuật viên phòng thí nghiệm và nhà miễn dịch học, nói rằng “tai nạn trong phòng thí nghiệm có thể xảy ra”. Do vậy, ông Tedros cho rằng phải “kiểm tra những gì đã xảy ra, đặc biệt trong phòng thí nghiệm”. Theo nhà lãnh đạo WHO, đây là điều quan trọng để tìm hiểu nguồn gốc đại dịch Covid-19.
“Tôi nghĩ rằng chúng ta đang nợ hàng triệu người mắc Covid-19 và hàng triệu người đã tử vong lời giải thích về những gì thực sự đã xảy ra”, ông Tedros cho biết.
Đầu năm nay, một nhóm điều tra quốc tế do WHO dẫn đầu đã đến thành phố Vũ Hán, Trung Quốc để điều tra nguồn gốc Covid-19. Báo cáo điều tra sau đó kết luận rằng, giả thuyết virus thoát ra từ phòng thí nghiệm “rất khó xảy ra”. Tuy nhiên, nhiều nước, trong đó có Mỹ, và các nhà khoa học cho rằng kết luận của WHO chưa thỏa đáng.
5 bước F0, F1 tự theo dõi tại nhà
Người mắc Covid-19 hoặc nghi nhiễm đang cách ly tại nhà cần theo dõi các triệu chứng diễn biến bệnh, ăn uống đủ chất, uống nhiều nước, đo nồng độ oxy trong máu theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hầu hết trường hợp Covid-19 nhẹ đều có thể tự theo dõi chăm sóc tại nhà, dưới sự hỗ trợ của nhân viên y tế. Nếu bạn tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19, có các triệu chứng nghi ngờ hoặc nhiễm, thì dưới đây là 5 bước giúp bạn tự theo dõi tại nhà và nhận biết khi nào cần đến bệnh viện.
Theo dõi với các triệu chứng Covid-19
Khi F1 tự theo dõi Covid-19 tại nhà, cần chú ý các triệu chứng của bệnh. Trong đó, triệu chứng thường gặp là sốt, ho, đau họng, đỏ mắt, đau đầu, mất khướu giác, vị giác. Nếu một người mắc phải các triệu chứng này, cần liên hệ ngay nhân viên y tế để được tư vấn và làm xét nghiệm.
Đối với bệnh nhân Covid-19 (F0), các triệu chứng nặng của bệnh là khó thở, không thể ra khỏi giường hay tự chăm sóc bản thân, tức ngực hay bị hoa mắt, chóng mặt, lờ đờ. Nếu bạn hay bất cứ người nào bạn quen biết mắc các triệu chứng Covid-19 kể trên, lập tức liên hệ nhân viên y tế để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
Tự chăm sóc bản thân
Người bệnh cần nghỉ ngơi trong căn phòng riêng thoáng khí (nếu có thể), hay ít nhất giữ được khoảng cách 1 mét với người khác. Bệnh nhân cần có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đủ chất. Uống nhiều nước để tránh mất nước. Đeo khẩu trang nếu phải tiếp xúc với người khác trong phòng
Uống paracetamol khi bị sốt, đau cơ hay đau đầu, nên liên hệ nhân viên chăm sóc y tế để được tư vấn về liều dùng và cách sử dụng thuốc đúng. Sốt tiếp tục kéo dài sau khi uống thuốc, hãy dùng khăn lạnh ẩm chườm lên trán để hạ sốt.
Bảo vệ những người sống cùng
Giữ khoảng cách với mọi người. Tự cách ly trong một căn phòng riêng và thoáng khí nếu có thể, hoặc giữ khoảng cách hơn một mét.
Tất cả thành viên trong gia đình cần đeo khẩu trang. Sử dụng dụng cụ riêng trong ăn uống. Rửa tay thường xuyên bằng xà bông với nước hoặc dùng nước sát khuẩn tay.
Cần bỏ rác thải trong thùng rác riêng biệt, niêm phong và xử lý riêng. Yêu cầu người chăm sóc đeo khẩu trang đúng cách và rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước hoặc nước rửa tay diệt khuẩn. Mở cửa sổ trong phòng để cải thiện thông gió
Đo nồng độ oxy trong máu
Nếu được yêu cầu theo dõi nồng độ oxy trong máu, cần đảm bảo bạn biết sử dụng thiết bị đúng cách. Trường hợp không rõ, cần hỏi nhà cung cấp hoặc nhân viên y tế.
Cần đo nồng độ oxy trong máu 3 lần mỗi ngày hoặc theo sự tư vấn của nhân viên y tế.
Màn hình một thiết bị cầm tay hiển thị nồng độ oxy trong máu 98%. Ảnh: Torob
Xử trí trước các chỉ số nồng độ oxy trong máu
Dù nồng độ oxy ở mức nào, song khi cảm thấy khó thở, không thể tự ra khỏi giường hay tự chăm sóc bản thân, có cảm giác đau ngực hay lờ đờ, hoa mắt chóng mặt, cần liên hệ nhân viên chăm sóc y tế để được hỗ trợ ngay.
Khi nồng độ oxy trong máu (SpO2) cao từ 94% trở lên : Người bệnh cần tiếp tục kiểm tra lại nồng độ oxy trong máu để xem có giống như kết quả lần trước hay không.
Khi nồng độ oxy trong máu cao hơn 90% nhưng thấp hơn 94% : Liên hệ nhân viên viên y tế để được hỗ trợ hoặc nhập viện. Có thể bạn sẽ được kê toa uống steroid, song phải tuân thủ sự hướng dẫn của nhân viên y tế, không được tự ý uống. Sử dụng bình oxy khi cần thiết, theo hướng dẫn. Xoay trở mình trên giường có thể nằm nghiêng, sấp, hoặc ngồi thẳng đứng để thay đổi tư thế 2 giờ một lần.
Khi nồng độ oxy trong máu thấp hơn 90% , đây là biểu hiện của bệnh Covid-19 trở nặng: Liên hệ nhân viên y tế để được hỗ trợ hoặc nhanh chóng vào bệnh viện cấp cứu. Bệnh nhân sẽ được thở oxy và uống thuốc steroid theo chỉ định của nhân viên chăm sóc y tế. Xoay trở mình trên giường có thể nằm nghiêng, sấp, hoặc ngồi thẳng đứng để thay đổi tư thế 2 giờ một lần.
WHO quan ngại làn sóng lây nhiễm gia tăng tại Nam Phi Giới chuyên gia y tế Nam Phi cũng cho rằng tình trạng bạo lực và cướp bóc đang xảy ra ở nước này có thể làm trầm trọng hơn nữa dịch COVID-19. Các đối tượng cướp phá tại một trung tâm thương mại ở Vosloorus, Nam Phi ngày 14/7/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực châu...