WHO ‘thắt lưng buộc bụng’ sau ‘cú sốc’ Mỹ rút lui
Người đứng đầu WHO nói với các nhân viên rằng việc Tổng thống Trump rút nước Mỹ khỏi tổ chức này “khiến tình hình tài chính của chúng ta trở nên nghiêm trọng hơn”.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu tại một hội nghị ở Dubai, UAE ngày 12/2/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo một email nội bộ mà tạp chí Politico được biết, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang đóng băng tuyển dụng và cắt giảm đi lại để ứng phó với việc Mỹ, nhà tài trợ lớn nhất, rút khỏi tổ chức.
“Như các bạn đã biết, Mỹ đã tuyên bố rằng họ có ý định rút khỏi WHO. Chúng tôi rất tiếc về quyết định này và hy vọng chính quyền mới sẽ xem xét lại quyết định này”, Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus nói với các nhân viên trong một email được gửi vào tối 23/1 (theo giờ Thụy Sỹ).
“Thông báo này khiến tình hình tài chính của chúng ta trở nên nghiêm trọng hơn và chúng tôi biết rằng điều này đã tạo ra mối lo ngại và sự bất ổn đáng kể cho lực lượng lao động của WHO”, ông Ghebreyesus nói thêm.
Để ứng phó, WHO đang “đóng băng hoạt động tuyển dụng, ngoại trừ ở những lĩnh vực quan trọng nhất” và “giảm đáng kể chi phí đi lại”. Tất cả các cuộc họp hiện phải tổ chức hoàn toàn trực tuyến trừ khi có trường hợp ngoại lệ, và việc tổ chức các phái đoàn cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các quốc gia được “giới hạn ở những quốc gia thiết yếu nhất”.
Video đang HOT
Các biện pháp khác bao gồm giới hạn việc thay thế thiết bị công nghệ thông tin, đàm phán lại các hợp đồng lớn và đình chỉ việc cải tạo văn phòng và đầu tư vốn, trừ khi cần thiết cho mục đích an ninh hoặc cắt giảm chi phí.
“Gói biện pháp này không toàn diện và sẽ được công bố thêm trong thời gian tới”, email của Tổng giám đốc WHO nói thêm. “Tôi cảm ơn những nhân viên đã gửi đề xuất để huy động nguồn lực và cải thiện hiệu quả cũng như hiệu quả chi phí của chúng ta, và tôi kêu gọi tất cả nhân viên làm như vậy”.
Chuyên gia tư vấn y tế toàn cầu Fifa Rahman nói với Politico rằng việc cắt giảm ngân sách là “một mục tiêu lớn đối với một nước Mỹ ngày càng bị cô lập” và khiến nước này dễ bị tổn thương hơn trước các đợt bùng phát dịch trong tương lai. “Họ đã gặp phải vấn đề lớn với thông tin sai lệch trong đại dịch vừa qua nếu không có WHO, họ sẽ cần rất nhiều may mắn trong đại dịch tiếp theo”, bà Rahman cảnh báo.
Trong khi đó, tại Italy, Phó Thủ tướng theo quan điểm cực hữu Matteo Salvini cho biết hôm 23/1 rằng ông cũng đã đề xuất một đạo luật để rút Italy khỏi WHO. Một phát ngôn viên của Thủ tướng Giorgia Meloni cho biết bà vẫn chưa đưa ra lập trường chính thức.
Ngày 23/1, phát ngôn viên Liên hợp quốc Farhan Haq cho biết Mỹ sẽ rời khỏi WHO vào ngày 22/1/2026, sau khi Tổng thống Donald Trump chính thức thông báo về quyết định này.
Ông Farhan Haq xác nhận: “Chúng tôi đã nhận được thư của Mỹ về việc rút khỏi WHO. Bức thư được gửi vào ngày 22/1 và quyết định sẽ có hiệu lực một năm kể từ ngày được đưa ra, tức vào ngày 22/1/2026″.
Tổng thống Trump ban hành sắc lệnh rút Mỹ khỏi WHO vào ngày 20/1, chỉ vài giờ sau khi ông tuyên thệ nhậm chức lần thứ hai. Trước đó, ông Trump từng cáo buộc WHO có những xử lý sai lầm trong đại dịch Covid-19 và các cuộc khủng hoảng y tế quốc tế khác.
Về phần mình, WHO cho biết họ rất lấy làm tiếc về động thái của quốc gia tài trợ hàng đầu của mình.
Theo nghị quyết chung năm 1948 của quốc hội Mỹ, ông Trump phải thông báo về việc Mỹ rút khỏi WHO trước một năm và Washington phải trả nốt phần đóng góp của mình dành cho quỹ chung của WHO.
Cho đến nay, Mỹ là nhà tài trợ tài chính lớn nhất của WHO, đóng góp khoảng 18% tổng kinh phí. Ngân sách của WHO cho giai đoạn 2024-2025 là 6,8 tỷ USD. Hiện chưa rõ Mỹ còn nợ bao nhiêu trong số này.
Theo một số chuyên gia trong và ngoài WHO, sự rời đi của Mỹ có thể sẽ khiến các chương trình của tổ chức gặp rủi ro, đặc biệt là những chương trình giải quyết bệnh lao – bệnh truyền nhiễm gây chế.t người nguy hiểm nhất thế giới, cũng như HIV/AIDS và các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe khác.
Việc tân Tổng thống Mỹ rút khỏi WHO không phải là bất ngờ, ông từng thực hiện các bước để rời khỏi cơ quan này vào trong nhiệm kỳ đầu tiên. Tuy nhiên, trước khi Mỹ rút khỏi WHO lần trước, ông Joe Biden đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 và chấm dứt quá trình này trong ngày đầu tiên nhậm chức.
WHO kêu gọi đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trước thời hạn chót
Ngày 3/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước nhất trí một thỏa thuận nhằm đối với với các đại dịch trong tương lai, trong bối cảnh tháng này là thời hạn chót cho đàm phán.
Phát biểu tại một cuộc họp ở Geneva (Thụy Sĩ), ông Ghebreyesus kêu gọi "Hãy đem đến cho người dân thế giới, người dân đất nước của bạn, những người bạn đại diện, một tương lai an toàn hơn". Theo đó, người đứng đầu WHO khuyến khích các nước chưa hoàn toàn nhất trí với dự thảo thỏa thuận hãy "hạn chế cản trở sự đồng thuận" giữa 194 nước thành viên của WHO.
Trong 2 năm qua, các quốc gia thành viên WHO đã bàn thảo một hiệp ước quốc tế về công tác phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch trong tương lai, song vẫn chưa thống nhất về các vấn đề quan trọng như công bằng vaccine và giám sát mầm bệnh.
Vòng đàm phán cuối đã lỡ mục tiêu hoàn chỉnh nội dung hiệp ước trước ngày 31/3 vừa qua để 194 nước thành viên thông qua tại kỳ họp thường niên năm 2024 của Đại hội đồng Y tế thế giới, dự kiến khai mạc vào ngày 27/5 tới. Các nước đang tiến hành vòng đàm phán bổ sung từ ngày 29/4 - 10/5 tới tại trụ sở của WHO ở Geneva.
WHO đứng trước sức ép tái cơ cấu hoạt động Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang đứng trước áp lực phải tái cơ cấu và tái phân bổ sự ưu tiên trong các hoạt động sau khi Mỹ - nhà tài trợ lớn nhất của cơ quan này, chính thức tuyên bố rút lui. Quyết định của Mỹ được dự báo sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng, không chỉ...