WHO: Số bệnh nhân COVID-19 tử vong tại châu Âu vượt 2 triệu ca
Văn phòng châu Âu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 12/5 công bố báo cáo cho biết số ca tử vong do COVID-19 tại châu lục này đã vượt 2 triệu ca, lên 2.003.081 ca, trong khi số ca lây nhiễm trong đại dịch này đã lên tới 218 triệu ca, tương đương 42% tổng số ca mắc trên toàn thế giới.
Điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại bệnh viện ở Brussels, Bỉ. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong báo cáo này, WHO châu Âu nhấn mạnh mặc dù số ca lây nhiễm mới đang giảm trong khu vực, virus SARS-CoV-2 gây đại địch vẫn là một loại virus gây chết người, đặc biệt với những người chưa được tiêm chủng và dễ bị tổn thương về mặt lâm sàng.
WHO châu Âu kêu gọi người dân hành động ngay lập tức và kiên trì với các biện pháp chống dịch trên nhiều mặt trận. Cụ thể là tiếp tục bảo vệ những người dễ bị tổn thương, tiếp tục theo dõi sự lây lan và đột biến của virus, đảm bảo hệ thống y tế sẵn sàng ứng phó với bất cứ tình huống của dịch bệnh và giải quyết những tác động lâu dài của dịch.
Video đang HOT
ADVERTISING
Theo trang thống kê worldometers.info, toàn thế giới có hơn 519 triệu ca mắc, trong đó Mỹ, Ấn Độ và Brazil là 3 nước có số ca mắc cao nhất thế giới với tổng số ca mắc tại 3 nước này vào khoảng 158 triệu ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Mỹ cũng đã vượt 1 triệu ca hồi đầu tuần.
Ấn Độ hoài nghi tính chính xác của phương pháp ước tính tỷ lệ tử vong vì COVID-19 của WHO
Ấn Độ ngày 16/4 đặt nghi vấn về phương pháp mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính tỷ lệ tử vong vì COVID-19 tại quốc gia châu Á này, cho rằng không thể sử dụng một mô hình toán học như vậy để tính số ca tử vong đối với một quốc gia rộng lớn về địa lý và quy mô dân số.
Hỏa táng các bệnh nhân tử vong do COVID-19 tại New Delhi, Ấn Độ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Bộ Y tế Ấn Độ ra tuyên bố trên sau khi tờ the New York Times số ra ngày 16/4 cho biết Ấn Độ đã nhiều lần bày tỏ lo ngại với WHO về phương pháp mà tổ chức này sử dụng để tính số ca tử vong. Theo bộ trên, phân tích của WHO sử dụng số liệu về ca tử vong trực tiếp có được từ các quốc gia Tier I (các nước giàu nhất) để làm mô hình toán học cho các nước Tier II (các nước có thu nhập thấp hơn, bao gồm Ấn Độ). Tuyên bố của Bộ Y tế Ấn Độ nêu rõ: "Sự phản đối cơ bản của Ấn Độ không phải là về kết quả mà là về phương pháp áp dụng. Mô hình của WHO đưa ra 2 ước tính tử vong vượt giới hạn rất khác nhau khi sử dụng dữ liệu từ các nước Tier I và khi sử dụng các dữ liệu chưa được kiểm chứng từ 18 bang của Ấn Độ". Tuyên bố khẳng định: "Sự khác biệt lớn này trong việc ước tính làm dấy lên lo ngại về tính chính xác và đáng tin cậy của một phép mô hình hóa".
Bộ Y tế Ấn Độ cho biết New Delhi chia sẻ lo ngại về phương pháp trên với 6 nước thành viên WHO thông qua một loạt kênh liên lạc chính thức, trong đó có 6 bức thư gửi WHO cuối năm 2021 và đầu năm 2022, cũng như tại các hội nghị trực tuyến cùng thời gian này và tại hội thảo khu vực SEARO Regional Webinar vào ngày 10/2. Lo ngại chủ yếu tập trung vào câu hỏi tại sao mô hình thống kê ước tính cho một nước có quy mô dân số và địa lý như Ấn Độ lại phù hợp với các nước khác có dân số ít hơn. Đây là kiểu một cách tiếp cận cho tất cả, trong đó các mô hình áp dụng cho cả những nước nhỏ hơn như Tunisia có thể không thể thích hợp với Ấn Độ, nước có 1,3 tỷ dân.
