WHO: Số ca bệnh sởi đang gia tăng khắp châu Âu năm thứ hai liên tiếp
Trong 3 tháng đầu năm nay, tổng cộng có 56.634 ca mắc bệnh sởi và 4 trường hợp tử vong đã được ghi nhận tại 45 trong số 53 quốc gia thành viên thuộc WHO khu vực châu Âu.
Tiêm vaccine phòng sởi và rubella cho người dân tại Berlin, Đức. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 28/5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo số ca bệnh sởi đang gia tăng khắp châu Âu trong năm thứ hai liên tiếp và sẽ sớm vượt quá con số được ghi nhận vào năm 2023.
WHO kêu gọi các nước tăng cường nỗ lực tiêm chủng.
Trong 3 tháng đầu năm nay, tổng cộng có 56.634 ca mắc bệnh sởi và 4 trường hợp tử vong đã được ghi nhận tại 45 trong số 53 quốc gia thành viên thuộc WHO khu vực châu Âu, trong đó có cả các nước Trung Á.
Video đang HOT
Con số này chỉ ít hơn 5.000 ca so với cả năm 2023 (với 61.070 trường hợp mắc bệnh và 13 ca tử vong được báo cáo ở 41 quốc gia), và gấp 60 lần so với 941 trường hợp được báo cáo vào năm 2022.
Theo WHO, các đợt bùng phát bệnh sởi đã được báo cáo ở 27 trong số 33 quốc gia nơi căn bệnh này được coi là đã bị xóa sổ. Azerbaijan, Kyrgyzstan và Kazakhstan là những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
WHO lưu ý các ca bệnh sởi trên khắp châu Âu tiếp tục gia tăng, với số ca mắc sởi được ghi nhận trong năm nay sẽ sớm vượt quá tổng số ca được báo cáo trong suốt năm ngoái. Đặc biệt, gần một nửa số trường hợp được ghi nhận vào năm 2023 liên quan đến trẻ em dưới 5 tuổi.
WHO nhấn mạnh điều này phản ánh “sự gia tăng số trẻ em không được tiêm chủng định kỳ phòng bệnh sởi và các căn bệnh khác có thể phòng ngừa bằng vaccine trong giai đoạn đại dịch COVID-19, cùng với tỷ lệ tiêm chủng phục hồi chậm vào năm 2021 và 2022.”
Giám đốc WHO khu vực châu Âu Hans Kluge kêu gọi tất cả các quốc gia cần khẩn trương đẩy mạnh công tác tiêm vaccine phòng bệnh sởi, đặc biệt là đối với những người dễ bị tổn thương, thu hẹp khoảng cách miễn dịch và từ đó ngăn chặn virus xâm nhập vào cộng đồng.
Bệnh sởi do virus gây ra và dễ lây lan qua trò chuyện, ho hoặc hắt hơi. Bệnh này phổ biến nhất ở trẻ em, nhưng mọi đối tượng vẫn có thể mắc. Các triệu chứng thường bao gồm phát ban, chảy nước mũi, ho và chảy nước mắt.
Biến chứng của bệnh có thể do sự nhân lên của virus hoặc do bội nhiễm vi khuẩn bao gồm viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm thanh khí phế quản (croup) và viêm não./.
WHO: Hơn nửa số nước trên thế giới có nguy cơ bùng phát dịch sởi
WHO cảnh báo năm 2024 sẽ là một năm 'rất thách thức' trong bối cảnh dịch sởi đang gia tăng nhanh chóng trên toàn cầu.
Hôm 20-2, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) báo động dịch sởi gia tăng, với hơn 306.000 ca mắc được ghi nhận trên toàn thế giới vào 2023, tăng 79% so với năm 2022, theo hãng tin AFP.
Bà Natasha Crowcroft - cố vấn của WHO về dịch sởi và rubella cho biết tình trạng trên là "vô cùng đáng lo ngại".
Bà lưu ý rằng các trường hợp mắc bệnh sởi thường không được báo cáo đầy đủ và con số thực tế sẽ cao hơn.
"Theo mô hình tính toán của WHO, vào năm 2022, số ca tử vong do dịch sởi là hơn 130.000, tăng 43% so với năm 2021" - bà Crowcroft cho biết.
Thời điểm này chưa có số thống kê ca tử vong vì sởi trong năm 2023, tuy nhiên theo bà Crowcroft thì với tình trạng mắc sởi gia tăng thế này khả năng số ca tử vong trong năm 2023 cũng tăng.
WHO cảnh báo hơn nửa số nước trên thế giới có nguy cơ bùng phát dịch sởi vào cuối năm nay. Ảnh: REUTERS
Bà Crowcroft cảnh báo rằng năm 2024 sẽ "rất thách thức", hơn một nửa số quốc gia trên toàn cầu hiện được cho là có nguy cơ cao bùng phát dịch sởi vào cuối năm nay. Ước tính khoảng 142 triệu trẻ có nguy cơ mắc bệnh này.
Theo bà Crowcroft, nguyên nhân chính khiến dịch sởi gia tăng là do "tỉ lệ tiêm chủng thấp". Ít nhất 95% trẻ em cần được tiêm chủng đầy đủ để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát, nhưng tỉ lệ tiêm chủng toàn cầu đã giảm xuống còn 83%.
Bà Crowcroft chỉ ra rằng 92% trẻ em tử vong vì dịch sởi chủ yếu đến từ các nước có thu nhập rất thấp.
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại virus gây ra, chủ yếu tấn công trẻ em. Các biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh bao gồm mù lòa, sưng não, tiêu chảy và nhiễm trùng đường hô hấp nặng.
Nỗ lực đảo ngược tình trạng sụt giảm tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em trong đại dịch COVID-19 Đại dịch COVID-19 kéo dài suốt 3 năm đã khiến tỷ lệ tiêm chủng các mũi cơ bản giảm ở hơn 100 quốc gia, dẫn đến sự bùng phát của bệnh sởi, bạch hầu, bại liệt và sốt vàng da. Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa bệnh sốt rét cho trẻ em tại Gisambai, Kenya. Ảnh: AFP/TTXVN Ngày 24/4, nhân Tuần lễ...