WHO: Phun thuốc diệt Covid-19 tưởng lợi hóa ra hại không ngờ
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 16-5 cảnh báo việc phun thuốc khử trùng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới (Covid-19) trên đường phố hoặc không gian trong nhà để cố diệt virus này có thể gây hại nhiều hơn là lợi.
Trong khuyến cáo cập nhật về kiểm soát dịch bệnh Covid-19, WHO cũng cho rằng việc phun thuốc vào người là một ý tưởng thực sự tồi tệ.
WHO trích dẫn các nghiên cứu cho thấy việc cố phun thuốc tẩy rửa hoặc hóa chất ở một khu vực rộng lớn là không hiệu quả. Cơ quan y tế thế giới này cũng cảnh báo điều tương tự đối với khử trùng bằng tia cực tím.
Lực lượng phun thuốc khử trùng trên đường phố ở Moscow – Nga. Ảnh: Reuters
WHO khuyến cáo không phun các chất khử trùng trên bề mặt các vật dụng trong nhà vì theo một nghiên cứu cho thấy cách làm này không hiệu quả. Thay vào đó, người dân nên dùng một miếng vải đã được ngâm trong chất khử trùng để lau các bề mặt.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có thông tin chính xác nào về khoảng thời gian SARS-CoV-2 có thể bám trên các bề mặt các vật thể khác nhau.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng virus này có thể tồn tại trên một số loại bề mặt trong vài ngày. Nhưng đây chỉ là những ước tính dựa trên thí nghiệm trong điều kiện phòng thí nghiệm chứ không giống với môi trường thực tế bên ngoài.
Video đang HOT
Theo WHO, hơn nữa, việc phun thuốc khử trùng có thể dẫn đến rủi ro cho mắt, hô hấp hoặc kích ứng da và ảnh hưởng đến sức khỏe. Không nên phun thuốc hoặc phun sương một số hóa chất, chẳng hạn như hợp chất formaldehyd, hợp chất có Clo hoặc hợp chất amoni bậc bốn vì ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người lao động tại các cơ sở áp dụng các biện pháp này.
WHO cho rằng việc nhiều quốc gia phun sương trên đường phố và rửa vỉa hè bằng thuốc diệt virus là lãng phí công sức.
Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng không nên phun thuốc khử trùng hoặc chất tẩy trùng trong không gian ngoài trời, như đường phố hoặc chợ, để diệt SARS-CoV-2 hoặc các mầm bệnh khác vì chất khử trùng bị bất hoạt bởi bụi bẩn và các chất khác trong không khí, cũng như không thể làm sạch cũng như loại bỏ tất cả virus trong không gian rộng lớn như vậy.
Mỹ - Trung vờn nhau trước cửa ngõ Đài Loan
Mỹ liên tục điều tàu chiến đi qua eo biển và ủng hộ Đài Loan gia nhập WHO, trong khi Trung Quốc tiến hành nhiều cuộc diễn tập gần hòn đảo.
Tàu khu trục Mỹ USS McCampbell hôm 13/5 đi qua eo biển Đài Loan theo hướng bắc - nam. Đây là lần thứ 6 tàu chiến Mỹ di chuyển trên vùng biển giữa Trung Quốc đại lục và đảo Đài Loan trong năm nay.
Hoạt động diễn ra chỉ một tuần trước khi lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn làm lễ nhậm chức. Bà Thái tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai với quan điểm phản đối chính sách "Một Trung Quốc", tự nhận là người "bảo vệ Đài Loan" trước ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh.
Trực thăng cất cánh từ USS McCampbell trong chuyến vượt eo biển Đài Loan hôm 13/5. Ảnh: US Navy.
"Trung Quốc theo dõi sát sao chuyến di chuyển này. Chúng tôi hy vọng phía Mỹ xử lý các vấn đề liên quan một cách phù hợp, đóng vai trò xây dựng hòa bình và ổn định trong khu vực, chứ không phải ngược lại", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên bình luận về chuyến tuần tra mới nhất của tàu chiến Mỹ qua eo biển Đài Loan.
Đây là động thái mới nhất trong một loạt hoạt động quân sự được Mỹ và Trung Quốc tiến hành ngay trước cửa ngõ đảo Đài Loan trong thời gian gần đây, trong bối cảnh căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh gia tăng liên quan đến đại dịch Covid-19.
Lực lượng phòng vệ Đài Loan tuần trước cáo buộc máy bay Y-8 Trung Quốc bay vào vùng nhận diện phòng không quanh hòn đảo, buộc Đài Bắc triển khai tiêm kích xua đuổi. Giới chức Đài Loan không cho biết chủng loại cụ thể của chiếc phi cơ này, nhưng Trung Quốc đang vận hành các biến thể máy bay cảnh báo sớm và tác chiến điện tử phát triển từ dòng vận tải cơ Y-8.
Tàu khu trục USS McCampbell đi qua eo biển Đài Loan không lâu sau khi báo Nhật Kyodo News dẫn nguồn tin giấu tên trong quân đội Trung Quốc cho biết Bộ tư lệnh Chiến khu Nam Bộ, đơn vị phụ trách tác chiến trên Biển Đông, sẽ triển khai lực lượng lớn chưa từng có với nhiều tàu đổ bộ, trực thăng, tàu đệm khí và hải quân đánh bộ cho cuộc tập trận ngoài khơi đảo Hải Nam vào tháng 8.