Tuyên bố cũng cho biết thêm rằng mô hình trên giả định một quan hệ nghịch đảo giữa nhiệt độ hằng tháng và tỷ lệ tử vong trung bình tháng, trong khi không có nền tảng khoa học nào cho mối quan hệ này. Ấn Độ là một nước có các điều kiện khí hậu, mùa và tỷ lệ lục địa rất khác nhau giữa các bang khác nhau và ngay cả trong một bang, vì vậy tất cả các bang có các mô hình mùa rất đa dạng. Bộ Y tế Ấn Độ cho rằng "ước tính tỷ lệ tử vong trên quy mô toàn quốc dựa trên 18 bang này là không thỏa đáng về mặt thống kê".
Nhằm tính sự phân bố số ca tử vong theo tuổi và giới tính ở Ấn Độ, WHO xác định các mô hình tiêu chuẩn cho tuổi và giới tính của các nước dựa trên các số liệu đã có (của 61 quốc gia) và áp dụng với các nước khác (kể cả Ấn Độ) vốn không có sự phân bố tương tự trong dữ liệu tử vong. Bên cạnh đó, phương pháp nhị phân về thu nhập được sử dụng thay cho một biến số được phân loại, vốn thực thế hơn. Sử dụng biến số nhị phân cho cách tính này có thể dẫn đến phóng đại độ lớn của biến số.
WHO cho biết việc kết hợp các biến số này đem lại kết quả chính xác nhất để dự báo số ca tử vong cho 90 quốc gia và 18 tháng (từ tháng 1/2020- 6/2021). Tuy nhiên, Bộ Y tế Ấn Độ cho rằng WHO chưa cung cấp lý giải chi tiết tại sao sự kết hợp các biến số này đem lại kết quả chính xác nhất.
Bộ trên cho biết trong khi Ấn Độ vẫn sẵn sàng hợp tác với WHO vì các dữ liệu như thế này vẫn hữu ích về mặt hoạch định chính sách, nhưng Ấn Độ tin rằng việc làm rõ phương pháp luận và đưa ra bằng chứng về mức độ chính xác của phương pháp cũng rất quan trọng để các nhà hoạch định chính sách cảm thấy tin tưởng khi sử dụng dữ liệu này.
Trong một diễn biến khác tại Mỹ, Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh (CDC) dự báo nước này sẽ ghi nhận số ca tử vong vì COVID-19 vượt ngưỡng 1 triệu ca trong vài tuần tới. Đại học Johns Hopkins công số số liệu cho thấy hiện Mỹ có 988.609 ca tử vong trong khi CDC dự báo Mỹ sẽ có thêm 11.000 ca tử vong trong 4 tuần tới.
Các dữ liệu mới nhất từ Đại học Johns Hopkins cho thấy Mỹ vẫn chưa đạt đến mức đỉnh trong các đợt dịch trước nhưng hiện ghi nhận trung bình 40.000 ca mới/ngày. Số ca nhập viện tiếp tục giảm. Trung bình 7 ngày, con số này ở mức dưới 15.000 ca.
WHO tìm hiểu mối liên hệ giữa COVID-19 và viêm gan bí ẩn ở trẻ em Ngày 10-5, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết đã xác định 348 trường hợp có thể mắc viêm gan không rõ nguồn gốc trên toàn cầu, trong bối cảnh các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu vai trò tiềm ẩn của virus adeno và COVID-19. Bệnh viện nhi Georgia ở Augusta, bang Georgia, Mỹ trong ảnh chụp vào ngày 14-1...