WHO thất vọng về tốc độ tiêm chủng ở châu Âu
Ngày 28/5, Giám đốc phụ trách khu vực châu Âu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ông Hans Kluge dự báo đại dịch COVID-19 sẽ chỉ kết thúc cho đến khi ít nhất 70% người dân trên thế giới được tiêm chủng, đồng thời bày tỏ thất vọng về việc chương trình tiêm chủng ở châu Âu đang được triển khai “quá chậm”.
Vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Trả lời phỏng vấn của hãng tin AFP, ông Hans Kluge bày tỏ lo lắng về khả năng lây lan nhanh của các biến thể mới của virus SARS-CoV-2, đồng thời lưu ý rằng biến thể lần đầu phát hiện ở Ấn Độ B.1617 dễ lây lan hơn biến thể B.117 ở Anh, vốn đã dễ lây nhiễm hơn các biến thể trước đó.
Ông nhấn mạnh: “Chúng ta đã đánh mất thời gian quý giá. Thời gian đang chống lại chúng ta, việc triển khai tiêm chủng vẫn diễn ra quá chậm… Cần tăng tốc, cần tăng số lượng vaccine”.
Tại 53 quốc gia và vùng lãnh thổ mà WHO châu Âu phụ trách (bao gồm một số nước tại Trung Á), đến nay 26% người dân đã được tiêm liều vaccine đầu tiên. Tại Liên minh châu Âu (EU), con số này là 36,6%, trong đó 16,9% đã được tiêm đủ hai liều.
Video đang HOT
Theo số liệu thống kê của AFP, số ca nhiễm mới trên toàn thế giới đang có xu hướng giảm dần trong những tuần gần đây. Tuy nhiên, ông Kluge bày tỏ lo ngại lớn là mọi người lơ là cảnh giác, nhất là trong những tháng Hè. Bên cạnh đó, các cuộc tụ tập đông người trùng đúng vào dịp diễn ra vòng chung kết giải vô địch bóng đá châu Âu (EURO 2021).
Ông kêu gọi hãy “phạt thẻ đỏ” với COVID-19, không thể để dịch kéo dài thêm “hiệp phụ”, đồng thời nhắc lại khuyến cáo mọi người cần đảm bảo giãn cách xã hội và đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà.
* Trong diễn biến khác, Hà Lan thông báo từ ngày 5/6 tới, các nhà hàng, viện bảo tàng và rạp chiếu phim sẽ được mở cửa trở lại, đánh dấu chấm hết cho thời kỳ phong tỏa chống dịch. Quyết định trên được đưa ra sớm hơn 4 ngày so với kế hoạch, do số ca nhiễm đã giảm đáng kể trong khi chương trình tiêm chủng được đẩy nhanh.
Cùng ngày, Ireland cũng thông báo kế hoạch mở lại các câu lạc bộ, nhà hàng, quán rượu và hoạt động vận tải quốc tế. Phát biểu trên truyền hình, Thủ tướng Micheal Martin đánh giá “đây là tiến bộ đáng kể” của chương trình tiêm chủng quốc gia.
Theo quy định mới, từ ngày 7/6, các nhà hàng, quán rượu và câu lạc bộ sẽ được phục vụ khách ngoài trời và từ ngày 5/7 sẽ được đón khách trong phòng. Các phòng tập thể thao, rạp chiếu phim và nhà hát cũng được mở cửa từ ngày 7/6. Các biện pháp hạn chế di chuyển quốc tế cũng sẽ được dỡ bỏ từ ngày 19/7, khi Ireland triển khai chứng nhận kỹ thuật số về tiêm phòng của EU.
Đến nay, Ireland đã ghi nhận hơn 5.000 ca tử vong do COVID-19 và là nước có tỷ lệ nhiễm trên đầu người cao nhất thế giới theo số liệu của Đại học Oxford.
Thái Lan lùi thời gian khai giảng năm học
Bộ trưởng Giáo dục Thái Lan Treenuch Thienthong mới đây cho biết, Bộ quyết định lùi thời gian tựu trường từ ngày 1/6 sang ngày 14/6.
Trường học Thái Lan đóng cửa phòng Covid-19.
Trong thời gian này, chính phủ sẽ tăng tốc tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho giáo viên, cán bộ nhân viên trường học các cấp.
Đây là lần thứ hai, Thái Lan thông báo lùi thời gian khai giảng năm học vì Covid-19. Trước đó, Bộ Giáo dục quốc gia này quyết định dời ngày khai giảng từ 17/5 sang 1/6. Từ ngày 17 - 31/5, các trường phải chuẩn bị cơ sở vật chất, điều kiện nhân lực bảo đảm an toàn khi học sinh trở lại học tập.
Nếu khai giảng vào ngày 1/6, các trường phải tổ chức đánh giá khả năng phòng dịch thông qua nền tảng trực tuyến Stop Covid Plus và xin giấy phép chấp thuận từ Ủy ban Kiểm soát dịch bệnh địa phương.
Tổ chức giáo viên Bangkok (BTC) đã kiến nghị Bộ Giáo dục hoãn ngày tựu trường đến khi tình hình Covid-19 thuyên giảm. Bản kiến nghị chỉ ra, tỷ lệ lây nhiễm virus tại Thái Lan vẫn ở mức cao nên việc giảng dạy trực tiếp có thể gây nguy hiểm cho học sinh.
Kế hoạch tăng tốc tiêm chủng cho giáo viên có thể không hiệu quả do vắc-xin cần thời gian để tạo nên khả năng miễn dịch ở người.
Chuyên gia giáo dục Pongsathat Wanichanan, làm việc tại Viện Nghiên cứu Phát triển Thái Lan, nhận xét kế hoạch tiêm chủng vắc-xin cho giáo viên là giải pháp ngắn hạn nhằm thu hẹp khả năng mắc bệnh tại các khu vực có tỷ lệ lây nhiễm cao.
Tuy nhiên, các trường vẫn cần thực hiện nghiêm túc khuyến cáo y tế khi tái mở cửa. Giáo viên gặp phản ứng phụ sau khi tiêm vắc-xin nên được hỗ trợ hoặc bồi thường thiệt hại.
Tại sao đều tiêm vaccine nhiều nhất thế giới, ca mắc ở Seychelles tăng, ở Israel lại giảm? Khi hàng trăm triệu người được tiêm vaccine COVID-19, đại dịch lẽ ra phải bắt đầu hạ nhiệt ở những nơi mà nhiều người dân được tiêm chủng, nhưng không phải nơi nào cũng như vậy. Theo Bloomberg, có hai xu hướng trái ngược nhau đang xuất hiện. Ở những nước như Israel, các ca mắc COVID-19 mới đang giảm khi chương trình...