Theo các nguồn tin, mục tiêu giả định của cuộc tập trận là quần đảo Đông Sa, nằm ở phía đông bắc Biển Đông, hiện do lực lượng phòng vệ Đài Loan kiểm soát. Đây được coi là địa điểm có vai trò chiến lược với tham vọng mở rộng hoạt động của Bắc Kinh, do quần đảo Đông Sa nằm trên tuyến di chuyển của lực lượng hải quân Trung Quốc đóng tại đảo Hải Nam ra Thái Bình Dương.
Trong tháng 4, máy bay trinh sát điện tử Mỹ đã xuất hiện tới 13 lần gần quần đảo Đông Sa để thu thập dữ liệu về quân đội Trung Quốc.
Lực lượng cảnh sát biển Đài Loan thông báo đơn vị đóng quân tại Đông Sa sẽ diễn tập bắn đạn thật vào tháng sau, trong khi người đứng đầu văn phòng kế hoạch và tác chiến của cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết họ đang giám sát mọi động thái của "lực lượng thù địch" và đã chuẩn bị kế hoạch dự phòng nhằm duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu và bảo vệ quần đảo này.
"Cả Bắc Kinh và Đài Bắc đều đang tung hỏa mù. Đó là một cuộc khủng hoảng giả tạo. Quần đảo Đông Sa không đáng để quân đội Trung Quốc mở một chiến dịch đổ bộ để chiếm đóng và hứng chịu những hậu quả sau đó. Mục tiêu duy nhất đáng tấn công là đảo Đài Loan", nhà phân tích Ni Lexiong ở Thượng Hải nhận xét.
Tàu đổ bộ Trung Quốc diễn tập gần Hải Nam hồi năm 2018. Ảnh: 81.cn.
Những động thái "vờn nhau" giữa Mỹ và Trung Quốc gần đảo Đài Loan là một phần trong cuộc cạnh tranh quyền lực giữa hai cường quốc. Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng 3 ký ban hành Đạo luật Sáng kiến Cải thiện và Bảo vệ Đồng minh Quốc tế Đài Loan (TAIPEI) với sự ủng hộ của hai viện quốc hội, trong đó yêu cầu Bộ Ngoại giao báo cáo những bước tăng cường quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Ông chủ Nhà Trắng cũng ủng hộ mạnh mẽ quyền tự quyết của Đài Loan và thúc đẩy các hợp đồng bán vũ khí lớn cho hòn đảo kể từ khi lên nắm quyền.
Trong khi đó, Trung Quốc gần đây cũng gia tăng áp lực với Đài Loan, đe dọa Đài Bắc sẽ phải "trả giá" nếu theo đuổi chủ nghĩa ly khai, nhiều lần tiến hành các cuộc diễn tập không quân, hải quân quy mô lớn xung quanh Đài Loan.
Vấn đề Đài Loan cũng nổi lên trong bất đồng mới nhất giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến đại dịch Covid-19. Trump liên tục cáo buộc Trung Quốc giấu dịch, khiến thế giới lãng phí thời gian quý báu để chuẩn bị ứng phó với Covid-19, đồng thời chỉ trích Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) "thiên vị" Trung Quốc, khiến đại dịch trở nên tồi tệ hơn.
Mỹ ủng hộ mạnh mẽ việc đưa Đài Loan tham gia trở lại WHO với tư cách quan sát viên, sau khi hòn đảo bị tước vai trò này năm 2016 dưới áp lực của Trung Quốc.
Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ - Trung (USSC) hôm 14/5 công bố báo cáo cho rằng Bắc Kinh đã "làm suy yếu y tế toàn cầu" khi liên tục ngăn cản Đài Bắc gia nhập WHO, đồng thời kêu gọi tổ chức này công nhận Đài Loan là thành viên.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus sau đó khẳng định họ không thể mời Đài Loan làm quan sát viên nếu thiếu sự nhất trí từ toàn bộ các nước thành viên.
Trung Quốc phản đối và gọi đề xuất của USSC là "vô nghĩa". Tờ China Daily khẳng định Bắc Kinh đã thông báo Đài Bắc về sự xuất hiện của một loại virus mới từ hôm 3/1, chỉ vài ngày sau khi khủng hoảng bùng phát tại tỉnh Hồ Bắc, nhấn mạnh phái đoàn Đài Loan được tới Vũ Hán ngày 13/1 để "trực tiếp đánh giá tình hình".
"Ý định thực sự của họ là kêu gọi ủng hộ từ nước ngoài và lấy đại dịch làm cớ đòi độc lập. Chúng tôi phản đối mạnh mẽ điều này, âm mưu của họ sẽ không bao giờ thành công", phát ngôn viên Triệu Lập Kiên cho hay, đồng thời kêu gọi Washington tuân thủ nguyên tắc "Một Trung Quốc" và ngừng hỗ trợ Đài Bắc.
Fox News: Mỹ sẽ tài trợ lại cho WHO đúng bằng khoản đóng góp của Trung Quốc Chính quyền Trump được cho là đang cân nhắc nối lại một phần tài trợ cho WHO một tháng sau khi Tổng thống Trump tuyên bố ngừng tài trợ cho tổ chức này. Fox News hôm 15/5 đưa tin, theo dự thảo bức thư dài 5 trang gửi Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus mà hãng tin này tiếp cận được, chính...